Khi nào cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra chiều cao?

Created at 09/05/2024 | Written by NuBest Vietnam

Tự đo chiều cao và xác định con đã cao đạt chuẩn hay chưa ngay tại nhà đôi khi chưa phản ánh đúng chiều cao thực tế của trẻ. Cha mẹ nên đưa con đi thăm khám dinh dưỡng tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ trực tiếp đo chiều cao bằng thước chuyên dụng, xác định chính xác các chỉ số phát triển thể chất của trẻ. Khi nào cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra chiều cao, lợi ích của thăm khám dinh dưỡng là gì? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Thời điểm cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra chiều cao?

Thăm khám sức khỏe cho trẻ là một hoạt động vô cùng thiết thực, nhằm xác định tình trạng phát triển, sức khỏe của trẻ. Trường hợp con không may gặp phải sự cố sức khỏe nào đó hoặc thể chất tăng trưởng chậm hơn tuổi, thông qua thăm khám cha mẹ sẽ xác định sớm tình trạng, tìm hiểu nguyên nhân và được hướng dẫn cách chăm sóc con phù hợp. Dưới đây là một số thời điểm cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra chiều cao.

Trẻ được thăm khám sức khoẻ thường xuyên rất có lợi cho quá trình phát triển chiều cao
Trẻ được thăm khám sức khoẻ thường xuyên rất có lợi cho quá trình phát triển chiều cao

Khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần

Khoảng 3 tháng hoặc ít nhất là 6 tháng cha mẹ nên đưa con đến các trung tâm y tế, trung tâm dinh dưỡng để đo chiều cao cân nặng, thực hiện các xét nghiệm và chỉ định y khoa để kiểm tra sức khỏe tổng quát.

Các chuyên gia sẽ đối chiếu chỉ số phát triển của trẻ với biểu đồ tăng trưởng theo chuẩn của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO hoặc CDC Việt Nam, thông báo cho cha mẹ con đã phát triển đạt chuẩn, vượt chuẩn hay thấp hơn chuẩn. Việc khám sức khỏe định kỳ cũng giúp cha mẹ theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ định kỳ, kiểm tra tốc độ phát triển chiều cao, cân nặng hiện tại có phù hợp với độ tuổi hay chưa để có hướng chăm sóc phù hợp.

Thông qua khám sức khỏe định kỳ, cha mẹ cũng có thể so sánh chiều cao của trẻ với các bé cùng trang lứa. Từ đó kịp thời áp dụng các cách tăng chiều cao nhanh chóng giúp con bắt kịp chiều cao với bạn bè.

Khi có dấu hiệu bất thường về chiều cao

Khi nhận thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao của con có dấu hiệu chậm lại hoặc ngừng tăng trong độ tuổi mà chiều cao vẫn còn tăng trưởng tốt (dưới 14 tuổi). Bất thường về tăng trưởng thể chất này có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó. Bên cạnh đó, nếu chiều cao của trẻ thấp hơn so với chuẩn chiều cao theo độ tuổi quá nhiều và dù đã áp dụng cách tăng chiều cao tại nhà nhưng không đạt được hiệu quả tốt thì cũng nên đưa con đi khám bác sĩ để kiểm tra chiều cao.

Định kỳ 3-6 tháng nên đưa con đi khám sức khỏe, kiểm tra chiều cao và cân nặng
Định kỳ 3-6 tháng nên đưa con đi khám sức khỏe, kiểm tra chiều cao và cân nặng

Đặc biệt, nếu con có các biểu hiện sức khỏe bất thường như mệt mỏi, chán ăn, ngủ nhiều, đau bụng, hay ốm vặt… Cha mẹ cũng không nên chủ quan mà cần đưa con đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe chung, xác định nguyên nhân khiến sức khỏe suy giảm và chăm sóc con theo hướng dẫn.

