Thiếu hụt hormone tăng trưởng có những biểu hiện như thế nào?
Thấp lùn là tình trạng trẻ có chỉ số chiều cao thấp hơn nhiều so với các bạn bè đồng trang lứa. Cha mẹ có thể theo dõi trong suốt một thời gian dài, dù đang trong độ tuổi tiền dậy thì, dậy thì nhưng chiều cao của trẻ hầu như không có sự thay đổi quá nhiều. So với các bộ phận trên cơ thể, các chỉ số về chiều dài không cân đối với phần tay và chân ngắn hơn phần thân, đầu có thể to bất thường.
Liệt kê 6 dấu hiệu biểu hiện tình trạng thiếu hụt hormone tăng trưởng
Bên cạnh những dấu hiệu bên ngoài, cha mẹ còn có thể nhận biết khi trẻ dậy thì quá sớm hoặc quá muộn. Đối với các bé gái, độ tuổi dậy thì thường bắt đầu từ khoảng 8-13 tuổi, các bé trai sẽ bắt đầu giai đoạn dậy thì muộn hơn từ 9-14 tuổi. Song song đó, các đặc điểm khuôn mặt cũng là dấu hiệu để cha mẹ nhận biết như phần trán nhô, mũi tẹt, cằm lẹm và tai to…
Ở vấn đề xương khớp, các trẻ thấp lùn thường sở hữu đôi chân vòng kiềng, lưng cong, cột sống cong vẹo và rất dễ bị gãy xương khi va đập nhẹ. Trẻ thấp lùn cũng có những biểu hiện rối loạn nội tiết với các triệu chứng như cơ thể hay mệt mỏi, chậm lớn, cân nặng thay đổi bất thường, nhạy cảm với nhiệt độ…
Tại sao thiếu hormone khiến cho cơ thể trẻ kìm hãm tăng trưởng?
Theo các nhà khoa học, hormone tăng trưởng là một trong những loại hormone quan trọng giúp các tế bào mô sụn tăng sinh, kéo dài xương dài ra nhanh chóng. Đặc biệt trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì khi thiếu hormone này sẽ khiến cho quá trình tăng trưởng bị kìm hãm, dẫn đến chiều cao bị hạn chế, thấp lùn và còi cọc.
Để giúp chiều cao phát triển, cơ thể cần tổng hợp chất đạm, các hormone tăng trưởng giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein, thúc đẩy sự phát triển các mô và nhóm cơ bắp chính. Ngoài ra, các hormone này còn giúp quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng khi bổ sung năng lượng, hỗ trợ phát triển xương khớp. Thiếu hụt các hormone tăng trưởng tác động trực tiếp đến quá trình chuyển hoá, hấp thụ năng lượng với các tác hại nghiêm trọng.
Thiếu hụt hormone có thể do 2 nguyên nhân chính là di truyền hoặc mắc các bệnh mãn tính như suy tuyến yên, u tuyến yên, não tổn thương... Trong đó, bộ phận sản xuất các hormone tăng trưởng, kích thích chiều cao phát triển chính là tuyến yên.
Liệt kê các loại hormone tăng trưởng tác động chiều cao
Hormone tăng trưởng đóng vai trò quyết định chính đến tốc độ tăng trưởng về chiều cao của trẻ. Các hormone này đảm bảo việc kéo dài xương nhanh chóng với hormone tăng trưởng GH, hormone tuyến giáp, Insulin, hormone giới tính, hormone cận tuyến giáp, leptin…
Trong đó, GH là hormone tăng trưởng chính kích thích các mô xương phát triển đóng vai trò bứt tốc chiều cao trong những năm tháng dậy thì. Một hormone thiết yếu khác cũng đóng vai trò quan trọng như GH chính là Insulin với tên khoa học viết tắt là IGF-1 được sản xuất tại gan và các mô khác giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng, phát triển xương khớp cân đối, nhân quá trình sản xuất tế bào sụn.
