Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao
Chiều cao của con người chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Trong đó, điển hình là các yếu tố sau đây:
Yếu tố di truyền
Hiện tại vẫn có rất nhiều tranh cãi về việc di truyền có hoàn toàn quyết định chiều cao của một người hay không. Tuy nhiên, tại Việt Nam có nhiều tài liệu đáng tin cậy cho rằng di truyền chỉ ảnh hưởng khoảng 23% chiều cao. Cha mẹ có thể di truyền cho con cái gen cao/thấp của mình. Có hơn 700 gen quy định chiều cao được di truyền từ cha mẹ sang con cái.
Các gen này sẽ chi phối sự tổng hợp hormone tăng trưởng và sự phát triển của tấm tăng trưởng. Cha mẹ có chiều cao nổi bật, con cái cũng được thừa hưởng gen cao. Ngược lại, nếu cha mẹ có chiều cao dưới mức trung bình, con cái cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, 23% không phải là tỉ lệ quá lớn. Vẫn có khả năng con cái sẽ "lội ngược dòng" chiều cao so với cha mẹ tuỳ vào cách chăm sóc sức khỏe.
Di truyền chi phối 23% sự phát triển chiều cao
Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng hằng ngày được cho là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình tăng trưởng chiều cao tự nhiên, khoảng 32%. Nếu bạn bổ sung dinh dưỡng khoa học, lành mạnh ngay từ nhỏ sẽ có nhiều cơ hội cao lớn đạt chuẩn hơn.
Thực phẩm từ các bữa ăn hằng ngày sẽ cung cấp nguyên liệu để xương phát triển. Xương cần bổ sung canxi, magie, phốt pho, collagen type 2... để tăng trưởng vì đây đều là các thành phần quan trọng trong cấu trúc xương, sụn. Ngoài ra, nó cũng cần vitamin D, protein, kẽm... để đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho xương tăng trưởng.
Yếu tố môi trường
Môi trường bạn sinh ra và lớn lên cũng chi phối đáng kể sự phát triển chiều cao của con người. Yếu tố môi trường bao gồm môi trường sống hằng ngày có trong lành, sạch sẽ hay không, bối cảnh gia đình, không gian học tập và vui chơi, sự quan tâm và chăm sóc của người thân, bạn bè... Khi các yếu tố về môi trường được đảm bảo, chiều cao sẽ có cơ hội tăng trưởng thuận lợi. Cùng với giấc ngủ, môi trường sống sẽ ảnh hưởng khoảng 25% đến quá trình phát triển chiều cao của con người.
Yếu tố vận động
Những người vận động đúng cách, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ có hệ xương khớp linh hoạt, chắc khỏe cùng chiều cao nổi bật hơn. Điều này có được nhờ quá trình vận động sẽ kích thích hệ xương linh hoạt hơn, thúc đẩy xương tích luỹ khoáng chất để tăng mật độ xương, đồng thời kích thích tuyến yên sản xuất hormone tăng trưởng. Ngoài ra, vận động còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe: Hỗ trợ trao đổi chất, tuần hoàn máu, đào thải độc tố, tăng miễn dịch, giúp ăn uống ngon miệng và ngủ ngon hơn. Tất cả những điều này lại hỗ trợ tích cực cho sự tăng trưởng chiều cao của bạn.
Chơi thể thao thúc đẩy chiều cao phát triển tốt
Chiều cao tối đa của con người là bao nhiêu?
Chiều cao trung bình của con người theo khu vực, quốc gia
Chiều cao của con người ở các châu lục, khu vực, quốc gia cũng có sự phân hoá rõ rệt. Dựa trên các thông tin mà chúng tôi cập nhật được, chiều cao trung bình của người dân tại các châu lục trên Thế Giới như sau:
- Châu Âu: 175,5cm (nam) và 162.8 cm (nữ)
- Châu Mỹ: 176,5cm (nam) và 162,2cm (nữ)
- Châu Úc: 176,5cm (nam) và 162,2cm (nữ)
- Châu Á: 170,5cm (nam) và 157,2cm (nữ)
- Châu Phi: 165,3cm (nam) và 152,1cm (nữ)
Từ thống kê chiều cao trung bình của người dân tại các châu lục có thể thấy, châu u, châu Mỹ, châu Úc là những khu vực có chiều cao nổi bật hơn hẳn. Châu Á thuộc nhóm có chiều cao khá thấp và châu Phi đang là khu vực có chiều cao trung bình khiêm tốn nhất.
