Lười vận động ảnh hưởng xấu đến chiều cao như thế nào?

NuBest Vietnam
17/07/2024

Lười vận động với các thói quen xấu như chơi điện thoại, lướt mạng được xem là một trong những những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển chiều cao. Trong bài viết này, hãy cùng nubest.vn tìm hiểu những tác hại và biện pháp cải thiện chiều cao. 

Lý giải vì sao trẻ em và thanh thiếu niên ngày nay lười vận động?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay lười biếng vận động, tập luyện thể dục thể thao. Đầu tiên có thể kể đến tác động từ sự phát triển của công nghệ, các thiết bị điện tử thông minh. Hầu hết khi có thời gian rảnh rỗi, trẻ thường xuyên cắm cúi vào chiếc điện thoại, máy tính bảng để xem các chương trình giải trí, chơi game. Với hình ảnh, âm thanh sinh động, hấp dẫn, kích thích và lôi cuốn trẻ đắm chìm, dần dần khiến trẻ thụ động và lười di chuyển, vận động. 

Các thiết bị điện tử cuốn hút trẻ những khoảng thời gian rảnh rỗi sau giờ học 
Các thiết bị điện tử cuốn hút trẻ những khoảng thời gian rảnh rỗi sau giờ học

Nguyên nhân thứ hai có thể kể đến là lối sống bận rộn. Cha mẹ bận rộn với công việc, nỗi lo âu về kinh tế, các mối quan hệ xã hội khiến cho quỹ thời gian dành cho con cái dần dần eo hẹp. Cha mẹ thờ ơ, có thể lãng quên, tập cho trẻ thói quen tự chơi với các thiết bị điện tử. Không chỉ có cha mẹ, trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay có lịch học quà dày đặc, ít thời gian vui chơi vận động thể thao ngoài trời. Hơn hết, tại các thành phố lớn rất thiếu các không gian vui chơi ngoài trời cho trẻ, điều lại càng khiến trẻ thu nhỏ không gian vui chơi, quay về với các thiết bị điện tử. 

Nguyên nhân thứ ba, các tác động về mạng xã hội, truyền thông. Trẻ em và thanh thiếu niên ngày nay được tạo điều kiện tiếp xúc với các thông tin truyền thống khá sớm. Trẻ được tiếp xúc và lôi cuốn với các thực phẩm không lành mạnh, dẫn đến thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Các chương trình game được đổi mới liên tục thu hút sự tò mò và hứng thú của trẻ. 

Xã hội phát triển kéo theo những phát minh về các thiết bị, máy móc điện tử thông minh, đa công dụng 
Xã hội phát triển kéo theo những phát minh về các thiết bị, máy móc điện tử thông minh, đa công dụng

Nguyên nhân cuối cùng là do yếu tố về tâm lý ảnh hưởng. Trẻ em thiếu động lực với các bộ môn thể thao, trẻ không nhận thức được lợi ích và tầm quan trọng của việc vận động cải thiện chiều cao. Một số trẻ có những sợ hãi, lo lắng gặp các tai nạn khi tập luyện, hay những sợ hãi khi tham gia bị thất bại, bị so sánh giữa các bạn bè tham gia, vì sự bảo bọc quá kỹ lưỡng từ cha mẹ. Trẻ thiếu kỹ năng vận động, không được cha mẹ, thầy cô dạy dỗ dẫn đến sự lúng túng, ngại ngùng và sợ hãi khi tham gia. 

Lười vận động mang đến những tác hại như thế nào đối với chiều cao?

Vấn đề lười vận động mang đến những tác hại tiêu cực cho sức khỏe, đặc biệt là chiều cao trong giai đoạn dậy thì. Theo các chuyên gia, vận động giúp kích thích quá trình hormone tăng trưởng sản sinh ra nhiều hơn, nhờ vào đó chiều cao có thể gia tăng nhanh chóng. Việc lười vận động khiến cho hàm lượng hormone trong cơ thể sản xuất ít hơn, làm gia tăng nguy cơ sở hữu chiều cao thấp bé. Khi vận động, cơ thể sẽ được lưu thông khí huyết, kích thích cơ thể hấp thụ các dưỡng chất, đặc biệt là canxi có lợi cho xương khớp. Chính vì thế, việc lười vận động sẽ khiến cơ thể lưu thông kém, quá trình bài tiết canxi đẩy nhanh hơn, khiến cho dáng vóc của trẻ ngày càng thấp còi. 

Lười vận động mang đến những hệ luỵ về chiều cao?
Lười vận động mang đến những hệ luỵ về chiều cao?

Trong xã hội hiện đại, trẻ em và thanh thiếu niên được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất với đa dạng nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Việc lười vận động nhưng bổ sung dư thừa dinh dưỡng khiến cho cân nặng gia tăng nhanh chóng, lượng mỡ thừa tích tụ lớn trong cơ thể. Việc cân nặng gia tăng gây nên những áp lực lớn cho cột sống, các mô xương bị chèn ép, hạn chế không gian phát triển. Ngoài ra, khi cân nặng tăng cao, cơ thể bạn có thể đối diện với những căn bệnh nguy hiểm khác như huyết áp cao, tiểu đường, béo phì….

