Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 0-18 tuổi

NuBest Vietnam
16/08/2023

Con yêu cao lớn, khỏe mạnh là niềm mong mỏi của hầu hết người làm cha làm mẹ. Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ 0-18 tuổi theo chuẩn WHO sẽ là căn cứ quan trọng để cha mẹ đánh giá đúng sự phát triển của con đã đạt chuẩn hay chưa. Từ đó, sớm có sự điều chỉnh trong quá trình chăm sóc để con yêu đạt chuẩn chiều cao, cân nặng theo tuổi. Cùng NuBest Việt Nam tham khảo qua chiều cao trung bình của người Việt Nam theo độ tuổi năm 2023 là bao nhiêu nhé.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 0-18 tuổi

  1. Chiều cao cân nặng chuẩn tại sao cần xác định?
  2. Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng chuẩn bé trai, bé gái
  3. Trẻ phát triển chiều cao, cân nặng như thế nào?
  4. Ý nghĩa của bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo độ tuổi từ 0 - 18
  5. Chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam 0-18 tuổi
  6. Cách tra cứu bảng chiều cao và cân nặng của trẻ
  7. Cách đo chiều cao chuẩn cho các bé từ 0 đến 18 tuổi
  8. Tiêu chí khác đánh giá sự phát triển của trẻ từ 0 đến 18 tuổi
  9. Lúc nào cha mẹ nên lo lắng về chiều cao cân nặng của bé?
  10. Cha mẹ nên làm gì sau khi đo chiều cao cân nặng của trẻ?
  11. Cách giúp trẻ phát triển toàn diện chiều cao và cân nặng
  12. FAQs

Chiều cao và cân nặng chuẩn tạo nên sự cân đối cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ số cân nặng có thể thay đổi theo thời gian nhưng chiều cao thì chỉ tăng lên đến một độ tuổi nhất định. Do đó, để đảm bảo con có thể đạt được chiều cao chuẩn khi trưởng thành, cha mẹ cần chú ý đến các yếu tố như dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ.

Chiều cao cân nặng chuẩn tại sao cần xác định?

Xác định chiều cao cân nặng chuẩn theo từng độ tuổi giúp cha mẹ có kế hoạch chăm sóc con cái tốt hơn, giúp con đạt chuẩn thể chất từng giai đoạn. Cụ thể, việc theo dõi bảng chiều cao cân nặng chuẩn từ 0-18 tuổi mang đến những lợi ích nổi bật sau:

- Xây dựng kế hoạch nuôi con đạt chuẩn: Có được số liệu chiều cao cân nặng chuẩn từng giai đoạn có thể giúp cha mẹ xây dựng kế hoạch nuôi con đạt chuẩn phù hợp. Trẻ có thể đạt chuẩn ở giai đoạn này nhưng dưới chuẩn ở các giai đoạn sau. Nếu chủ quan con đã đạt chuẩn mà không chăm sóc con đúng cách có thể làm con kém phát triển và dưới chuẩn chiều cao, cân nặng khi trưởng thành.

- Đánh giá tình trạng phát triển thể chất từng giai đoạn: Sự tăng trưởng chiều cao của trẻ có thể khác nhau ở mỗi giai đoạn. Các giai đoạn chiều cao, cân nặng tăng trưởng nhanh là 3 năm đầu đời và thời kỳ dậy thì. Biết được chiều cao cân nặng chuẩn kết hợp theo dõi tăng trưởng của con sẽ giúp cha mẹ đánh giá sự phát triển thể chất của con sau mỗi giai đoạn quan trọng.

Theo dõi chiều cao cân nặng của con thường xuyên là việc cần thiết
Theo dõi chiều cao cân nặng của con thường xuyên là việc cần thiết

- Phòng ngừa các bệnh lý: Chiều cao cân nặng chuẩn là căn cứ cho thấy một đứa trẻ khỏe mạnh có thể phát triển ổn định. Dưới chuẩn chiều cao, cân nặng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý chuyển hóa. Theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn giúp cha mẹ biết được con mình có biểu hiện phát triển dưới chuẩn hay không, có nguy cơ mắc bệnh lý không để có phương án phòng ngừa phù hợp.

Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng chuẩn bé trai, bé gái

Chiều cao cân nặng của trẻ có đạt chuẩn hay không chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, điển hình là các yếu tố dưới đây:

Di truyền

Sự tăng trưởng của trẻ chịu sự chi phối của yếu tố di truyền. Nếu cha mẹ có tầm vóc vượt trội, con cái cũng sẽ có cơ hội đạt chuẩn chiều cao, cân nặng. Di truyền có thể ảnh hưởng đến khả năng sản sinh hormone tăng trưởng, hoạt động của tấm tăng trưởng… Tuy nhiên, di truyền chỉ quyết định hơn 20% sự phát triển thể chất của trẻ.

Chế độ ăn uống

Thực đơn ăn uống hằng ngày là nguồn cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động và dự trữ để tăng trưởng thể chất. Chế độ ăn uống khoa học, đủ chất giúp trẻ thoải mái vận động và phát triển đạt chuẩn chiều cao, cân nặng.

Tần suất vận động

Tập luyện các bộ môn thể thao thường xuyên sẽ kích thích quá trình tích lũy khoáng chất tại xương, giúp hệ xương chắc khỏe và phát triển tốt, tăng trưởng chiều cao vượt trội. Vận động còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu, tăng cường đào thải độc tố có hại, kích thích trẻ ăn ngon miệng và ngủ ngon giấc. Các yếu tố này hỗ trợ trẻ phát triển thể chất hiệu quả.