Giai đoạn quan trọng cần theo dõi

Ở những giai đoạn chiều cao tăng trưởng nhanh như 3 năm đầu đời hay thời kỳ dậy thì, cha mẹ cũng nên sắp xếp cho con đi thăm khám, kiểm tra chiều cao và cân nặng, so sánh với chuẩn theo độ tuổi. Việc theo dõi chiều cao ở những thời kỳ này tốt sẽ giúp hỗ trợ chiều cao tăng nhanh, kịp thời khắc phục nếu chiều cao có dấu hiệu tăng trưởng chậm hơn bình thường, không bỏ lỡ giai đoạn vàng trong phát triển thể chất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Để cải thiện chiều cao cho trẻ hiệu quả, cha mẹ cần biết được có những yếu tố nào đang ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ:

- Di truyền: Di truyền tác động khoảng hơn 20% trong quá trình phát triển chiều cao. Gen di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển của tấm tăng trưởng, quá trình hấp thụ vitamin D của cơ thể, sự sản sinh hormone tăng trưởng… Mức độ chi phối của di truyền đối với chiều cao không lớn như tưởng tượng của chúng ta. Cha mẹ thấp bé vẫn có thể nuôi con cao đạt chuẩn nếu nắm được bí quyết tăng chiều cao nhanh chóng.

- Dinh dưỡng: Không phải di truyền, dinh dưỡng mới là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đối với chiều cao của trẻ, chiếm hơn 30%. Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng sẽ hỗ trợ hệ xương tăng trưởng tốt, cung cấp đủ những nguyên liệu quan trọng để tạo xương, tăng mật độ xương. Cha mẹ nên chú ý cho con ăn uống đủ chất, đặc biệt là các thành phần quan trọng đối với xương như protein, canxi, vitamin D, kẽm…

Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển chiều cao tự nhiên
Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển chiều cao tự nhiên

- Giấc ngủ: Giấc ngủ rất quan trọng đối với chiều cao và sức khỏe của trẻ, ảnh hưởng khoảng gần 25% cùng với môi trường sống. Ngủ đủ giấc, ngủ sâu giấc hỗ trợ tuyến yên sản xuất ra nhiều hormone tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển cơ và xương trong cơ thể. Trẻ nên ngủ trước 22h hằng ngày, ngủ đủ 8-10 tiếng tùy vào độ tuổi, để giúp chiều cao phát triển nhanh chóng.

- Hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên giúp chiều cao của con tăng trưởng thuận lợi hơn. Ước tính, vận động sẽ ảnh hưởng khoảng 20% đến quá trình tăng trưởng chiều cao. Khi trẻ chơi các môn thể thao sẽ kích thích hệ xương tích lũy khoáng chất, tăng mật độ xương. Xương cũng linh hoạt, dẻo dai hơn nếu được vận động, co duỗi thường xuyên.

- Yếu tố tâm lý: Tình trạng tâm lý, tinh thần của trẻ cũng tác động lớn đến sự tăng trưởng chiều cao. Trẻ hay suy nghĩ tiêu cực, gặp áp lực trong cuộc sống thường bỏ bê ăn uống hoặc ăn uống không khoa học, lười vận động và đặc biệt là mất ngủ, ngủ không ngon giấc, dẫn đến căng thẳng, stress. Chiều cao không thể tăng trưởng thuận lợi trong điều kiện này khiến con có tầm vóc thấp hơn tiềm năng di truyền.

- Môi trường sống: Môi trường sống ô nhiễm, độc hại, bối cảnh gia đình phức tạp, không được chăm sóc và giáo dục đúng cách cũng gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao. Muốn con cao lớn đạt chuẩn cần tạo điều kiện cho trẻ sống trong môi trường trong lành, sạch sẽ, vui vẻ và thoải mái.

Lợi ích của việc đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra chiều cao sớm

Được cha mẹ tạo điều kiện thăm khám sức khỏe và kiểm tra chiều cao với lịch trình phù hợp sẽ đem đến nhiều lợi ích quan trọng đối với sức khỏe và sự tăng trưởng chiều cao của trẻ.

