Cho trẻ ăn dặm sớm có ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ không?

NuBest Vietnam
10/07/2024

Em bé sơ sinh lớn lên mỗi ngày và khi đến một thời điểm phù hợp cần bổ sung thêm các thức ăn khác ngoài sữa. Tuy nhiên, thời điểm nào cho con ăn dặm phù hợp là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa. Việc cho trẻ ăn dặm sớm có ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ hay không cũng khiến nhiều phụ huynh trăn trở. Bài viết sau đây của NuBest Vietnam sẽ giúp các bạn giải đáp các nội dung này.

Ăn dặm là gì? Ăn dặm sớm là gì?

Ăn dặm là bước đầu tiên trong quá trình bé khám phá những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Khi trẻ lớn hơn, dinh dưỡng từ sữa không đủ để bé có thể vận động, phát triển thể chất. Hệ tiêu hoá của con cũng đã phát triển, sẵn sàng để tiêu hoá những thực phẩm khác ngoài sữa như cháo, rau củ, thịt cá hay bột ăn dặm.

Độ tuổi phù hợp để bắt đầu cho trẻ ăn dặm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO là khi trẻ đủ 6 tháng tuổi (180 ngày tuổi). Nếu mẹ cho trẻ ăn dặm trước thời điểm trẻ 6 tháng được xem là ăn dặm sớm.

Trẻ nên được ăn dặm khi đã đủ 180 ngày tuổi
Trẻ nên được ăn dặm khi đã đủ 180 ngày tuổi

Dưới 1 tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn được xem là thức ăn chính, nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng nhất đối với trẻ. Ở giai đoạn này, việc ăn dặm đóng vai trò là giúp trẻ làm quen với các thực phẩm, thức ăn dạng đặc và thô, đồng thời bổ sung dinh dưỡng. Do đó, phụ huynh vẫn cần chú ý đến việc cho con uống sữa công thức, bú sữa mẹ ngay cả khi con đã ăn dặm.

Cho con ăn dặm quá sớm là sai lầm trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh mà nhiều cha mẹ mắc phải. Trong khi, điều này không những gây ảnh hưởng xấu cho trẻ ở hiện tại mà còn có thể kéo dài đến khi trẻ lớn lên, trưởng thành.

Lợi ích của ăn dặm đối với trẻ sơ sinh

Cho trẻ ăn dặm đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khoẻ và sự phát triển của em bé.

Bổ sung dinh dưỡng

Thông qua các thực phẩm trong thực đơn ăn dặm của con, cơ thể con sẽ được cung cấp thêm lượng dưỡng chất để giúp con phát triển thể chất, trí tuệ, điển hình là vitamin D, canxi, cùng nhiều vi khoáng thiết yếu khác. Nhu cầu năng lượng của con sau 6 tháng sẽ cao hơn do trẻ đã bắt đầu vận động nhiều hơn, bò, trườn… Nếu chỉ uống sữa, con có thể không đủ năng lượng để vận động.

Kích thích tiêu hoá

Hệ tiêu hoá của con sẽ phát triển mạnh mẽ khi con bắt đầu ăn dặm để có thể hấp thụ, chuyển hoá được những thực phẩm mới ngoài sữa. Hệ tiêu hoá khoẻ, hoạt động tốt giúp con tiếp nhận dinh dưỡng tối hơn, phát triển nhanh chóng hơn.

Ăn dặm đúng cách giúp con yêu phát triển tốt
Ăn dặm đúng cách giúp con yêu phát triển tốt

Nâng cao hệ miễn dịch

Dinh dưỡng từ các bữa ăn dặm sẽ kích thích phát triển hệ miễn dịch cho trẻ, bao gồm vitamin D, vitamin C, protein… giúp trẻ khỏe mạnh, ít ốm vặt hơn.

Giúp con phát triển thể chất tốt

Con có thể tăng trưởng tốt hơn về cân nặng, chiều cao từ khi bắt đầu ăn dặm so với trước đó. Các món ăn dặm ở dạng đặc hơn, dinh dưỡng cao hơn, con hứng thú với việc ăn uống, khám phá những mùi vị khác nhau. Nhờ vậy, em bé phát triển tốt mỗi ngày về cả thể chất lẫn các kỹ năng vận động, trí não, đem lại niềm vui cho cả gia đình.