Vận động thường xuyên giúp trẻ đạt chuẩn chiều cao cân nặng theo tuổi
Vận động thường xuyên giúp trẻ đạt chuẩn chiều cao cân nặng theo tuổi

Chế độ nghỉ ngơi

Ngủ đủ giấc, ngủ sớm trong suốt quá trình phát triển là điều kiện lý tưởng để trẻ tăng trưởng chiều cao và cân nặng đạt chuẩn. Chế độ nghỉ ngơi khoa học giúp tuyến yên sản xuất ra nhiều hormone tăng trưởng, hỗ trợ phát triển chiều cao. Cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày hoạt động cũng giúp quá trình phát triển của trẻ đạt hiệu quả cao.

Môi trường sống

Sinh trưởng trong môi trường sống trong lành, không có ô nhiễm giúp trẻ khỏe mạnh, ít ốm vặt. Dinh dưỡng hấp thụ tập trung để phát triển thể chất nên chiều cao và cân nặng của trẻ có thể tăng trưởng tối đa. Ngoài ra, đời sống tinh thần vui vẻ, thoải mái cũng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ phát triển tốt trong suốt thời thơ ấu.

XEM THÊM

Trẻ phát triển chiều cao, cân nặng như thế nào?

Trẻ em tăng trưởng liên tục từ khi sinh ra đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng ở mỗi giai đoạn là khác nhau.

Tăng trưởng chiều cao và cân nặng từ 0-3 tháng tuổi

- Em bé sơ sinh: Trẻ sơ sinh đạt chuẩn khi sinh ra với chiều dài 50cm và cân nặng đạt 3.3kg, chu vi vòng đầu 34,3cm ở bé trai và 33,8cm ở bé gái.

- Trẻ từ 0-4 ngày tuổi: Cân nặng của trẻ sơ sinh có thể giảm từ 5-10% so với khi sinh ra do bị mất nước và dịch cơ thể.

- Từ 5 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi: Mỗi ngày, cân nặng của trẻ sơ sinh tăng từ 15-28g. Sau khoảng 2 tuần, cân nặng của bé sẽ trở lại như lúc mới sinh ra.

Em bé sơ sinh có thể giảm 5-10% trọng lượng sau 4 ngày chào đời
Em bé sơ sinh có thể giảm 5-10% trọng lượng sau 4 ngày chào đời

Sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi

- Trẻ từ 3-6 tháng tuổi: Trung bình mỗi tuần trẻ có thể tăng khoảng 225g. Đạt 6 tháng tuổi, hầu hết trẻ đều sẽ nặng hơn gấp đôi so với cân nặng khi chào đời.

- Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi: Cân nặng tăng trung bình 500g mỗi tháng. Lúc này, con yêu sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng do đã bắt đầu vận động nhiều hơn. Đến cột mốc 1 tuổi, chiều cao trung bình của trẻ là khoảng 72-76cm và cân nặng bằng gấp 3 lần so với khi sinh ra.

- Trẻ từ 1 tuổi trở lên: Quá trình tăng trưởng của trẻ không còn nhanh như trước. Trung bình mỗi tháng cân nặng trẻ tăng lên khoảng 200-250g, chiều cao tăng khoảng 1.2cm.

Sự phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ từ 2-5 tuổi

- Trẻ từ 2-3 tuổi: So với lúc 1 tuổi, cân nặng của trẻ có thể tăng thêm khoảng 2.5kg và chiều cao tăng thêm 10cm. Đây cũng là thời điểm các bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra dự đoán về chiều cao và cân nặng của trẻ khi trưởng thành.

- Trẻ từ 3-4 tuổi: Lượng mỡ ở mặt của trẻ sẽ giảm đi đáng kể, chây tay to và dài hơn, tầm vóc trẻ tăng trưởng rõ rệt.

- Trẻ từ 5 tuổi trở lên: Từ thời điểm này đến tuổi dậy thì, chiều cao và cân nặng của trẻ tăng trưởng ổn định khoảng 3-5cm mỗi năm. Độ tuổi bắt đầu dậy thì của trẻ dao động trong khoảng từ 10-16 tuổi. Tốc độ tăng trưởng chiều cao thời điểm này có thể lên đến hơn 10cm/năm. Bé gái đạt đỉnh chiều cao khoảng 2 năm sau khi xuất hiện kinh nguyệt. Bé trai ngừng cao khoảng năm 18-20 tuổi.

Ý nghĩa của bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo độ tuổi từ 0 - 18

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo độ tuổi để hỗ trợ cha mẹ trong việc nuôi con cao lớn. Dựa vào Bảng chiều cao cân nặng này, cha mẹ có thể: 

- Dễ dàng theo dõi tiến trình phát triển chiều cao của trẻ: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn được xem là hệ quy chiếu gốc chiều cao cân nặng của trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới. Dựa vào đó, cha mẹ dễ dàng theo dõi những thay đổi trong tiến trình phát triển tầm vóc của trẻ. Đồng thời, xác định được chiều cao của con đang thừa hay thiếu so với các bạn bè đồng trang lứa.

- Nắm được tình trạng sức khỏe của trẻ: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo từng độ tuổi còn giúp cha mẹ nắm được tình trạng sức khỏe của trẻ. Chẳng hạn, ở giai đoạn từ 1 - 5 tuổi, phần lớn trẻ em đều mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng. Khi này, dựa vào cân nặng chuẩn được quy định trong Bảng, cha mẹ có thể biết được trẻ đang thiếu cân hay thừa cân để có phương pháp điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp, không làm ảnh hưởng khả năng tăng chiều cao của trẻ.  