- Phát hiện sớm các vấn đề về chiều cao: Nhờ việc kiểm tra chiều cao thường xuyên bởi bác sĩ, những người có chuyên môn, các vấn đề về chiều cao như cao thấp hơn chuẩn, tốc độ phát triển thấp hơn so với độ tuổi sẽ được phát hiện sớm hơn. Nếu phát hiện muộn, con có thể bỏ lỡ giai đoạn chiều cao tăng nhanh, mất đi cơ hội cao đạt chuẩn.

- Có biện pháp can thiệp kịp thời: Nhờ phát hiện vấn đề về chiều cao sớm thông qua khám bác sĩ để kiểm tra chiều cao, cha mẹ có thể can thiệp kịp thời bằng các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe từ bác sĩ, giúp cải thiện chiều cao và sức khỏe cho trẻ hiệu quả.

Can thiệp ngay khi con có dấu hiệu phát triển thể chất kém
Can thiệp ngay khi con có dấu hiệu phát triển thể chất kém

- Tăng hiệu quả điều trị: Hiệu quả cải thiện chiều cao và chăm sóc sức khỏe, khắc phục vấn đề chiều cao và sức khỏe mà trẻ gặp phải sẽ tốt hơn nhờ phát hiện sớm và có sự hướng dẫn từ chuyên gia.

- Giúp trẻ đạt được chiều cao tối ưu: Thăm khám định kỳ và kiểm tra chiều cao bởi bác sĩ sẽ giúp quá trình chăm sóc chiều cao cho trẻ diễn ra thuận lợi, tốt hơn, hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao hết mức tiềm năng, chinh phục chiều cao đạt chuẩn.

Một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra chiều cao

Khi đưa con đi khám bác sĩ để kiểm tra chiều cao, cha mẹ nên chú ý một số vấn đề sau đây:

- Chuẩn bị đầy đủ thông tin về sức khỏe của trẻ: Bao gồm ngày tháng năm sinh, tình trạng sức khỏe, các vấn đề sức khỏe hay dị ứng từng gặp phải, ghi chép số đo chiều cao cân nặng và tốc độ tăng trưởng của trẻ ở những lần thăm khám trước đây.

- Đưa trẻ đi khám theo lịch hẹn của bác sĩ: Theo lịch hẹn của bác sĩ đưa ra ở mỗi lần thăm khám, cha mẹ nên đưa con đi đúng lịch để giúp quá trình theo dõi chiều cao, cân nặng diễn ra tốt nhất, không bỏ lỡ những thời điểm vàng để can thiệp tăng chiều cao.

- Hỏi kỹ bác sĩ về các vấn đề liên quan đến chiều cao của trẻ: Nếu trẻ gặp phải các vấn đề sức khỏe hay tăng trưởng chiều cao kém, cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ về nguyên nhân, tình trạng hiện tại của con cũng như các lưu ý khi chăm sóc để giúp con cải thiện sức khỏe và chiều cao nhanh chóng.

- Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ: Trong quá trình chăm sóc sức khỏe và cải thiện chiều cao cho trẻ, cha mẹ phải hướng dẫn rẻ tuân thủ mọi hướng dẫn chăm sóc từ bác sĩ.

Các biện pháp giúp trẻ phát triển chiều cao tốt

Từ các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, cha mẹ nên có kế hoạch giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn theo các nguyên tắc sau đây:

- Dinh dưỡng: Áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng dưỡng chất, đặc biệt là protein, canxi, vitamin D vì đây là những thành phần quan trọng trong cấu tạo xương. Xây dựng cơ cấu bữa ăn khoa học với 5-6 bữa/ngày, 3 bữa chính cùng 2-3 bữa phụ. Ưu tiên những thực phẩm lành mạnh, có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho xương như sữa, phô mai, sữa chua, cá, tôm, cua, rau xanh, các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt…

- Giấc ngủ: Hướng dẫn và tạo điều kiện cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ sớm mỗi ngày. Thời điểm tốt nhất để trẻ đi ngủ là từ 21h – 22h, ngủ liền mạch 8-10 tiếng mỗi đêm. Dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng phù hợp để con ngủ ngon giấc hơn.

