Trẻ 9 tuổi chuẩn bị bước vào thời kỳ “vàng” phát triển chiều cao mạnh mẽ
Trẻ 9 tuổi phát triển như thế nào?
- Về thể chất: Trẻ 9 tuổi có những phát triển nhất định về mặt thể chất. Ngoại hình và cơ thể có những thay đổi đầu tiên đại diện cho thời kỳ tiền dậy thì.
- Về cảm xúc: Trẻ độc lập hơn, quan tâm hơn đến các mối quan hệ bên ngoài. Nhiều trẻ có thể muốn được lãnh đạo trong một nhóm/tổ chức trên trường/lớp. Đây là giai đoạn trẻ vừa muốn mở rộng mối quan hệ, vừa nương tựa gia đình. Trẻ đã nhận thức được nguy hiểm, lắng nghe tin tức...
- Về kỹ năng xã hội: Trẻ có bạn thân, có thể gặp áp lực từ mối quan hệ bạn bè. Trẻ tiếp cận mạng xã hội hoặc các kênh trực tuyến khác. Trẻ có thể bị ảnh hưởng xấu bởi nội dung không lành mạnh, nên cha mẹ cần chỉ cho con những cách bảo vệ mình.
- Về nhận thức: Con có sở thích riêng về sách, thể thao, game, hoặc tìm tòi những điều mới lạ. Trẻ tập trung cao độ vào sở thích và cũng có thể thay đổi sở thích rất nhanh. Trẻ bắt đầu làm việc nhóm, đối mặt với thử thách trong học tập
- Về ngôn ngữ: Trẻ nói chuyện rõ ràng, sử dụng từ ngữ như người lớn. Trẻ đọc, viết thành thục, diễn đạt ý tưởng phức tạp.
Trẻ 9 tuổi cao bao nhiêu cm là chuẩn?
Bé trai 9 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?
Theo bảng chiều cao chuẩn theo độ tuổi, bé trai 9 tuổi có chiều cao chuẩn 133,3cm. Đây là kết quả chiều cao của những trẻ được chăm sóc đúng cách về chế độ dinh dưỡng, tập luyện, thói quen nghỉ ngơi… Nếu con bạn chưa đạt được mức cao này, hãy điều chỉnh lại phương pháp nuôi dưỡng nhé.
Bé gái 9 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?
Một điều đặc biệt ở lứa tuổi này chính là chiều cao chuẩn của nam và nữ có sự đồng nhất. Do đó, mức chuẩn chiều cao của bé gái 9 tuổi là 133,3cm. Con số này có thể khác nhau ở những bé gái cùng tuổi sở dĩ do chế độ ăn uống, vận động, ngủ nghỉ khác nhau.
Bé gái 9 tuổi giữ chiều cao chuẩn để có tốc độ phát triển tối ưu
Trẻ 9 tuổi cân nặng bao nhiêu kg là chuẩn?
Bé trai 9 tuổi cân nặng bao nhiêu kg là chuẩn?
Cân nặng ứng với chiều cao giúp trẻ đạt vóc dáng cân bằng. Cân nặng chuẩn của các bé trai 9 tuổi ở mức 28,6kg. Trẻ đạt được mức trọng lượng cơ thể này sẽ có điều kiện vận động tốt hơn, tăng chiều cao thuận lợi hơn, cũng như săn chắc cơ bắp dễ dàng hơn.
Bé gái 9 tuổi cân nặng bao nhiêu kg là chuẩn?
Mặc dù có cùng chiều cao chuẩn, nhưng cân nặng chuẩn của bé gái có sự khác biệt nhỏ, ở mức 28,1kg đối với bé 9 tuổi. Sở dĩ do lúc này, cơ thể nữ giới đã có sự khác nhau nhiều so với nam giới. Khả năng tăng cân cũng không nhanh và mạnh mẽ bằng các bé trai.
Trẻ 9 tuổi muốn tăng thêm chiều cao bằng cách nào?
Đây là thời kỳ quan trọng để áp dụng các phương pháp chăm sóc sức khỏe thúc đẩy cao hết tiềm năng cho trẻ. Cha mẹ có thể thực hiện kết hợp các bí quyết tăng trưởng sau đây:
Chế độ ăn uống cần khoa học, đủ chất
Dinh dưỡng quyết định đến 32% khả năng tăng chiều cao của trẻ. Các bữa ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, được sắp xếp khoa học sẽ giúp xương có điều kiện nuôi dưỡng tốt. Đặc biệt, thực đơn hằng ngày cần bổ sung các chất quan trọng cho quá trình phát triển chiều cao: Canxi, protein, vitamin D, vitamin K, collagen type 2, magie, phốt pho, kẽm, sắt, kali…
Các chất này có thể bổ sung thông qua một số thực phẩm như: Cá, tôm, cua, ốc, hến, thịt gà, thịt bò nạc, trứng, bơ, sữa, phô mai, hạnh nhân, đậu nành, đậu hũ, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn… Bạn lưu ý chế biến hợp khẩu vị trẻ mà vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng tối ưu trong thực phẩm.
Thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao
Thói quen rèn luyện thân thể mỗi ngày giúp trẻ đảm bảo được 20% phát triển chiều cao. Trẻ 9 tuổi có thể tập các bài tập yoga tại nhà, đạp xe, nhảy dây, tập xà đơn, chạy bộ hoặc chơi các môn thể thao: Bơi lội, bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ… Một số lưu ý khi tập luyện cho trẻ:
- Duy trì 45 - 60 phút/ngày, tối thiểu 3 - 5 ngày/tuần.
- Luôn khởi động trước khi tập, giãn cơ nhẹ nhàng sau khi tập.
- Ăn nhẹ với ngũ cốc, chuối, bánh ngọt… trước giờ tập khoảng 45 - 60 phút.
- Cường độ tập luyện hợp lý, có kế hoạch rõ ràng.
- Không tập quá sức, không tập khi đang có chấn thương.
- Uống đủ nước trong và sau khi tập.
Cùng cha mẹ đạp xe giúp trẻ rèn luyện đôi chân dài
Đi ngủ đúng giờ
Giấc ngủ ngon và sâu giúp cơ thể dễ dàng sản sinh các hormone tăng trưởng với hàm lượng nhiều nhất trong ngày. Trẻ cần đi ngủ trước 22h và ngủ đủ 8 - 10 tiếng/ngày. Bạn lưu ý không để trẻ mặc đồ quá chật khi ngủ, không ăn quá no trước giờ ngủ hay vào bữa tối. Không khí phòng ngủ thoáng, tránh ẩm mốc, nhiệt độ vừa phải, không quá lạnh hoặc quá nóng.
Vận động dưới ánh nắng
Thói quen vận động dưới ánh nắng nhẹ giúp trẻ vừa đạt hiệu quả tập luyện, vừa bổ sung vitamin D. Sở dĩ là do dưới cơ chế bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, cơ thể sẽ tổng hợp một lượng vitamin D đáng kể dưới da. Thời điểm phơi nắng hợp lý nhất là trước 10h sáng và sau 3 chiều, chỉ cần 10 - 15 phút/ngày.
Điều chỉnh tư thế
Tư thế sai khi đi, đứng, ngồi hay nằm cũng ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp, đặc biệt là cột sống - cơ quan nâng đỡ quan trọng nhất của cơ thể. Tư thế sai khiến trẻ dễ bị cong vẹo cột sống, sớm thoái hóa các đốt sống, xương khớp bị tổn thương sẽ kìm hãm khả năng phát triển. Do đó, hãy điều chỉnh tư thế bằng cách luôn giữ thẳng lưng khi đi, đứng, ngồi. Trẻ nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, sử dụng một chiếc gối không quá cao, tránh nằm sấp.
Áp dụng thói quen sinh hoạt lành mạnh
- Ăn đủ bữa bao gồm: 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày.
- Không bỏ bữa, không ăn quá trễ.
- Hạn chế ăn thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có gas…
- Không ăn quá mặn hoặc quá ngọt.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
- Không ngồi một chỗ quá lâu.
Sử dụng sản phẩm bổ sung tăng chiều cao
Ở độ tuổi này, cha mẹ có thể cho con sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng nhằm bổ sung một lượng dinh dưỡng cần thiết tham gia vào quá trình tăng trưởng của xương. Đây là phương pháp chăm sóc sức khỏe hiện đại giúp trẻ bước vào tuổi dậy thì với tốc độ phát triển tối ưu. Thành phần chất nên ở dạng dễ hấp thụ giúp trẻ dễ dàng hấp thụ hoàn toàn vào xương, tránh tình trạng lắng đọng, dư thừa.
Uống thực phẩm bổ sung dinh dưỡng thúc đẩy tốc độ tăng chiều cao
Lưu ý khi tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi ba mẹ cần nắm
Nhằm tạo tiền đề sức khỏe vững chắc cho trẻ tăng trưởng hết tiềm năng, cha mẹ lưu ý một số điều khi chăm sóc, nuôi dưỡng con yêu đang tuổi lên 9 như sau:
- Áp dụng các phương pháp một cách linh hoạt, kết hợp liên tục và đều đặn trong suốt thời gian từ 9 tuổi đến khi dậy thì kết thúc.
- Phù hợp với tính cách, sở thích của con yêu để con chủ động thực hiện mỗi ngày.
- Xây dựng môi trường sống lành mạnh.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh để trẻ thiếu cân hoặc thừa cân sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng phát triển của xương.
- Nâng cao sức đề kháng, tránh để trẻ bị ốm đau thường xuyên sẽ cản trở tiến trình phát triển bình thường của chiều cao.
- Thường xuyên kiểm tra chỉ số chiều cao cân nặng cho con, đối chiếu với bảng chuẩn để nắm chắc tình hình cơ thể con, có hướng xử lý kịp thời nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào.
Chiều cao, cân nặng của bé 9 tuổi thể hiện tình trạng vóc dáng của trẻ. Từ đó, cha mẹ dễ dàng xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho con yêu để con có tốc độ tăng chiều cao tối ưu nhất. Bạn đừng quên áp dụng các bí quyết tăng trưởng mà chúng tôi vừa chia sẻ để con có nền tảng sức khỏe vững vàng, dễ dàng cao hết tiềm năng nhé.