- Đưa ra phương pháp tăng chiều cao phù hợp với thể trạng của trẻ: Dựa vào tốc độ phát triển chiều cao và tình trạng sức khỏe của trẻ, cha mẹ có thể đưa ra phương pháp phù hợp để cải thiện chỉ số này, dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc của trẻ. Cứ như thế, trẻ sẽ sớm đạt được các chỉ số chuẩn theo thống kê của WHO.

XEM THÊM

Để giúp trẻ đạt được tốc độ phát triển tối đa trong 3 giai đoạn quan trọng của tiến trình phát triển chiều cao, cha mẹ cần theo dõi bảng chiều cao cân nặng chuẩn độ tuổi ngay từ sớm để xây dựng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp.

Chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam 0-18 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng bé trai và bé gái từ 0-2 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0-2 tuổi

Tuổi

Phát triển bình thường

Suy dinh dưỡng

Thừa cân

 

Cân nặng

Chiều cao

Cân nặng

Chiều cao

 

Mới sinh

3.2 kg

49.1 cm

2.4 kg

45.4 cm

4.2 kg

1 tháng

4.2 kg

53.7 cm

3.2 kg

49.8 cm

5.5 kg

2 tháng

5.1 kg

57.1 cm

3.9 kg

53.0 cm

6.6 kg

3 tháng

5.8 kg

59.8 cm

4.5 kg

55.6 cm

7.5 kg

4 tháng

6.4 kg

62.1 cm

5.0 kg

57.8 cm

8.2 kg

5 tháng

6.9 kg

64.0 cm

5.4 kg

59.6 cm

8.8 kg

6 tháng

7.3 kg

65.7 cm

5.7 kg

61.2 cm

9.3 kg

7 tháng

7.6 kg

67.3 cm

6.0 kg

62.7 cm

9.8 kg

8 tháng

7.9 kg

68.7 cm

6.3 kg

64.0 cm

10.2 kg

9 tháng

8.2 kg

70.1 cm

6.5 kg

65.3 cm

10.5 kg

10 tháng

8.5 kg

71.5 cm

6.7 kg

66.5 cm

10.9 kg

11 tháng

8.7 kg

72.8 cm

6.9 kg

67.7 cm

11.2 kg

12 tháng

8.9 kg

74.0 cm

7.0 kg

68.9 cm

11.5 kg

15 tháng

10.3 kg

79.1 cm

8.3 kg

74.1 cm

12.8 kg

18 tháng

10.9 kg

82.3 cm

8.8 kg

76.9 cm

13.7 kg

21 tháng

11.5 kg

85.1 cm

9.2 kg

79.4 cm

14.5 kg

24 tháng

12.2 kg

87.1 cm

9.7 kg

81.0 cm

15.3 kg

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé gái từ 0-2 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng bé trai từ 0-2 tuổi

Tuổi

Phát triển bình thường

Suy dinh dưỡng

Thừa cân

 

Cân nặng

Chiều cao

Cân nặng

Chiều cao

 

Mới sinh

3.3 kg

49.9 cm

2.5 kg

46.1 cm

4.4 kg

1 tháng

4.5 kg

54.7 cm

3.4 kg

50.8 cm

5.8 kg

2 tháng

5.6 kg

58.4 cm

4.3 kg

54.4 cm

7.1 kg

3 tháng

6.4 kg

61.4 cm

5.0 kg

57.3 cm

8.0 kg

4 tháng

7.0 kg

63.9 cm

5.6 kg

59.7 cm

8.7 kg

5 tháng

7.5 kg

65.9 cm

6.0 kg

61.7 cm

9.3 kg

6 tháng

7.9 kg

67.6 cm

6.4 kg

63.3 cm

9.8 kg

7 tháng

8.3 kg

69.2 cm

6.7 kg

64.8 cm

10.3 kg

8 tháng

8.6 kg

70.6 cm

6.9 kg

66.2 cm

10.7 kg

9 tháng

8.9 kg

72.0 cm

7.1 kg

67.5 cm

11.0 kg

10 tháng

9.2 kg

73.3 cm

7.4 kg

68.7 cm

11.4 kg

11 tháng

9.4 kg

74.5 cm

7.6 kg

69.9 cm

11.7 kg

12 tháng

9.6 kg

75.7 cm

7.7 kg

71.0 cm

12.0 kg

15 tháng

9.6 kg

77.5 cm

7.6 kg

72.0 cm

12.4 kg

18 tháng

10.2 kg

80.7 cm

8.1 kg

74.9 cm

13.2 kg

21 tháng

10.9 kg

83.7 cm

8.6 kg

77.5 cm

14.0 kg

2 tuổi

11.5 kg

86.4 cm

9.0 kg

80.0 cm

14.8 kg

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn bé trai từ 0-2 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng bé trai và bé gái từ 2-10 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 2-10 tuổi

Tuổi

Phát triển bình thường

Suy dinh dưỡng

Thừa cân

 

Cân nặng

Chiều cao

Cân nặng

Chiều cao

 

