Những cột mốc cho sự phát triển xương của trẻ sơ sinh
Trong những ngày đầu của thai kỳ, phác thảo cơ bản của từng xương của em bé được thiết lập theo hướng dẫn từ nhiều gen khác nhau. Khi mẹ mang thai khoảng 7 tuần, hệ thống toàn bộ bộ xương của em bé đã được hình thành.
Trong quá trình siêu âm cha mẹ sẽ nhận thấy rõ sự phát triển các bộ phận cơ thể của trẻ
Số tuần
|
Những cột mốc phát triển
|
5 tuần
|
Cặp đốt sống đầu tiên xuất hiện, chúng sẽ trở thành một phần của cột sống
|
7 tuần
|
Đã hình thành đường viền xương cho toàn bộ bộ xương; sụn đang hình thành
|
8 tuần
|
Các khớp bắt đầu hình thành
|
10 tuần
|
Mô xương hình thành và bắt đầu cứng lại (xương hóa)
|
16 tuần
|
Em bé có thể cử động chân tay
|
16 - 40 tuần
|
Mô xương tiếp tục phát triển, khi sinh ra em bé có hơn 275 xương
|
Xương của trẻ sơ sinh được hình thành như thế nào?
Trước khi hình thành xương, các mô tế bào sẽ phát triển thành sụn, đây được xem là một mô cứng nhưng có thể uốn cong, cứng lại thành xương. Nhưng các loại xương dẹt như hộp sọ, xương đòn, một số xương mặt và một số bộ phận của xương chậu gọi là màng - lớp mô mỏng.
Tất cả xương đều phát triển theo cùng một cách trong một quá trình gọi là cốt hóa. Vào khoảng 10 tuần, mô xương bắt đầu hình thành dưới dạng sụn hoặc màng. Sau đó, các dưỡng chất có lợi cho xương như Canxi, Phốt pho, Kẽm, Vitamin D và K sẽ được đưa vào mô xương giúp các mô cứng lại, tăng mật độ khoáng.
Hộp sọ của bé không phải là một xương lớn như hộp sọ của người lớn. Nó bắt đầu là những xương riêng biệt được nối với nhau bằng mô mềm. Trong quá trình sinh nở, độ mềm của xương sọ và các kết nối lỏng lẻo giữa chúng cho phép hộp sọ được nén nhẹ thành hình dạng giống viên đạn dễ dàng chui qua ống sinh hơn. Đây là lý do tại sao nhiều trẻ sơ sinh có đầu nhọn rõ rệt ngay sau khi chào đời.
Dần cuối về thai kỳ các bộ phận, giác quan quan của trẻ hoàn thiện đầy đủ
Trong ba năm đầu đời của trẻ, hộp sọ phát triển nhanh chóng khi não tăng gấp ba lần về trọng lượng và thiết lập 1.000 nghìn tỷ kết nối thần kinh. Não tiếp tục phát triển về kích thước và trọng lượng cho đến khi trẻ khoảng 16 tuổi và hộp sọ tiếp tục phát triển cho đến năm 20 tuổi.
Cột sống của bé bắt đầu bằng các khối mô ghép đôi, được gọi là somite, ở mỗi bên của tủy sống đang phát triển. Các khối này cuối cùng sẽ biến thành xương sống riêng lẻ (đốt sống), cũng như lồng ngực, cơ và da.
Cặp đốt sống đầu tiên xuất hiện khi mẹ mang thai khoảng 5 tuần, và trong hai tuần tiếp theo, số lượng tăng lên 35. Trong thời gian này, có thể nhìn thấy đốt sống trong quá trình siêu âm; chúng trông giống như một chuỗi hạt. Đến tuần thứ 8 đốt sống biến mất khi chúng phát triển thành các loại mô khác nhau.
Khi mẹ mang thai từ 5 đến 6 tuần, em bé sẽ phát triển thành cánh tay. Đến tuần thứ 8, em bé lại tiếp tục phát triển hai chân, các ngón. Cánh tay của bé đạt đến kích thước cuối cùng vào khoảng 14 tuần, chân mất thêm vài tuần nữa.
Vào tuần thứ 16, em bé bắt đầu cử động chân tay theo cách phối hợp. Mặc dù mẹ có thể không cảm thấy chúng cho đến khoảng tuần thứ 18 hoặc muộn hơn, mẹ có thể thấy các động tác nhào lộn của bé trên siêu âm. Khi thai kỳ tiến triển, những chuyển động này trở nên rõ rệt đến mức đôi khi mẹ có thể cảm thấy như em bé đang đạp, nhào lộn. Một số nghiên cứu cho thấy các chuyển động của thai nhi giúp xương của trẻ chắc khỏe hơn.
Những dưỡng chất mẹ cần bổ sung trong quá trình thai kỳ?
Điều quan trọng là phải có đủ canxi và phốt pho để đảm bảo xương của bé phát triển khỏe mạnh. Vitamin D cũng rất cần thiết vì nó giúp cơ thể sử dụng canxi hiệu quả. Thiếu phốt pho rất hiếm, nhưng mẹ cần kiểm tra và đảm bảo đang nhận đủ canxi và vitamin D.
Mẹ cần 1.000 miligam canxi mỗi ngày với các sản phẩm như rau xanh (cải xoăn, cải thìa), sữa chua, phô mai, ngũ cốc… bên cạnh canxi các nguồn thực phẩm trên còn cung cấp nhiều vitamin D và phốt pho.
Trong giai đoạn mang thai mẹ cần bổ sung theo hướng dẫn từ bác sĩ các dòng thực phẩm chức năng và sữa
Lượng vitamin D khuyến nghị hàng ngày trong thời kỳ mang thai là 600 đơn vị quốc tế (IU). Hầu hết các chất bổ sung trước khi sinh đều chứa 400 IU, nhưng vì tình trạng thiếu hụt vitamin D thường gặp trong thời kỳ mang thai nên một số chuyên gia khuyên dùng nhiều hơn. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến tình trạng xương phát triển bất thường, gãy xương hoặc còi xương ở trẻ sơ sinh.
Song song với các loại thực phẩm trong các bữa ăn, mẹ nên bổ sung thêm những dòng sản phẩm thực phẩm chức năng, sữa bột với bảng thành phần dinh dưỡng có ích cho hệ xương tăng trưởng. Điều cần lưu ý là mẹ nên lựa chọn những thương hiệu uy tín, giá trị dinh dưỡng cao và đầy đủ với mức giá phải chăng.
Có thể thấy, trẻ sơ sinh khi chào đời đã hoàn thiện cấu trúc xương nhưng vẫn cần thời gian phát triển để phát triển toàn diện với chiều cao đạt chuẩn khi đến độ tuổi trưởng thành. Trong quá trình mang bầu và khi em bé chào đời, ba mẹ cần lưu ý những phương pháp chăm sóc tốt nhất cho trẻ.