Thống kê về chiều cao cũng cho chúng ta nhiều suy luận. Chiều cao trung bình và sự phát triển kinh tế, xã hội dường như có sự liên quan mật thiết với nhau. Không thể là ngẫu nhiên khi các châu lục có chiều cao trung bình nổi bật đều thuộc top kinh tế phát triển, đời sống người dân tốt hơn, các dịch vụ y tế, sức khoẻ được chú trọng. Trong khi đó, châu Á và châu Phi đều là các châu lục đang phát triển, về mức thu nhập, sự đầu tư cho dinh dưỡng, y tế đều thua kém. Điều này nhìn chung cũng khá hợp lý vì chỉ khi có điều kiện kinh tế tốt, thu nhập ổn định thì người dân mới có thể chăm sóc dinh dưỡng tốt, đầu tư cho việc tập luyện thể chất hay an tâm để nghỉ ngơi hợp lý mỗi ngày.
Chiều cao tối đa của con người theo giới tính
Chiều cao con người cũng có sự khác biệt theo giới tính. Thông thường, nam giới có chiều cao nổi bật hơn so với nữ giới khoảng 14cm. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp nữ giới có chiều cao nổi bật lên đến 1m80 - 1m90. Nam giới có chiều cao dưới 1m50 cũng không hiếm. Chiều cao trung bình của nam giới dao động trong khoảng 1m65 - 1m8. Với nữ giới, chiều cao trung bình nằm trong khoảng 1m55 - 1m70.
Trong bảng chiều cao trung bình của nam giới, Hà Lan xếp ở vị trí quán quân với mức chiều cao là 182,54cm. Tiếp theo là nam giới Bỉ cao trung bình 181,70cm, nam giới Estonia có chiều cao 181,59cm, các quý ông Latvia cao 181,42 cm và Đan Mạch cao 181,39 cm.
Nam giới thường cao hơn nữ giới
Với nữ giới, Latvia là quốc gia có chiều cao nổi bật nhất. Chiều cao trung bình của phụ nữ Latvia là 169.8 cm (xấp xỉ 1,7 m). Nữ giới Hà Lan có chiều cao trung bình thứ hai với 168,72cm, thứ ba là Estonia với 168,67 cm.
Từ thông tin về nam giới và nữ giới cao nhất Thế Giới, có thể thấy sự chênh lệch về chiều cao theo giới tính là có. Tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều trường hợp nam thấp, nữ cao. Nguyên nhân do lối sống, thói quen ăn uống và sinh hoạt.
Những trường hợp có chiều cao khổng lồ
Lịch sử ghi nhận có rất nhiều trường hợp có chiều cao khổng lồ, nằm ngoài giới hạn chiều cao thông thường của con người. Người đàn ông có chiều cao cao nhất được ghi nhận là Robert Wadlow (Mỹ) có chiều cao lên đến 2m72 và cân nặng xấp xỉ 200kg. Rumeysa Gelgi, người Thổ Nhĩ Kỳ được ghi nhận là người phụ nữ cao nhất thế giới với chiều cao 2,15m.
Robert Wadlow (Mỹ) có chiều cao lên đến 2m72
Danh sách những người có chiều cao ấn tượng:
- John Rogan (Mỹ) cao 2m67
- John F. Carroll (Mỹ) cao 2m63
- Franz Winkelmesser (Áo) cao 2m59
- Julius Koch (Đức) cao 2m56
- Al Tomaini (Mỹ) cao 2m54
Chiều cao ấn tượng của họ do bệnh lý tại tuyến yên, khiến tuyến này sản xuất ra lượng hormone tăng trưởng lớn, xương phát triển với tốc độ nhanh chóng và chỉ khi được can thiệp y tế mới có thể kiểm soát được. Phần lớn người có chiều cao khổng lồ đều gặp các vấn đề sức khoẻ, thậm chí mất khi tuổi đời còn rất trẻ.
Chiều cao tối đa của con người là bao nhiêu?