2 tuổi

12.2 kg

87.1 cm

9.7 kg

81.0 cm

15.3 kg

2.5 tuổi

13.3 kg

91.9 cm

10.5 kg

85.1 cm

16.9 kg

3 tuổi

14.3 kg

96.1 cm

11.3 kg

88.7 cm

18.3 kg

3.5 tuổi

15.3 kg

99.9 cm

12.0 kg

91.9 cm

19.7 kg

4 tuổi

16.3 kg

103.3 cm

12.7 kg

94.9 cm

21.2 kg

4.5 tuổi

17.3 kg

106.7 cm

13.4 kg

97.8 cm

22.7 kg

5 tuổi

18.3 kg

110.0 cm

14.1 kg

100.7 cm

24.2 kg

5.5 tuổi

19.4 kg

112.9 cm

15.0 kg

103.4 cm

25.5 kg

6 tuổi

20.5 kg

116.0 cm

15.9 kg

106.1 cm

27.1 kg

6.5 tuổi

21.7 kg

118.9 cm

16.8 kg

108.7 cm

28.8 kg

7 tuổi

22.9 kg

121.7 cm

17.7 kg

111.2 cm

30.7 kg

7.5 tuổi

24.1 kg

124.5 cm

18.6 kg

113.6 cm

32.6 kg

8 tuổi

25.4 kg

127.3 cm

19.5 kg

116.0 cm

34.7 kg

8.5 tuổi

26.7 kg

129.9 cm

20.4 kg

118.3 cm

37.0 kg

9 tuổi

28.1 kg

132.6 cm

21.3 kg

120.5 cm

39.4 kg

9.5 tuổi

29.6 kg

135.5 cm

22.2 kg

122.8 cm

42.1 kg

10 tuổi

31.2 kg

137.8 cm

23.2 kg

125.0 cm

45.0 kg

Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 2-10 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng bé trai chuẩn từ 2-10 tuổi

Tuổi

Phát triển bình thường

Suy dinh dưỡng

Thừa cân

 

Cân nặng

Chiều cao

Cân nặng

Chiều cao

 

2 tuổi

11.5 kg

86.4 cm

9.0 kg

80.0 cm

14.8 kg

2.5 tuổi

12.7 kg

90.7 cm

10.0 kg

83.6 cm

16.5 kg

3 tuổi

13.9 kg

95.1 cm

10.8 kg

87.4 cm

18.1 kg

3.5 tuổi

15.0 kg

99.0 cm

11.6 kg

90.9 cm

19.8 kg

4 tuổi

16.1 kg

102.7 cm

12.3 kg

94.1 cm

21.5 kg

4.5 tuổi

17.2 kg

106.2 cm

13.0 kg

97.1 cm

23.2 kg

5 tuổi

18.2 kg

109.4 cm

13.7 kg

99.9 cm

24.9 kg

5.5 tuổi

19.1 kg

112.2 cm

14.6 kg

102.3 cm

26.2 kg

6 tuổi

20.2 kg

115.1 cm

15.3 kg

104.9 cm

27.8 kg

6.5 tuổi

21.2 kg

118.0 cm

16.0 kg

107.4 cm

29.6 kg

7 tuổi

22.4 kg

120.8 cm

16.8 kg

109.9 cm

31.4 kg

7.5 tuổi

23.6 kg

123.7 cm

17.6 kg

112.4 cm

33.5 kg

8 tuổi

25.0 kg

126.6 cm

18.6 kg

115.0 cm

35.8 kg

8.5 tuổi

26.6 kg

129.5 cm

19.6 kg

117.6 cm

38.3 kg

9 tuổi

28.2 kg

132.6 cm

20.8 kg

120.3 cm

41.0 kg

9.5 tuổi

30.0 kg

135.5 cm

22.0 kg

123.0 cm

43.8 kg

10 tuổi

31.9 kg

138.6 cm

23.3 kg

125.8 cm

46.9 kg

Bảng chiều cao cân nặng bé trai chuẩn từ 2-10 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng bé trai và bé gái từ 10-18 tuổi

Nam giới

Tuổi

Nữ giới

Chiều cao

Cân nặng

 

Chiều cao

Cân nặng

138.4 cm

32 kg

10 tuổi

138.4 cm

31.9 kg

143.5 cm

35.6 kg

11 tuổi

144 cm

36.9 kg

149.1 cm

39.9 kg

12 tuổi

149.8 cm

41.5 kg

156.2 cm

45.3 kg

13 tuổi

156.7 cm

45.8 kg

163.5 cm

50.8 kg

14 tuổi

158.7 cm

47.6 kg

170.1 cm

56.0 kg

15 tuổi

159.7 cm

52.1 kg

173.4 cm

60.8 kg

16 tuổi

161.5 cm

53.5 kg

175.2 cm

64.4 kg

17 tuổi

162.5 cm

54.4 kg

175.7 cm

66.9 kg

18 tuổi

163 cm

56.7 kg

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé trai và bé gái từ 10-18 tuổi

Cách tra cứu bảng chiều cao và cân nặng của trẻ

Đối với bé từ 0-10 tuổi

Trẻ từ 0-10 tuổi phát triển chiều cao và cân nặng liên tục. Sự chênh lệch về chỉ số cân nặng, chiều cao của bé trai và bé gái trong thời kỳ này không quá lớn. Trẻ cũng đang trong giai đoạn khám phá cuộc sống nên có những thời điểm cân nặng và chiều cao sẽ thấp hơn chuẩn một chút, cha mẹ vẫn không cần phải lo lắng quá nhiều.

Tuy nhiên, nếu con phát triển dưới chuẩn liên tục trong 2-3 cột mốc, cần đưa con đến thăm khám sức khỏe tại các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và tìm hướng xử lý.

Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ giai đoạn 0-10 tuổi gồm các thông số biểu trị chiều cao, cân nặng của 3 nhóm trẻ: Phát triển bình thường, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân.