Những tác hại của việc cho trẻ ăn dặm quá sớm

Ăn dặm rất tốt và hoàn toàn cần thiết đối với trẻ. Nhưng nếu bạn cho con ăn dặm quá sớm, trước thời điểm đủ 6 tháng tuổi có thể khiến con phải đối mặt với nhiều nguy cơ sau đây:

- Rối loạn tiêu hoá: 6 tháng là mốc thời gian xác định để đảm bảo rằng hệ tiêu hoá của con đã phát triển tốt hơn, sẵn sàng và thích hợp để tiêu hoá những thực phẩm khác ngoài sữa. Nếu con ăn dặm quá sớm, khi hệ tiêu hoá vẫn chưa phát triển đủ để xử lý thực phẩm như cháo, rau củ, cá tôm, bột ăn dặm… có thể khiến nó bị rối loạn, quá tải, gây ra các vấn đề nghiêm trọng như: Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi…

- Giảm hấp thụ dinh dưỡng: Hệ tiêu hoá bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dưỡng chất. Ở thời điểm con ăn dặm sớm và kéo dài đến sau này, cơ thể con có thể sẽ không hấp thụ tối đa dinh dưỡng từ thực phẩm mà con ăn, dẫn đến con ăn nhiều mà vẫn bị còi cọc, chậm lớn.

Cho con ăn dặm quá sớm có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe
Cho con ăn dặm quá sớm có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe

- Dị ứng: Nguy cơ trẻ bị dị ứng thực phẩm sẽ cao hơn nếu cha mẹ cho con ăn dặm quá sớm. Nguyên nhân do hệ tiêu hoá cũng như cơ thể của bé chưa thực sự sẵn sàng để tiếp nhận các thực phẩm ăn dặm, dẫn đến các hiện tượng như nôn, nổi mẩn ngứa, sưng phù, khó thở, đau bụng, đi ngoài…

- Ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ: Con ăn dặm quá sớm, không đúng cách cũng có thể bị tác động xấu đến sự phát triển trí não. Quá trình hệ tiêu hoá và cơ thể phản ứng với thực phẩm ăn dặm có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, trẻ sợ ăn, lười ăn, gây thiếu dinh dưỡng cần thiết cho trí não, ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ.

Cho trẻ ăn dặm sớm có ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ không?

Cha mẹ nên cân nhắc thật kỹ nếu muốn cho con ăn dặm sớm trước thời điểm 6 tháng. Ảnh hưởng tiêu cực của việc ăn dặm sớm đã được phân tích ở trên. Mối quan hệ giữa ăn dặm sớm và tăng trưởng chiều cao kém là hoàn toàn có cơ sở.

Hệ tiêu hoá bị tổn thương, hấp thụ dinh dưỡng kém, dị ứng… khiến sức khoẻ của con bị ảnh hưởng, xương có thể không nhận đủ các dưỡng chất cần thiết để phát triển, khiến trẻ tăng trưởng chiều cao chậm, dưới chuẩn chiều cao so với tháng tuổi.

Ăn dặm quá sớm cũng có thể tác động đến tâm lý của con, hình thành thói quen sợ ăn, cha mẹ càng ép con ăn thì con càng cảm thấy sợ hãi với việc ăn uống. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của con.

Do đó, để đảm bảo cho sức khoẻ và sự tăng trưởng chiều cao tối đa của con, cha mẹ nên hạn chế cho con ăn dặm sớm trước thời điểm đủ 6 tháng tuổi.

Cách cho trẻ ăn dặm khoa học để chiều cao phát triển tối đa

Để con tăng trưởng chiều cao tốt, ngay từ khi bắt đầu cho con ăn dặm, cha mẹ nên chú ý những nguyên tắc sau:

- Thời điểm ăn dặm: Chỉ cho con ăn dặm khi con đủ 6 tháng - 180 ngày tuổi. Không cho con ăn quá trước thời điểm này. Nhưng cũng không được để con ăn dặm quá trễ, có thể gây thiếu chất, con tăng trưởng kém.

- Lựa chọn phương pháp phù hợp: Hiện nay có rất nhiều phương pháp cho con ăn dặm:

+ Ăn dặm truyền thống: Cho các thực phẩm vào chung nồi, nấu mềm rồi xay hoặc tán nhuyễn ra cho con.

+ Ăn dặm kiểu Nhật: Nấu riêng mỗi thực phẩm, độ thô phù hợp với khả năng của trẻ, cho con ăn từng thực phẩm riêng để con cảm nhận đúng mùi vị của thực phẩm đó. 

+ Ăn dặm tự chỉ huy: Phương pháp này rèn con ăn thô ngay từ đầu nhưng đảm bảo thực phẩm đã được nấu mềm. Đặc biệt, thay vì cha mẹ đút cho con ăn như 2 phương pháp trên, phương pháp này trẻ sẽ tự bốc ăn, tự lựa chọn mình sẽ ăn thức ăn nào, lượng bao nhiêu đến khi không ăn nữa.

