Tăng chiều cao nhanh hơn nếu áp dụng đúng các phương pháp chăm sóc sức khỏe
3 giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao
Thông thường, một người sẽ trải qua 3 giai đoạn chính được xem là tăng trưởng “vàng”, bao gồm:
- Thai kỳ: Trong thời kỳ còn là bào thai, em bé liên tục phát triển cả về cấu trúc xương và chiều dài của xương. Trẻ chào đời đủ ngày tháng, khỏe mạnh sẽ có chiều cao chuẩn 50 cm.
- 1000 ngày đầu đời: Chiều cao của trẻ tăng đạt chuẩn đến 25 cm trong năm đầu tiên sau khi chào đời và 11 - 13 cm trong năm thứ 2. Từ năm thứ 3, trẻ bắt đầu ổn định tăng trưởng với khoảng 5 - 7 cm mỗi năm. Sự khác nhau về tốc độ và mức tăng trưởng bắt đầu hình thành giữa nam và nữ.
- Tuổi dậy thì: Đây được xem là thời gian chiều cao phát triển mạnh mẽ và gần như là cuối cùng của trẻ. Mức tăng chiều cao ở giai đoạn dậy thì chiếm khoảng ¼ chiều cao khi trưởng thành. Cùng với đó, ở giai đoạn dậy thì, khung xương và cơ bắp cũng phát triển, hệ thống nội tiết hoạt động mạnh mẽ. Có khoảng 1 - 2 năm trong tuổi dậy thì trẻ có thể sẽ cao vượt trội với 8 - 11 cm/năm.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao?
Chiều cao của chúng ta chịu nhiều ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng với khoảng 32% quyết định. Chế độ ăn uống đủ chất và khoa học giúp xương được nuôi dưỡng tốt, phát triển thuận lợi và hết tiềm năng. Ngược lại, những trẻ em và thanh thiếu niên ăn uống thiếu chất, kém lành mạnh sẽ gặp khó khăn trong quá trình tăng chiều cao, thậm chí có thể thấp lùn khi trưởng thành.
Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến chiều cao chính là thói quen tập luyện, khoảng 20% tác động. Trẻ lười vận động có hệ xương khớp yếu, phát triển chậm, trong khi trẻ tập thể dục hoặc chơi thể thao thường xuyên tăng tốc chiều cao hơn. 23% ảnh hưởng khác đến từ vấn đề di truyền, tuy nhiên hãy nhớ rằng đây không phải yếu tố quyết định. Rất nhiều trường hợp thực tế có gen thấp bé nhưng vẫn sở hữu chiều cao lý tưởng nhờ chăm sóc tốt về dinh dưỡng, vận động, sinh hoạt hằng ngày.
Chế độ ăn uống hằng ngày quyết định đến 32% khả năng phát triển chiều cao
Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chiều cao như:
- Giấc ngủ: Hơn 90% quá trình phát triển của xương diễn ra trong giấc ngủ ban đêm, khi xương không còn chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể và tăng tiết nội tiết tố tăng trưởng nhiều hơn.
- Môi trường sống: Toàn bộ các yếu tố nguồn nước, không khí, điều kiện y tế, văn hóa, giáo dục… hình thành đề kháng và thói quen chăm sóc sức khỏe của trẻ.
- Tình trạng cân nặng: Thừa cân không tốt cho phát triển chiều cao bởi lượng mỡ thừa cao sẽ chiếm không gian tăng trưởng của xương. Thiếu cân cũng cản trở chiều cao bởi cơ thể lúc này không nhận đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết. Giữ cân nặng phù hợp với chiều cao hiện tại là điều kiện thuận lợi cho phát triển thể chất tối ưu.