Các hormone tăng trưởng hoạt động tương tác với nhau cùng hỗ trợ xương khớp tăng trưởng mạnh mẽ
Hormone tuyến giáp là sự kết hợp giữa Thyroxine (T4) và Triiodothyronine (T3) được sản xuất bởi tuyến giáp. Hormone này điều chỉnh quá trình trao đổi chất nhờ vào đó phát triển và kéo dài mô xương. Hormone giới tính cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển chiều cao giữa nam và nữ giới với testosterone, estrogen. Với các bé trai giúp thúc đẩy khối lượng cơ, mật độ xương và gia tăng sự tăng trưởng đột biến về chiều cao nhờ hormone testosterone. Hormone estrogen ở các bé gái giúp nhân đôi tốc độ tăng trưởng, mật độ xương trong giai đoạn dậy thì.
Hormone tuyến cận giáp PTH hỗ trợ tái tạo xương và phát triển chiều cao được tiết ra bởi tuyến thượng thận giúp điều chỉnh nồng độ canxi trong xương và máu. Một hormone khác là Insulin được sản xuất bởi tuyến tụy điều chỉnh hàm lượng glucose và tổng hợp chất đạm cho xương. Khác với Insulin hay PTH, hormone leptin có trong các tế bào mỡ giúp điều chỉnh và cân bằng năng lượng, gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương.
Giải pháp điều trị tình trạng hormone tăng trưởng ở trẻ
Khi được chẩn đoán trẻ mắc tình trạng thiếu hụt hormone tăng trưởng, cha mẹ cần áp dụng ngay các biện pháp điều trị khoa học để nhanh chóng khắc phục và hạn chế các tác hại xấu xảy ra với cơ thể trẻ. Bước đầu tiên, cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế, bệnh viện chuyên ngành về xương khớp để được chẩn đoán và xét nghiệm nguyên nhân, từ đó có các biện pháp điều trị như tiêm hormone tăng trưởng, sử dụng thuốc. Không tự ý mua và tiêm hay cho trẻ sử dụng các loại hormone tăng trưởng cho trẻ. Việc tự ý tiêm hay sử dụng thuốc quá liều, thuốc giả có thể khiến cho tình trạng thiếu hụt hormone càng trầm trọng hơn.
Bước thứ hai, cha mẹ hãy lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe toàn diện. Hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng đảm bảo các nhóm dưỡng chất như canxi, chất đạm, các nhóm vitamin và khoáng chất. Hạn chế và tuyệt đối không nên cho trẻ thiếu hụt dinh dưỡng hấp thụ các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị như đường, muối, nước ngọt… Đây là các loại thực phẩm dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao mà còn tác động đến sức khỏe toàn diện như tăng trọng lượng đột biến, huyết áp cao, mỡ trong máu…
Áp dụng các giải pháp quản lý và điều trị giúp trẻ sớm đạt chiều cao như mong muốn
Bước thứ ba, trẻ thiếu hụt hormone tăng trưởng cha mẹ thường bảo bọc con hết sức cẩn thận, hạn chế các hoạt động mạnh vì sợ ảnh hưởng đến xương khớp. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm và gây ra nhiều tác hại cho trẻ về chiều cao và sức khỏe thể chất, tinh thần. Các bậc phụ huynh có thể đăng ký hoặc cùng trẻ trực tiếp tham gia các bài tập vận động với tần suất tập luyện đều đặn từ 30-45 phút mỗi ngày, phù hợp với thể trạng sức khoẻ. Để gia tăng sức khoẻ, kích thích sản xuất hormone tăng trưởng cha mẹ cũng khuyến khích trẻ vận động ngoài trời, hấp thụ vitamin D có lợi cho xương. Đồng thời rèn luyện trẻ thói quen đi ngủ sớm trước 22h tối và ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi đêm.
Có thể thấy, thiếu hụt hormone tăng trưởng đem đến nhiều hệ luỵ to lớn cho quá trình tăng trưởng và phát triển thể chất, đặc biệt là chiều cao. Hy vọng với những thông tin trong bài viết có thể giúp cha mẹ có thêm những thông tin và giải pháp điều trị đúng cách và kịp thời.