Tuỳ quan điểm cá nhân và khả năng của từng bé mà các bạn có thể lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho con.

Với ăn dặm tự chỉ huy, trẻ sẽ ăn bốc thay vì được mẹ đút ăn
Với ăn dặm tự chỉ huy, trẻ sẽ ăn bốc thay vì được mẹ đút ăn

- Bắt đầu với thực phẩm phù hợp: Khi mới mắt đầu ăn dặm, nên cho con ăn bột ăn dặm vị ngọt hoặc cháo trắng xay nhuyễn để hệ tiêu hoá làm quen dần. Sau đó mới cho con ăn bột mặn, cháo rau củ, cuối cùng mới cho con cháo có thịt cá.

Về dạng thức, nên cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, sau đó mới tập ăn cơm.

- Đừng quá quan trọng về số lượng: Nhiều mẹ có thói quen ép con ăn hết phần ăn đã chuẩn bị, khi con không muốn ăn vẫn cố gắng ép con ăn bằng nhiều cách. Tuy nhiên, điều này là không nên. Mới bắt đầu ăn dặm, việc ăn dặm chỉ đóng vai trò giúp bé làm quen với thức ăn mới, kiểu ăn uống khác ngoài nằm bú sữa mẹ. Các bạn chỉ nên cho con ăn theo nhu cầu, có thể hôm nay trẻ ăn rất nhiều, nhưng ngày mai chỉ ăn một ít hoặc không ăn. Không nên ép trẻ ăn với lượng quá nhiều mỗi bữa có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của trẻ.

- Đa dạng thực phẩm và tạo không khí ăn uống vui vẻ: Sau giai đoạn con làm quen với ăn dặm, bạn có thể đa dạng thực phẩm cho bữa ăn của con, cùng với đó là cách chế biến, trang trí bắt mắt để kích thích con hứng thú với việc ăn uống hơn.

Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

Khi cho trẻ ăn dặm, cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây:

- Lựa chọn thực phẩm an toàn, không chứa các thành phần có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

- Quá trình chế biến cẩn thận, vệ sinh

- Khi nấu thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi không nêm gia vị như muối, đường, bột ngọt, ớt…

- Đừng quên bổ sung dầu ăn, mỡ động vật vào thức ăn dặm của trẻ.

Trang trí bữa ăn bắt mắt và tạo không khí vui vẻ để trẻ ăn dặm tốt hơn
Trang trí bữa ăn bắt mắt và tạo không khí vui vẻ để trẻ ăn dặm tốt hơn

- Với mỗi thực phẩm, khi cho con ăn lần đầu nên cho con ăn liên tiếp 2-3 bữa để kiểm tra xem con có bị dị ứng với thực phẩm đó hay không. Nên liệt kê những thực phẩm con bị dị ứng để tránh cho con ăn.

- Khi mới tập ăn dặm, chỉ nên cho con ăn 1 bữa/ngày, sau đó mới tăng lên 2 bữa, 3 bữa/ngày theo sự phát triển của con.

Cha mẹ không nên cho con ăn dặm quá sớm, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ và ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ sau này. Ngoài ra, cần lưu ý các nguyên tắc cho trẻ ăn dặm khoa học mà bài viết chia sẻ để chăm sóc con thật tốt nhé.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không dùng để tự chẩn đoán hay điều trị bệnh. Nếu gặp các vấn đề sức khỏe, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có chuyên môn cao.
avatar

Bài viết của

NuBest Vietnam

NuBest Vietnam là đơn vị nhập khẩu chính hãng các dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) từ NuBest Hoa Kỳ - Thương hiệu phân phối TPBVSK uy tín trên toàn thế giới.

Tin tức liên quan
Cam kết chính hãng
cam ket
NuBest Vietnam (Công ty TNHH NuBest) tự hào là đại diện nhập khẩu chính thức các sản phẩm của NuBest Inc Hoa Kỳ - đơn vị sở hữu và phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên Toàn Cầu có trụ sở tại Mỹ. Với mục tiêu mang đến người tiêu dùng Việt những sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng, an toàn với chi phí hợp lý, NuBest Vietnam đã tích cực chọn lọc những sản phẩm thiên nhiên, từ nguồn nguyên liệu sạch mang đến cho người tiêu dùng. Tất cả sản phẩm của NuBest Inc đều được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất Quốc tế cGMP, chứng nhận Organic bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Đặc biệt tất cả sản phẩm được phân phối tại Việt Nam đều được FDA Hoa Kỳ (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cấp phép lưu hành tự do tại Mỹ và đã được Bộ Y tế tại Việt Nam cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.