- Tuổi dậy thì: Tình trạng dậy thì cũng làm thay đổi tiến trình tăng trưởng chiều cao thông thường. Đặc biệt, trẻ dậy thì sớm (trước 8 - 9 tuổi) sẽ cao rất nhanh như đặc trưng phát triển giai đoạn này, nhưng đồng nghĩa kết thúc tăng trưởng sớm hơn. Rất nhiều trẻ dậy thì sớm có chiều cao dưới mức chuẩn hoặc thấp hơn bạn bè đồng trang lứa.
Hướng dẫn các cách tăng chiều cao hiệu quả
Ăn uống đủ chất
Chế độ ăn uống đủ chất lượng và cân đối là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển chiều cao nhanh chóng và khỏe mạnh. Trong đó, trẻ em và thanh thiếu niên nên ăn đủ lượng khuyến nghị các chất canxi, collagen, protein, vitamin D, vitamin K, các khoáng chất như magie, phốt pho, kẽm, kali, sắt... Trong thực đơn, bạn chú ý đa dạng rau củ, trái cây, tăng cường thực phẩm tươi sống, đa dạng các nguồn thực phẩm.
Tập luyện thể dục thể thao
Tập luyện thể dục và thể thao không chỉ giúp trẻ duy trì sức khỏe mạnh mẽ mà còn có thể hỗ trợ quá trình tăng chiều cao. Thể dục nói riêng và các hoạt động thể chất nói chung giúp kích thích giải phóng nội tiết tố tăng trưởng, tăng cơ hội phát triển xương và cột sống. Các hoạt động thể dục thể thao giúp kéo giãn xương khớp, cải thiện sự linh hoạt, kéo dài xương... từ đó chiều cao phát triển tốt hơn nhiều.
Không những thế, tập luyện thường xuyên và đúng kỹ thuật cũng có lợi cho sức khỏe chung, tinh thần thoải mái, các bạn trẻ tự tin hơn. Những hình thức vận động tốt cho chiều cao có thể kể đến: Đạp xe, bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, nhảy dây, chạy bộ, đu xà, tập yoga, chơi cầu lông… Bạn có thể sắp xếp tối thiểu 30 phút tập luyện mỗi ngày để đảm bảo 20% khả năng tăng chiều cao nhanh chóng nhé.
Chơi thể thao thường xuyên giúp kích thích kéo dài xương
Phơi nắng
Ánh nắng mặt trời là nguồn tổng hợp lý tưởng của vitamin D dưới da, một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của xương và cơ bắp. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả, từ đó thúc đẩy quá trình phát triển xương. Phơi nắng cũng có lợi cho sức khỏe tổng thể của trẻ, bao gồm: Cải thiện tâm trạng, giúp trẻ ngủ ngon, tăng miễn dịch, cân bằng hệ thống nội tiết… hỗ trợ tăng trưởng hết tiềm năng.
Đi ngủ đúng giờ
Thói quen đi ngủ sớm, trước 10 - 11h tối là rất quan trọng để trẻ em và thanh thiếu niên dễ dàng bước vào giấc ngủ, đạt giấc ngủ sâu vào đúng khung giờ 23h - 1h. Khi trẻ ngủ sâu giấc, cơ thể tiết nội tiết tố tăng trưởng với hàm lượng nhiều nhất trong ngày. Đồng thời, xương khớp được thư giãn sau một ngày hoạt động, không còn áp lực từ trọng lượng cơ thể nên cũng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Để có một giấc ngủ đảm bảo về thời lượng và chất lượng, hãy thử các cách sau:
- Chuẩn bị phòng ngủ có đầy đủ các yếu tố: Đủ tối, yên tĩnh, thoáng mát, không quá lạnh hay quá nóng, không ẩm thấp, giường ngủ sạch sẽ…
- Không ăn uống trước giờ đi ngủ, không ăn tối trễ hoặc ăn tối quá no.
- Có thể thư giãn với 1 vài bài nhạc không lời, bài tập yoga giãn cơ, một vài trang sách có nội dung nhẹ nhàng.