Nếu trẻ có dấu hiệu chậm tăng trưởng từ 2-3 cột mốc cần tìm hiểu nguyên nhân
Nếu trẻ có dấu hiệu chậm tăng trưởng từ 2-3 cột mốc cần tìm hiểu nguyên nhân

Từ chiều cao, cân nặng của con ở mỗi cột mốc độ tuổi, cha mẹ đối chiếu với kết quả ở trong bảng để xác định được con phát triển bình thường, bị suy dinh dưỡng hay thừa cân.

Nếu cân nặng và chiều cao của con liên tục nằm trong nhóm suy dinh dưỡng, cha mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt để cải thiện tốc độ phát triển.

Trường hợp con thừa cân nặng, thiếu chiều cao, con đang đối mặt với tình trạng thừa cân, béo phì. Cần có sự kiểm soát chế độ ăn uống và chọn lọc thực phẩm khoa học để cải thiện chiều cao và điều chỉnh cân nặng.

Đối với trẻ từ 10-18 tuổi

Đây là thời kỳ quan trọng trong quá trình tăng trưởng thể chất của trẻ. Hầu hết trẻ đều dậy thì trong giai đoạn này. Dậy thì là cơ hội cuối cùng để trẻ cải thiện chiều cao. Do đó, bám sát bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 10-18 tuổi giúp cha mẹ đánh giá tốc độ tăng trưởng và kịp thời có sự điều chỉnh phù hợp để giúp con phát triển đạt chuẩn.

Tương ứng với mỗi độ tuổi sẽ có mức chiều cao, cân nặng được xác định là đạt chuẩn. Cân nặng và chiều cao hiện tại của con thấp hơn mức chuẩn thể hiện con đang phát triển dưới chuẩn, có nguy cơ thấp lùn khi trưởng thành.

Cách đo chiều cao chuẩn cho các bé từ 0 đến 18 tuổi

Ở mỗi độ tuổi, cách đo chiều cao cho con sẽ khác nhau. Chọn và thực hiện đúng cách đo chiều cao giúp cha mẹ biết được chính xác chiều cao hiện tại của con.

Đối với bé dưới 2 tuổi

Với trẻ dưới 2 tuổi, cần thực hiện phương pháp đo chiều cao trên mặt phẳng nằm ngang. Do thời điểm này, trẻ vẫn chưa biết cách đứng thẳng người để lấy được số đo chiều cao chính xác khi đo thẳng đứng.

Cách thực hiện:

- Cho bé nằm ngửa trên bàn hoặc giường, giữ đầu trẻ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà

- Phía đầu của trẻ chạm vào gốc thước đo

- Giữ chân cả trẻ thẳng, áp thước đo sát người bé và đọc kết quả

Với trẻ dưới 2 tuổi, nên thực hiện đo chiều cao mỗi tháng, đối chiếu với bảng chiều cao cân nặng chuẩn để biết được con có phát triển đúng chuẩn hay không.

Trẻ dưới 2 tuổi phải đo chiều cao trên mặt phẳng nằm ngang

Trẻ dưới 2 tuổi phải đo chiều cao trên mặt phẳng nằm ngang

Đối với bé trên 2 tuổi

Việc đo chiều cao cho bé trên 2 tuổi đã dễ dàng hơn do bé đã biết cách hợp tác với cha mẹ. Để đo chiều cao cho trẻ trên 2 tuổi chính xác, cha mẹ thực hiện theo quy trình sau:

- Dựng thước vuông góc với sàn nhà, thẳng đứng, vạch 0 nằm sát sàn nhà

- Cho trẻ đứng sát tường nhà, cạnh thước và bắt đầu đo chiều cao

- Dùng bảng hoặc tập sách đặt trên đỉnh đầu trẻ, gióng thẳng vào tường và đánh dấu lại

- Đọc kết quả chiều cao của trẻ

Lưu ý hướng dẫn trẻ đứng thẳng lưng, đầu và mông chạm vào tường, không mang giày dép hay đội mũ nón

XEM THÊM

Tiêu chí khác đánh giá sự phát triển của trẻ từ 0 đến 18 tuổi

Ngoài cân nặng và chiều cao, còn nhiều tiêu chí khác để đánh giá một đứa trẻ đã phát triển đạt chuẩn hay chưa. Cha mẹ có thể tham khảo một số tiêu chí nổi bật khác, điển hình là các yếu tố sau đây:

Phát triển về vận động

Tùy vào độ tuổi và sự tăng trưởng riêng của mỗi trẻ mà con sẽ có sự phát triển về kỹ năng vận động. Sự phát triển cơ lưng, cổ, cơ hông sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng vận động của trẻ. Việc trẻ lật, ngồi, đứng, đi, chạy, cầm nắm đồ vật, viết, vẽ… theo đúng tiến trình và mốc thời gian cho thấy trẻ đang phát triển tốt dù cân nặng và chiều cao thấp hơn so với chuẩn.

