Mụn cơm còn được gọi là mụn cóc, do virus HPV-papilloma gây ra. Mụn cơ thường mọc ở mắt, quanh mắt, tay chân. Mụn có màu trắng đục, khi sờ vào không có cảm giác đau mà hơi thô ráp.
Mụn cơm còn được biết đến với tên gọi mụn cóc
Dù không điều trị thì mụn cơm vẫn có thể biến mất sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, mụn khiến gương mặt và các bộ phận mà nó mọc lên khá mất thẩm mỹ, nhất là khi nó mọc thành từng cụm lớn.
Nguyên nhân bị nổi mụn cơm?
Mụn cơm hình thành tại các khu vực trên cơ thể do các nguyên nhân sau đây:
Virus tấn công cơ thể: Virus Human Papillomavirus (HPV) thường cư trú ở những nơi ẩm ướt trong cơ thể như âm đạo, âm hộ, bao quy đầu… thông qua các vết trầy xước trên da, virus xâm nhập và dẫn đến hình thành mụn cơm.
Lây lan từ người khác: Việc sử dụng chung đồ dùng về sinh cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, dao cạo râu… với người có mụn cơm cũng có thể khiến bạn bị lây nhiễm virus.
Những yếu tố nguy cơ có thể khiến bạn bị mụn cơm:
- Người bị suy yếu hệ miễn dịch, người đã từng cấy ghép nội tạng
- Người thường xuyên đi chân trần trên các bề mặt ẩm ướt như nhà tắm, hồ bơi
- Người thường mang giày chật, chảy mồ hôi ở chân
Dấu hiệu bị nổi mụn cơm
Nếu nhận thấy mụn trên cơ thể có các đặc điểm này, bạn đang bị mụn cơm tấn công:
- Da xuất hiện những nốt sần nhỏ, mềm, màu trắng hoặc hồng, sờ vào có cảm giác thô ráp
- Mụn mọc thành từng cụm hoặc đơn lẻ
- Mụn không gây đau
Mụn cơm không gây đau nhưng khá mất thẩm mỹ
- Có thể lây lan sang nhiều khu vực da khác nhau
- Thường gặp ở người trong độ tuổi từ 10 – 20 tuổi
- Mụn tự biến mất trong vòng lâu nhất là 2 năm mà không cần điều trị
Dù mụn cơm có thể tự hết mà không cần điều trị, nhưng nếu mụn mọc ở các vị trí dễ nhìn thấy như: Mặt, mắt, tay, cổ, vai… thì chúng ta cần điều trị để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho ngoại hình.
Mụn cơm có thể được loại bỏ thông qua dùng thuốc đặc trị hoặc áp dụng các kỹ thuật hiện đại để làm mụn khô dần và rụng. Hầu hết các cách trị mụn cơm đều không đau và tương đối an toàn, ít tái phát.
Thoa axit
Với trẻ em, cách điều trị mụn cơm hiệu quả nhất là thoa lên mụn cơm một ít axit pha loãng. Mụn cơm sẽ bị đốt bởi tác động của axit. Tiến hành lấy đi lớp da bị đốt rồi thoa vaseline lên, dán băng che đi nốt mụn. Thực hiện thoa axit nhiều lần đến khi mụn cơm được loại bỏ hết.
Áp lạnh
Hay còn được gọi là phun ni tơ lỏng. Vùng có mụn cơm sẽ được phun ni tơ lỏng, hơi lạnh sẽ làm mụn trở thành một nốt phỏng, mô thịt chết và mụn tự bong ra sau khoảng 1 tuần.
Áp lạnh bằng nitơ lỏng khiến mụn cơm tự bong ra sau 1 tuần
Thoa Cantharidin
Chất này được chiết xuất từ bọ ban miêu, kết hợp cùng một số hợp chất khác, khi thoa lên nốt mụn sẽ khiến da phồng rộp, mụn cơm bong ra khỏi bề mặt da sau vài ngày.
Vi phẫu
Cách điều trị mụn cơm này được áp dụng ở các vùng da kín như lưng, chân nếu 2 phương pháp trên không mang lại hiệu quả như mong đợi. Các nốt mụn cơ sẽ được cắt hoặc đốt bằng dao điện, sẽ được loại bỏ ngay lập tức.
Phẫu thuật laser
Trường hợp mụn cơm lâu năm không khỏi có thể thực hiện phẫu thuật laser để cắt mụn cơm. Tuy nhiên, cách điều trị này có thể để lại sẹo.
Chấm podophyllin
Đối với trường hợp mụn cơm mọc ở bộ phận sinh dục nữ, cách điều trị an toàn là chấm podophyllin, để nguyên trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện 3 – 4 lần đến khi mụn cơm được loại bỏ hẳn.
- Giã lá tía tô và đắp lên nốt mụn cơm
- Đắp mặt trong của vỏ chuối lên mụn cơm
- Cắt lát tỏi và đắp lên mụn cơm
- Dùng nhựa đu đủ chà lên mụn cơm
- Dùng nhựa nha đam chà lên mụn cơm
Trị mụn cơm muốn nhanh chóng, không tái phát, các bạn nên chú ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Nên đến các cơ sở thẩm mỹ, y tế chuyên khoa da liễu để được các kỹ thuật viên thực hiện điều trị mụn cơm đúng cách, hiệu quả và đảm bảo an toàn.
- Trị mụn cơm cần kiên trì vì có thể phải tiến hành nhiều lần mới loại bỏ hoàn toàn loại mụn này.
Trị mụn cơm cần kiên trì và tuân thủ phác đồ điều trị
- Khi mụn cơ bong ra, tránh để mụn cơm dính sang các vùng da khác, có thể khiến virus có cơ hội xâm nhập gây mụn ở các vùng da lân cận.
- Các cách trị mụn cơm bằng mẹo dân gian chỉ mang tính chất tham khảo, có thể không đem lại hiệu quả như mong đợi.
Cách ngăn ngừa bị nổi mụn cơm
Để mụn cơm không có cơ hội quay trở lại, các bạn cần chú ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Không cắn móng tay, việc này sẽ khiến da bị tổn thương, tạo cơ hội cho virus xâm nhập
- Chăm sóc làn da cẩn thận, không chạm hoặc cạo lông ở những vùng da có mụn cơm
- Không nặn, cắt hoặc có sự tiếp xúc trực tiếp nào với mụn cơm của người khác
- Không đi chân trần trên các bề mặt ẩm ướt
- Vệ sinh chân sạch sẽ nếu bị đổ mồ hôi chân
- Hạn chế để lòng bàn chân có vết thương hở vì đây là khu vực mụn cơm dễ hình thành
- Duy trì chế độ ăn uống và vận động khoa học để nâng cao sức đề kháng, tăng cường khả năng phòng ngừa virus tự nhiên của cơ thể.
Mụn cơm tuy không đau và có thể tự khỏi nhưng chúng ta cũng không nên quá chủ quan. Nếu mụn cơm mọc ở các vị trí dễ nhận biết, cần thực hiện các cách trị mụn cơm để nhanh chóng loại bỏ các nốt mụn này.