- Không ăn uống các loại nước uống, đồ ăn chứa caffeine sau 4h chiều và đặc biệt buổi tối để tránh kích thích thần kinh, gây khó ngủ.
Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn thường ít chất dinh dưỡng hơn so với thực phẩm tươi. Chúng thường giàu calo, đường và chất béo bão hòa, nhưng lại thiếu canxi, protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và tăng chiều cao. Thực phẩm chế biến sẵn chứa các chất bảo quản và hóa chất để tăng hạn sử dụng và cải thiện hương vị. Việc tiêu thụ quá nhiều chất này không tốt cho sức khỏe tổng thể và có thể gây trở ngại cho quá trình tăng chiều cao.
Các thực phẩm này có đặc trưng chứa nhiều calo, đường và chất béo, bổ sung nhiều có thể dẫn đến tăng cân nhanh. Việc tăng cân quá mức sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển và tăng chiều cao của trẻ. Để đảm bảo sức khỏe và sớm có chiều cao như ý muốn, hãy hạn chế tối đa việc tiêu thụ các thực phẩm này.
Ưu tiên bổ sung các thực phẩm lành mạnh để phát triển lành mạnh
Điều chỉnh tư thế vận động
Các hoạt động thể chất thông thường như đi, đứng, ngồi sẽ quyết định phần lớn sức khỏe của xương khớp. Hãy ghi nhớ luôn giữ thẳng lưng trong mọi tình huống để đảm bảo độ cong tự nhiên của cột sống - cơ quan nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng hạn chế bê vác các loại đồ vật nặng, lưu ý cách khiêng đồ để tránh làm tổn thương khớp xương. Xương khỏe là điều kiện tiên quyết để phát triển tốt về chiều dài.
Lưu ý trong chế biến và bảo quản thực phẩm
Trong quá trình chế biến và bảo quản, nhiều chất dinh dưỡng có thể bị mất đi hoặc biến đổi. Các phương pháp nấu nướng như chiên, rim, nướng hoặc đun quá sôi có thể làm giảm lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Chế biến món ăn hạn chế dầu mỡ, gia vị, giảm ngọt hoặc giảm độ mặn của món ăn cũng là bí quyết để nạp dưỡng chất lành mạnh cho cơ thể. Các lưu ý về bảo quản thực phẩm sống, thực phẩm chín cũng cần ghi nhớ để đảm bảo thực phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
Tránh xa chất kích thích
Rượu bia, thuốc lá và caffeine đều ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển xương. Caffeine làm giảm hấp thụ canxi, loại khoáng chất quan trọng nuôi dưỡng xương. Thuốc lá và rượu bia gây hại cho tế bào xương, gây suy giảm phát triển. Không những thế, các chất kích thích này có khả năng làm mất cần bằng hệ thống nội tiết, biến đổi chất, ức chế các hoạt động quan trọng ở hệ tim mạch, hô hấp, tiêu hóa... Caffeine và nicotine trong thuốc lá cũng cản trở giấc ngủ, khiến bạn khó ngủ hoặc giấc ngủ chập chờn, ảnh hưởng xấu đến phát triển chiều cao.