Phát triển về mặt nhận thức

Sự phát triển về nhận thức cho thấy con yêu đang tăng trưởng tốt dù chiều cao và cân nặng đạt chuẩn hay chưa. Cùng điểm lại một số cột mốc phát triển nhận thức xã hội quan trọng của trẻ:

- Trẻ 1 tháng tuổi thích được chạm vào, ôm, âu yếm

- Trẻ 3 tháng tuổi nở nụ cười với những người tiếp xúc thường xuyên với trẻ

- Trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu thể hiện sự hứng thú với những em bé khác

- Trẻ 12 tháng tuổi có thể biểu hiện sự chống đối khi cha hoặc mẹ đi khỏi tầm mắt của trẻ

- Trẻ 24 tháng có thể giao tiếp với người khác, kết bạn với nhiều độ tuổi, có ý thức bảo vệ đồ chơi của mình

- Trẻ 36 tháng tuổi học cách chia sẻ và hợp tác với người khác

Khả năng ngôn ngữ

Trẻ phản xạ ngôn ngữ tốt là dấu hiệu cho thấy trẻ đang tăng trưởng thuận lợi. Một số biểu hiện cho thấy kỹ năng phản xạ ngôn ngữ của trẻ đang phát triển:

- Trẻ biết giật mình với các tiếng động bất ngờ từ 3 tháng tuổi

- Trẻ biết cười từ 4 tháng tuổi trở đi

- Bé chú ý và thể hiện sự tương tác khi nghe thấy các âm thanh thân thuộc: Tiếng nói của bố mẹ, bài hát yêu thích.. từ 4 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh biết cười chủ động từ 4 tháng tuổi trở đi
Trẻ sơ sinh biết cười chủ động từ 4 tháng tuổi trở đi

- Bé biết phát ra âm thanh thể hiện mong muốn của mình, thể hiện sự thích thú, tức giận… từ 6 tháng tuổi

- Trẻ biết lặp lại các âm tiết giống nhau từ 7 tháng tuổi trở đi

- Trẻ có vốn từ tốt, có thể đặt câu hỏi và trả lời các câu phức tạp, đầy đủ đại từ nhân xưng… từ 4 tuổi trở đi

Quan hệ và tình cảm đối với mọi người xung quanh

Một đứa trẻ phát triển đạt chuẩn khi biết thể hiện tình cảm với mọi người xung quanh, hiểu được các mối quan hệ thân thiết, xa lạ, biết đối xử khác nhau giữa người bé thích và không thích… Đây cũng là yếu tố quan trọng cho thấy trẻ đang phát triển tốt.

Lúc nào cha mẹ nên lo lắng về chiều cao cân nặng của bé?

Cần chú ý nếu trẻ bị dưới chuẩn chiều cao, cân nặng trong 3-6 tháng liên tục, có sự chênh lệch chiều cao, cân nặng rõ rệt so với các bé cùng tuổi.

Cần nhanh chóng xác định nguyên nhân khiến bé tăng trưởng kém là do thói quen ăn uống sinh hoạt hay bệnh tật để có phương pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Cha mẹ nên làm gì sau khi đo chiều cao cân nặng của trẻ?

Phần lớn chiều cao của mọi trẻ em trên thế giới đều ngang bằng nhau khi tròn 3 tuổi. Tuy nhiên, đến khi trưởng thành, chiều cao của người Châu Á thấp hơn hẳn so với người Châu Mỹ, Châu Âu. Nguyên nhân được cho là do lối sống và cách chăm sóc của cha mẹ trong tiến trình phát triển chiều cao của trẻ. Để giúp trẻ đạt được chiều cao chuẩn, cha mẹ cần có cách cải thiện chiều cao hợp lý dựa vào các yếu tố then chốt là  dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ.

Nếu chiều cao cân nặng vượt chỉ số chuẩn

- Nếu chiều cao cân nặng của trẻ hiện tại đã đạt hoặc vượt chỉ số chuẩn, chúc mừng cha mẹ vì đã có cách cải thiện chiều cao cho con rất hiệu quả. Thế nhưng, không vì vậy mà cha mẹ và trẻ bắt đầu lơ là việc thực hiện kế hoạch tăng chiều cao. 

- Để tiếp tục đạt được tốc độ phát triển chiều cao tối đa trong những năm tiếp theo, cha mẹ cần đốc thúc con duy trì những thói quen lành mạnh về dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ như trước đây.

- Dù chiều cao đã vượt chỉ số chuẩn, trẻ vẫn cần duy trì lối sống lành mạnh để tiếp tục đạt được tốc độ phát triển tối đa trong những năm tiếp theo

Nếu chiều cao cân nặng thấp hơn chỉ số chuẩn

Nếu chiều cao cân nặng của trẻ hiện tại thấp hơn so với chỉ số chuẩn tức là kế hoạch cải thiện chiều cao cho trẻ của cha mẹ bấy lâu nay đã không còn phù hợp nữa. Chính vì vậy, cha mẹ cần xem xét và điều chỉnh kế hoạch cải thiện chiều cao ngay lập tức để giúp trẻ “đuổi kịp” tốc độ phát triển chiều cao tối đa của giai đoạn đó.

Cách giúp trẻ phát triển toàn diện chiều cao và cân nặng

Để trẻ phát triển tốt toàn diện chiều cao và cân nặng, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng là điều rất quan trọng

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ. Thông qua chế độ ăn uống, cơ thể nói chung và xương nói riêng được cung cấp các dưỡng chất cần thiết để phát triển về chiều dài, giúp tăng chiều cao nhanh chóng. Các nhóm dưỡng chất nên tăng cường

- Protein (chất đạm): Protein là nhóm chất dinh dưỡng bắt buộc phải có trong bữa ăn mỗi ngày của con. Protein giúp duy trì sức khỏe của xương, tăng cường các mô cơ và giảm tỷ lệ xuất hiện các bệnh như xương yếu, dễ gãy ở trẻ nhỏ hoặc thoái hóa xương khớp, loãng xương ở người có tuổi.

- Chất xơ: Một chế độ ăn giàu chất xơ giúp cơ thể trẻ nhận được đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương. Đồng thời, chất xơ còn giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của đường ruột.