Theo John Wass tại Đại học Oxford, chuyên gia về hiện tượng khổng lồ cực trị, mức chiều cao tối đa mà con người có thể tăng trưởng là khoảng 9 feet, tương đương 2m75.
Tại sao lại có mức chiều cao tối đa này? Nghiên cứu cho thấy, mức chiều cao tăng lên có thể gây áp lực lên bộ xương của chúng ta. Xương không đủ vững chắc để có thể chịu được khối lượng cơ thể tương đương với chiều cao. Về lý thuyết, ngay cả khi cơ và xương đủ mạnh thì cũng có những vấn đề khác. Trái tim không đủ nhanh để bơm máu đi khắp cơ thể khổng lồ. Lượng máu lớn trong động mạch cũng làm giãn tĩnh mạch, làm vỡ mạch máu. Do đó, mức chiều cao tối đa mà con người có thể sở hữu sẽ không quá mức 2m75.
Cách tối ưu hóa tiềm năng phát triển chiều cao
Chú ý các giai đoạn phát triển quan trọng
Trong quá trình tăng trưởng chiều cao, sẽ có những thời điểm chiều cao tăng trưởng rất nhanh. Nếu chúng ta chăm sóc sức khỏe tốt vào những thời điểm này sẽ tăng cơ hội sở hữu chiều cao lý tưởng khi trưởng thành. Ba giai đoạn vàng trong phát triển thể chất gồm thời kỳ bào thai, 3 năm đầu đời, dậy thì. Cần chú trọng việc ăn uống, vận động, nghỉ ngơi, cải thiện môi trường sống trong 3 thời điểm này để chiều cao phát triển tối đa.
Bổ sung dinh dưỡng tăng chiều cao
Chế độ ăn uống rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng chiều cao. Bạn cần chú ý ăn đủ 4 nhóm chất: Đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Số lượng bữa ăn mỗi ngày cũng nên tăng lên 5-6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Trong các bữa phụ, không cần ăn nhiều, bạn chỉ cần bổ sung những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao để cung cấp dưỡng chất cho xương phát triển.
Dinh dưỡng từ các bữa ăn ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chiều cao
Một số thực phẩm có lợi cho chiều cao nên ăn nhiều hơn:
- Sữa và sản phẩm làm từ sữa
- Trứng gà
- Thịt gà
- Hải sản
- Rau xanh
- Các loại hạt
- Đậu nành và sản phẩm từ đậu nành
- Ngũ cốc nguyên hạt
Lối sống khoa học
Môi trường sống tốt, thói quen sinh hoạt khoa học sẽ giúp bạn cải thiện chiều cao nhanh chóng. Tránh tiếp xúc với những nguồn ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe khi phải tiếp xúc với khói bụi, chất độc hại. Nếu bối cảnh gia đình không được tốt, nên cố gắng suy nghĩ lạc quan, tích cực.
Cần hạn chế sử dụng những sản phẩm gây hại cho sự phát triển chiều cao như: Rượu bia, cà phê, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas… Không nên thức khuya, ngủ thiếu giấc, bỏ bữa… Lối sống lành mạnh, chú ý chăm sóc sức khỏe sẽ giúp bạn có được chiều cao nổi bật.
Vận động thể thao hằng ngày
Như đã chia sẻ ở trên, vận động là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao. Duy trì thói quen vận động hằng ngày sẽ giúp bạn cao lớn, khỏe mạnh hơn. Mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 60-90 phút để tập luyện các bộ môn thể thao có lợi cho chiều cao. Những gợi ý môn thể thao tăng chiều cao nhanh gồm có:
- Bơi
- Chạy bộ
- Nhảy dây
- Bóng đá
- Bóng rổ
- Nhảy dây
- Đu xà
- Leo núi
- Yoga
Tuy nhiên, không phải vận động càng nhiều sẽ càng tốt. Nếu bạn vận động quá sức, có thể làm tổn thương cơ và xương, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng và chiều cao phát triển chậm.
Hy vọng qua bài viết của NuBest Vietnam, bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi chiều cao tối đa của con người là bao nhiêu. Theo dõi NuBest Vietnam mỗi ngày để cập nhật những tin tức sức khỏe hữu ích nhé.