Duy trì cân nặng hợp lý
Cân nặng phù hợp với chiều cho phép xương phát triển thuận lợi và hết tiềm năng, hạn chế các vấn đề cản trở do thừa hoặc thiếu cân. Có nhiều cách để bạn điều chỉnh cân nặng hợp lý như kiểm soát tổng lượng calo nạp vào mỗi ngày, tập thể dục để đốt cháy calo dư thừa, hạn chế các loại thực phẩm giàu calo ít dinh dưỡng, giảm stress, chia nhỏ bữa ăn…
Chú ý bổ sung chất xơ để cân đối dinh dưỡng, duy trì cân nặng ổn định
Hạn chế căng thẳng
Trạng thái căng thẳng có thể khiến mất cân bằng nội tiết, làm giảm sản xuất nội tiết tố tăng trưởng - yếu tố hỗ trợ chiều cao phát triển. Căng thẳng kéo dài làm giảm chất lượng giấc ngủ khiến xương không có thời gian lý tưởng để phát triển chiều cao. Ngoài ra, căng thẳng cũng gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa, thần kinh, miễn dịch... gây cản trở phát triển thể chất. Để giải tỏa tâm lý, bạn hãy thử ăn uống lành mạnh, tập yoga, thiền, tham gia hoạt động ngoại khóa theo sở thích…
Uống đủ nước
Nước được xem là chất vận chuyển lý tưởng trong mọi hoạt động cơ thể, trong đó nước cũng chiếm phần nhiều trong cấu trúc xương. Nước giúp khớp hoạt động trơn tru, từ đó vận động tốt và năng suất hơn, hạn chế chấn thương. Uống đủ nước giúp cơ thể vận chuyển dinh dưỡng nhanh hơn đến cơ quan đích, xương có nhiều thuận lợi để phát triển hết tiềm năng.
Bạn có thể tính lượng nước cần nạp mỗi ngày dựa vào trọng lượng cơ thể hiện tại: Nhu cầu lượng nước = Cân nặng (kg) * 0,03 (lít). Ví dụ, bạn nặng 60kg, cần uống đủ 60*0,03=1,8 lít nước/ngày và nhiều hơn nếu có chế độ tập luyện cường độ cao.
Chia nhỏ bữa ăn
Chia nhỏ bữa ăn là bí quyết ăn uống giúp bạn tối ưu khả năng hấp thu dinh dưỡng. Đây cũng là một giải pháp dinh dưỡng lý tưởng để giảm cân, duy trì cân nặng lành mạnh. Việc chia nhỏ khẩu phần ăn giúp bạn hạn chế tình trạng nạp calo quá nhiều trong một lần dẫn đến khó đốt cháy, nhưng vẫn đáp ứng tốt nhu cầu dưỡng chất. Chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, hạn chế các vấn đề khó tiêu, táo bón, tiêu chảy…
Cải thiện môi trường sống
Chất lượng môi trường sống cần được cải thiện để trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Do đó, hãy chú ý đến tình trạng không gian sinh hoạt, không khí, nguồn nước, điều kiện chăm sóc y tế, các vấn đề văn hóa, giáo dục… và luôn tìm cách cải thiện mỗi ngày. Trẻ sống trong môi trường trong lành chắc chắn sẽ miễn dịch tốt hơn, ít ốm vặt, được chăm sóc tốt về sức khỏe, chất lượng thực phẩm tối ưu… từ đó phát triển chiều cao thuận lợi.
Môi trường trong lành giúp bạn có không gian vận động ngoài trời
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp theo dõi tình hình phát triển của trẻ, bao gồm cả chiều cao, cân nặng và các chỉ số sức khỏe khác. Điều này đánh giá liệu trẻ đang phát triển đúng theo chuẩn hay không và có cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hoặc lối sinh hoạt không. Kiểm tra sức khỏe cũng sẽ phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc các bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình tăng chiều cao của trẻ. Tại đây, bạn có thể được tư vấn cụ thể về chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh phù hợp với từng cơ địa để đảm bảo trẻ nhận đủ yếu tố thuận lợi cho phát triển chiều cao.
Sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ chiều cao
Việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao đang trở thành xu hướng chăm sóc sức khỏe được nhiều gia đình lựa chọn. Đặc biệt trong hoàn cảnh cha mẹ bận rộn, không có nhiều thời gian chăm sóc bữa ăn hằng ngày, hoặc cơ địa trẻ kém hấp thu. Một số trường hợp bạn áp dụng sai phương pháp chế biến, bảo quản thực phẩm cũng sẽ khiến món ăn bị thất thoát chất.