- Tập thể dục: Tùy vào độ tuổi, thể trạng, năng khiếu thể thao của con mà cha mẹ có thể hướng dẫn con tập thể dục thường xuyên, lựa chọn bộ môn vận động phù hợp với lứa tuổi. Những môn thể thao tốt cho chiều cao gồm có chạy bộ, bơi, nhảy dây, bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, yoga… Thời gian vận động tăng chiều cao hợp lý từ 30 – 60 phút/ngày.

Tạo điều kiện cho con vận động thể thao 30 - 60 phút/ngày
Tạo điều kiện cho con vận động thể thao 30 - 60 phút/ngày

- Kiểm soát cân nặng: Theo dõi cân nặng của con và đối chiếu với bảng cân nặng chuẩn theo tuổi, cân nặng chuẩn với từng mức chiều cao, kiểm soát cân nặng của con nằm trong mức chuẩn. Tránh để con bị thừa cân béo phì hoặc suy dinh dưỡng vì các tình trạng này đều cản trở chiều cao phát triển hết tiềm năng.

- Điều trị các bệnh lý: Nếu phát hiện con mắc phải các bệnh lý nào đó dù có nghiêm trọng hay không thì vẫn nên được điều trị càng sớm càng tốt. Sức khỏe tốt sẽ tạo nền tảng vững chắc để trẻ phát triển cân nặng và chiều cao đạt chuẩn.

- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao: Nếu con có dấu hiệu thấp hơn chuẩn mà không thể chăm sóc bữa ăn hằng ngày của con một cách tốt nhất, cha mẹ có thể cho con sử dụng thêm sản phẩm bổ sung dinh dưỡng. Thành phần của sản phẩm thường chứa đủ các dưỡng chất có lợi cho hệ xương, thúc đẩy chiều cao tăng trưởng nhanh chóng. Hàm lượng mỗi chất đều cụ thể, dạng thức được cơ thể hấp thụ nhanh chóng, tối đa. Hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao trên thị trường. Cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ thông tin sản phẩm và chọn cho con của mình một sản phẩm uy tín, chất lượng.

Nắm được khi nào cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra chiều cao sẽ giúp các bạn chăm sóc chiều cao và sức khỏe cho con tốt hơn. Con của bạn sẽ có cơ hội cao đạt chuẩn và có sức khỏe tốt hơn nhờ được thăm khám và can thiệp chăm sóc kịp thời.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không dùng để tự chẩn đoán hay điều trị bệnh. Nếu gặp các vấn đề sức khỏe, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có chuyên môn cao.
Tin tức liên quan
Cam kết chính hãng
cam ket
NuBest Vietnam (Công ty TNHH NuBest) tự hào là đại diện nhập khẩu chính thức các sản phẩm của NuBest Inc Hoa Kỳ - đơn vị sở hữu và phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên Toàn Cầu có trụ sở tại Mỹ. Với mục tiêu mang đến người tiêu dùng Việt những sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng, an toàn với chi phí hợp lý, NuBest Vietnam đã tích cực chọn lọc những sản phẩm thiên nhiên, từ nguồn nguyên liệu sạch mang đến cho người tiêu dùng. Tất cả sản phẩm của NuBest Inc đều được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất Quốc tế cGMP, chứng nhận Organic bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Đặc biệt tất cả sản phẩm được phân phối tại Việt Nam đều được FDA Hoa Kỳ (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cấp phép lưu hành tự do tại Mỹ và đã được Bộ Y tế tại Việt Nam cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.