Bên cạnh, những ảnh hưởng về mặt thể chất việc lười vận động cũng có thể ảnh hưởng đến mặt tâm lý. Trẻ em và thanh thiếu niên có thể tiếp xúc với những tệ nạn xấu xuất hiện trên mạng xã hội, ảnh hưởng và có thể nhanh chóng thay đổi tâm lý tiêu cực, méo mó và tiêu cực. Với những căng thẳng và áp lực sẽ khó có thể chuyển hoá và được giải toả, trẻ dễ stress, mệt mỏi, tinh thần lờ đờ, không tỉnh táo. Việc lười vận động đam mê và yêu thích vào các thiết bị điện tử sẽ khiến trẻ rơi vào các căn bệnh như: rối loạn cưỡng bức, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn internet, tăng động… 

Các biện pháp khắc phục tình trạng lười vận động

Cha mẹ hãy là tấm gương cho trẻ noi theo với các hoạt động tham gia thể thao cùng các thành viên trong gia đình như ông bà, cha mẹ và con cái. Trẻ nhỏ thường có tính học hỏi từ những người thân yêu, khi thấy người thân tham gia các hoạt động thể thao, trẻ sẽ có xu hướng noi theo. Trong các khoảng thời gian rảnh rỗi, cha mẹ có thể cùng trẻ tham gia các bộ môn như bóng chuyền, cầu lông, nhảy dây, chạy bộ, bơi lội… Có thể thấy, hoạt động này giúp các thành viên trong gia đình kết nối và thấu hiểu. Việc vận động với tần suất đều đặn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho tất cả các thanh viên trong gia đình.
 
Cha mẹ tâm lý giúp trẻ tạo ra những niềm vui và sự hứng thú khi tham gia các hoạt động thể thao. Hãy tạo các điều kiện cho con đăng ký các câu lạc bộ thể thao phù hợp với sở thích và độ tuổi, bổ sung thêm dinh dưỡng cho con, kết nối thêm với những bạn bè đồng trang lứa, ghi danh tham dự các cuộc thi. Cha mẹ có thể sắp xếp thời gian, cùng trẻ tham gia, khuyến khích và tạo động lực phấn động và tìm ra niềm vui khi vận động. 

Lên kế hoạch tập luyện các bộ môn thể thao cố định với các thành viên trong gia đình
Lên kế hoạch tập luyện các bộ môn thể thao cố định với các thành viên trong gia đình

Bên cạnh việc khuyến khích trẻ vận động, cha mẹ cần quản lý khung thời gian cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử. Thay vì cho trẻ chơi thoải mái, cha mẹ có thể quy định và rút ngắn thời gian lạm dụng các thiết bị điện tử từ 15 - 30 phút mỗi ngày. Lưu ý, với những trẻ đã có thói quen sử dụng các thiết bị điện tử, thay vì ép buộc ngay lập tức, cha mẹ nên từ từ chuyển biến tập luyện thời gian ngắn cho trẻ và nâng cao tần suất tập luyện. Hơn hết, cha mẹ cũng có trách nhiệm giúp trẻ nhận thức được những tác hại của việc lười vận động và lợi ích của việc vận động đối với sức khỏe, đặc biệt là chiều cao. Hãy khen ngợi, động viên và thưởng cho trẻ khi con tham gia các hoạt động thể thao. 

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tạo môi trường thuận lợi cho trẻ vận động khi trang bị các vật dụng tập thể thao, tạo môi trường cho con tập luyện. Lưu ý, hạn chế cho trẻ tiếp xúc các môi trường tiềm ẩn các yếu tố nguy hiểm như các sân chơi gần đường lớn, các ao hồ, sông suối…

Tóm lại lười vận động là một trong những tác nhân khiến trẻ luôn còi cọc, thấp bé, hay đau ốm cũng như dễ mắc bệnh về thể chất và tâm lý. Hy vọng với các chia sẻ trong bài viết giúp cha mẹ có thêm những thông tin và biện pháp áp dụng thay đổi tình trạng lười vận động ở trẻ em và thanh thiếu niên. 

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không dùng để tự chẩn đoán hay điều trị bệnh. Nếu gặp các vấn đề sức khỏe, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có chuyên môn cao.
avatar

Bài viết của

NuBest Vietnam

NuBest Vietnam là đơn vị nhập khẩu chính hãng các dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) từ NuBest Hoa Kỳ - Thương hiệu phân phối TPBVSK uy tín trên toàn thế giới.

Tin tức liên quan
Cam kết chính hãng
cam ket
NuBest Vietnam (Công ty TNHH NuBest) tự hào là đại diện nhập khẩu chính thức các sản phẩm của NuBest Inc Hoa Kỳ - đơn vị sở hữu và phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên Toàn Cầu có trụ sở tại Mỹ. Với mục tiêu mang đến người tiêu dùng Việt những sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng, an toàn với chi phí hợp lý, NuBest Vietnam đã tích cực chọn lọc những sản phẩm thiên nhiên, từ nguồn nguyên liệu sạch mang đến cho người tiêu dùng. Tất cả sản phẩm của NuBest Inc đều được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất Quốc tế cGMP, chứng nhận Organic bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Đặc biệt tất cả sản phẩm được phân phối tại Việt Nam đều được FDA Hoa Kỳ (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cấp phép lưu hành tự do tại Mỹ và đã được Bộ Y tế tại Việt Nam cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.