- Canxi và các dưỡng chất tăng cường hấp thụ Canxi: Canxi là thành phần then chốt trong cấu trúc của hệ xương. Do đó, tăng cường bổ sung Canxi là điều quan trọng để xương đạt được tốc độ tăng trưởng tối đa. Ngoài ra, bổ sung các dưỡng chất giúp hấp thụ Canxi như kẽm, đồng, natri, sắt, collagen type 2,... cũng là điều cần thiết. 

Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào cho cơ thể. Do đó, cha mẹ có thể bổ sung các chất này cho trẻ thông qua các loại thực phẩm như trứng, thịt đỏ, hải sản, các loại rau lá xanh, các loại hạt, đậu và các chế phẩm từ sữa.

Thực đơn ăn uống lành mạnh giúp trẻ phát triển thể chất đạt chuẩn
Thực đơn ăn uống lành mạnh giúp trẻ phát triển thể chất đạt chuẩn

Các thực phẩm cần tránh

- Nước ngọt và các loại đồ uống có gas: Theo các nghiên cứu, nước ngọt và đồ uống có gas có chứa nhiều đường làm tăng insulin trong máu, gây ức chế khả năng hấp thụ Canxi của cơ thể. 

- Thực phẩm giàu carbohydrate: Các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh chẳng hạn như gà rán, hamburger, khoai tây chiên,... có chứa nhiều tinh bột, chất béo bão hòa và chất béo dư thừa, gây rối loạn điều hòa chuyển hóa lipid, làm giảm mật độ khoáng trong xương.

Trong một đánh giá nghiên cứu về mối quan hệ giữa xương, chất béo và đường, các chuyên gia đã kết luận, khi hàm lượng chất béo và đường trong cơ thể càng cao, tính toàn vẹn của cấu trúc xương sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tăng chiều cao đối với trẻ em và thanh thiếu niên.

Do đó, tốt nhất cha mẹ nên tập thói quen ăn uống lành mạnh, tránh để trẻ ăn quá nhiều thức ăn chứa các chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe xương như NuBest đã liệt kê phía trên. 

Tăng cường thời gian vận động cho trẻ là điều cần thiết

Tập thể dục là hoạt động không thể thiếu đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. Việc này giúp kéo dài các dải sụn và gân trên toàn bộ cơ thể, tạo điều kiện để xương phát triển tốt hơn. Ngoài ra, đây còn là một cách thúc đẩy sự gia tăng của các hormone tăng trưởng bên trong cơ thể. Đặc biệt, những hoạt động ngoài trời còn giúp cơ thể trẻ nhận được đủ hàm lượng vitamin D, tăng khả năng hấp thụ Canxi của cơ thể.

Tập luyện môn thể thao hàng ngày

Dưới đây là những môn thể thao mang lại tác động mạnh đối với sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ:

- Yoga: Các bài tập yoga giúp cơ thể thiết lập tư thế đúng, nhờ đó hệ xương phát triển khỏe mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để xương có thể đạt được tốc độ phát triển tối đa. Ngoài ra, sự kích thích lực của các bài tập lên các mô cơ, xương, sụn còn giúp duy trì sự linh hoạt của cơ bắp.

- Đu xà: Lực hấp dẫn tác động không ngừng đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, đu xà là môn thể thao chống lại trọng lực. Thông qua thao tác đu người trên xà, phần xương đốt sống và thân dưới được kéo giãn. Đồng thời, đu xà còn giúp xây dựng cơ bắp thân trên hiệu quả hơn.

- Bơi lội: Bơi lội là lựa chọn lý tưởng, kích thích khả năng phát triển chiều cao vượt trội của con. Bơi lội giúp kéo dài xương cột sống, cổ và các cơ cốt lõi trên cơ thể, đồng thời thúc đẩy hormone tăng trưởng sản sinh nhiều hơn.

XEM THÊM

Ngoài ra, cha mẹ còn có thể hướng cho con lựa chọn các môn thể thao khác như cầu lông, bóng rổ, nhảy dây, chạy xe đạp,... Có 3 điều cần chú ý khi vận động cơ thể chính là: tập từ 30 - 45 phút mỗi ngày, cường độ vừa phải và khởi động, giãn cơ trước và sau khi luyện tập.

Tập luyện chơi thể thao hàng ngày giúp bé cải thiện chiều cao hiệu quả
Tập luyện chơi thể thao hàng ngày giúp bé cải thiện chiều cao hiệu quả

Đầu tư nhiều hơn vào chất lượng giấc ngủ

Mọi hoạt động của cơ thể trong ngày đều kích thích sự sản sinh của hormone tăng trưởng. Tuy nhiên, hàm lượng này sẽ được tiết ra gấp 10 lần khi trẻ chìm vào giấc ngủ sâu, đặc biệt là vào lúc 23 giờ - 1 giờ sáng hôm sau.

Thiếu ngủ có thể khiến hormone tăng trưởng bị rối loạn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ tim mạch, tăng nguy cơ bị béo phì, suy giảm khả năng phát triển chiều cao. Do đó, cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen đi ngủ trước 10 giờ khuya và ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm.

Một giấc ngủ sâu là điều quan trọng thúc đẩy chiều cao cân nặng của trẻ tăng lên nhanh chóng

Để trẻ có thể tận dụng triệt để lợi ích của giấc ngủ đối với chiều cao, cha mẹ có thể tham khảo một vài cách sau đây:

- Không ăn quá muộn: Một bữa ăn muộn khiến dạ dày và các bộ phận liên quan trong cơ thể bạn phải thực hiện quá trình tiêu hóa, làm ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ thức, gây gián đoạn giấc ngủ của trẻ.