Thông thường, các sản phẩm này sẽ cung cấp một số thành phần cụ thể, chủ yếu là các chất tham gia vào quá trình phát triển của xương. Bù đắp dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu khuyến nghị giúp kích thích tăng tốc độ phát triển chiều cao. Một số sản phẩm có thể bổ sung những dưỡng chất giúp trẻ ngủ ngon, ăn uống ngon miệng, cải thiện tiêu hóa để hấp thu toàn diện, tăng cường trí não và sức khỏe.
Điều quan trọng là bạn chọn đúng loại sản phẩm hỗ trợ chất lượng, an toàn cho cơ thể vốn nhạy cảm của trẻ. Tiêu chí chọn cần tham khảo các yếu tố liên quan đến kiểm định, thương hiệu uy tín, nhận nhiều phản hồi tích cực, thành phần dễ hấp thu, đầy đủ và kết hợp khoa học…
Các sản phẩm hỗ trợ thuộc thương hiệu NuBest (Hoa Kỳ) được nhiều người tin chọn
Muốn tăng chiều cao tối ưu cần lưu ý những gì?
Ngoài những phương pháp tăng chiều cao đã được chia sẻ ở trên, trẻ em và thanh thiếu niên cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để cải thiện vóc dáng nhanh chóng hơn:
- Luôn ưu tiên lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, tươi sống.
- Hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử để tạo điều kiện cho hệ thần kinh thư giãn và tăng cường các hoạt động thể chất.
- Đảm bảo có giấc ngủ trưa ngắn khoảng 30 - 45 phút giúp thư giãn tinh thần, tái tạo năng lượng cho buổi chiều năng suất.
- Lưu ý trong vận động: Tập đúng kỹ thuật, chọn bài tập phù hợp, kết hợp các bài tập hợp lý, không tập khi đói, luôn bù nước đầy đủ, có thời gian giải lao…
FAQs
Có thể tăng chiều cao trong 1 tuần hay không?
Tốc độ tăng chiều cao của mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe, chế độ chăm sóc, ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi… Phát triển chiều cao là một hành trình dài, do đó việc cao lên chỉ trong 1 tuần là hoàn toàn không có khả năng. Đó là lý do bạn nên cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo vô lý về sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao chỉ trong 1 tuần.
Có thể cao lên thêm trong 1 tháng không?
Tùy vào từng độ tuổi, giai đoạn phát triển mà tốc độ tăng trưởng chiều cao sẽ nhanh hay chậm khác nhau. Ở những giai đoạn phát triển “vàng” như 3 năm đầu đời và ở tuổi dậy thì, chiều cao có thể thay đổi chỉ trong khoảng 1 tháng. Tuy nhiên, con số cải thiện sẽ không cao, có thể 1 - 2 cm hoặc dưới 1 cm.
Sau tuổi dậy thì có thể cao thêm hay không?
Sau khi dậy thì kết thúc, chúng ta có thêm 2 - 3 năm tiếp tục cao lên nhưng tốc độ chậm hơn. Đây là thời gian xương bắt đầu bước vào giai đoạn cốt hóa trước khi ngừng phát triển hoàn toàn. Thông thường, nam giới kết thúc dậy thì ở khoảng 17 - 18 tuổi và ở nữ giới là 15 - 16 tuổi. Điều quan trọng là bạn tranh thủ thời gian còn tăng trưởng tự nhiên để đầu tư dinh dưỡng đầy đủ, khoa học, vận động mỗi ngày, nghỉ ngơi đủ, sinh hoạt lành mạnh, sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ… để cao thêm hết tiềm năng.
Chú ý chăm sóc sức khỏe khoa học trước 20 tuổi để tối ưu chiều cao
Duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối, thực hiện các bài tập thể dục thường xuyên, hạn chế căng thẳng, kiểm tra sức khỏe định kỳ... sẽ thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao thuận lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, mỗi người có điều kiện sức khỏe và cơ địa khác nhau, nên việc áp dụng 15 cách tăng chiều cao mà chúng tôi vừa chia sẻ cũng cần được điều chỉnh phù hợp.