- Không vận động cường độ cao: Tập thể dục cường độ cao trước khi ngủ gây căng thẳng lên các cơ và khớp xương, khiến quá trình bồi đắp sụn diễn ra kém hiệu quả. Tốt nhất là cha mẹ chỉ nên cho con thực hiện các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng.

- Không sử dụng thiết bị điện tử khi ngủ: Ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại, máy tính, tivi,... có thể làm ảnh hưởng đến nhận thức của não về chu kỳ ngủ - thức. Do đó, không nên cho con sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ. 

- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp: Theo các chuyên gia, nhiệt độ phù hợp để có một giấc ngủ ngon dao động từ 18 - 22 độ C, bởi lẽ nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ giảm khi bắt đầu chìm vào giấc ngủ.

Cho trẻ sử dụng thực phẩm bổ sung nếu có dấu hiệu tăng trưởng chậm
Cho trẻ sử dụng thực phẩm bổ sung nếu có dấu hiệu tăng trưởng chậm

XEM THÊM

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) ngay từ sớm

- Trong suốt quá trình nuôi con cao lớn, cha mẹ sẽ gặp không ít những rào cản khiến chiều cao trẻ không thể đạt tốc độ phát triển tối đa. Bảo quản và chế biến thực phẩm sai cách khiến dinh dưỡng trong món ăn không được bảo toàn, cơ thể trẻ kém hấp thu đều là những nguyên nhân khiến xương không có đủ dưỡng chất để phát triển chiều dài.

- Các loại TPBVSK hiện nay đều được nghiên cứu kỹ và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để mang lại hiệu quả tối đa. Chẳng hạn như một số TPBVSK hỗ trợ phát triển chiều cao của Mỹ đã áp dụng công nghệ Nano (Nano canxi) và công nghệ thủy phân (Collagen thủy phân) kết hợp với các dưỡng chất cần thiết để giúp xương có đủ dưỡng chất tăng chiều dài vượt trội.

- Lựa chọn TPBVSK cha mẹ cần chú ý đến thành phần, độ tuổi, xuất xứ và giấy tờ liên quan để đảm bảo chất lượng và sự an toàn của sản phẩm, tránh gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của con

- Để lựa chọn sản phẩm phù hợp với trẻ, trước hết cha mẹ hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về thông tin sản phẩm như thành phần, độ tuổi sử dụng, xuất xứ, đặc biệt là các chứng nhận có liên quan. Nếu lựa chọn TPBVSK của Mỹ, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến chứng nhận FDA Hoa Kỳ (chứng nhận bắt buộc về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm để lưu hành trên lãnh thổ nước Mỹ và toàn cầu).

- Đồng thời, hãy liên hệ với các nhà phân phối chính hãng để được tư vấn chi tiết và sử dụng các sản phẩm đúng chất lượng, tránh tình trạng sử dụng hàng giả, hàng nhái làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

XEM THÊM

Chiều cao cân nặng của trẻ có sự thay đổi liên tục từ khi sinh ra đến năm 20 tuổi. Trong đó, quá trình tăng chiều cao sẽ diễn ra mạnh mẽ khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Do đó, để trẻ đạt được tốc độ phát triển tối đa qua từng năm, cha mẹ cần có kế hoạch cải thiện chiều cao khoa học. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, tạo lập thói quen vận động, tăng cường chất lượng giấc ngủ và sử dụng TPBVSK hỗ trợ phát triển chiều cao là 4 điều cơ bản của kế hoạch tăng chiều cao mà cha mẹ cần nắm rõ.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn từ 0-18 tuổi mà NuBest Vietnam chia sẻ trong bài viết hy vọng đã giúp cha mẹ có căn cứ để đánh giá sự phát triển thể chất của con yêu. Theo dõi tăng trưởng của con thường xuyên đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cha mẹ nuôi con cao lớn đạt chuẩn và có cơ hội gặt hái được nhiều thành tựu trong tương lai.

FAQs

Có nên đo chiều cao và cân nặng của trẻ thường xuyên không?
Cần làm gì khi bé chậm phát triển cân nặng
Bé chậm tăng cân nhưng ăn uống, ngủ bình thường có sao không?
Mỗi năm bé phát triển chiều cao bao nhiêu là chuẩn?
Cha mẹ phải làm gì khi cân nặng chiều cao của bé không đạt chuẩn
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không dùng để tự chẩn đoán hay điều trị bệnh. Nếu gặp các vấn đề sức khỏe, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có chuyên môn cao.
avatar

Bài viết của

NuBest Vietnam

NuBest Vietnam là đơn vị nhập khẩu chính hãng các dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) từ NuBest Hoa Kỳ - Thương hiệu phân phối TPBVSK uy tín trên toàn thế giới.

Tin tức liên quan
Cam kết chính hãng
cam ket
NuBest Vietnam (Công ty TNHH NuBest) tự hào là đại diện nhập khẩu chính thức các sản phẩm của NuBest Inc Hoa Kỳ - đơn vị sở hữu và phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên Toàn Cầu có trụ sở tại Mỹ. Với mục tiêu mang đến người tiêu dùng Việt những sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng, an toàn với chi phí hợp lý, NuBest Vietnam đã tích cực chọn lọc những sản phẩm thiên nhiên, từ nguồn nguyên liệu sạch mang đến cho người tiêu dùng. Tất cả sản phẩm của NuBest Inc đều được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất Quốc tế cGMP, chứng nhận Organic bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Đặc biệt tất cả sản phẩm được phân phối tại Việt Nam đều được FDA Hoa Kỳ (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cấp phép lưu hành tự do tại Mỹ và đã được Bộ Y tế tại Việt Nam cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.