Ảnh hưởng của béo phì đến tăng chiều cao của trẻ

NuBest Vietnam
08/11/2019

Tăng cân, béo phì là tình trạng phổ biến khi cuộc sống quá đầy đủ. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng chiều cao ở trẻ em, đây là vấn đề mà các bậc phụ huynh thường bỏ qua

Thế nào được gọi là bệnh béo phì ở trẻ?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức, phân bố bất thường trên cơ thể. Có rất nhiều cách để nhận biết bệnh béo phì.

 Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức trên cơ thể trẻ

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức trên cơ thể trẻ

Chúng ta cũng có thể so sánh dựa theo bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nam và nữ theo WHO. Nếu trẻ có cùng chiều cao nhưng nặng hơn 30% so với mức trung bình thì sẽ được xem là trẻ béo phì. 

Hoặc xác định tình trạng béo phì ở trẻ em theo BMI (chỉ số khối cơ thể), đây cũng là cách phổ biến nhất. Để tính được chỉ số này, chúng ta sẽ dựa vào công thức:

BMI = Cân nặng (kg)/(Chiều cao)x2 (m)

Sau khi tính được chỉ số BMI dựa vào công thức trên, chúng ta có thể so sánh với biểu đồ BMI của nam và BMI của nữ để nhận biết cơ thể trẻ đang ở mức độ nào.

  • Nếu nhỏ hơn 5: Suy dinh dưỡng

  • 5 đến 85: Bình thường

  • 85 đến 95: Thừa cân

  • Trên 95: Béo phì

Ví dụ: Bé gái 12 tuổi có chiều cao 1m50 cân nặng 40kg sẽ có BMI = 40 /(1.5x1.5) = 17.7  khi so sánh với biểu đồ, chỉ số BMI của con gái nằm trong vùng 25th - 50th, nghĩa là trẻ phát triển bình thường.

Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, bác sĩ sẽ dùng bảng riêng để xác định trẻ có bị thừa cân hay không.

Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì

Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng béo phì, tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là:

Gen di truyền 

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện gen FTO - loại gen hoạt động quá mức gây cảm giác thèm ăn ở người nên dễ gây ra béo phì, tiểu đường. Do đó, nếu bố mẹ mang gen này khi sinh con cái cũng có nguy cơ bị béo phì cao.

Thông thường, những trẻ có bố mẹ béo phì, khi ra đời thường có cân nặng trên 4kg và khi lớn lên sẽ có cân nặng cao hơn rất nhiều so với những trẻ đồng trang lứa.

Tuy nhiên, dù thuộc gen béo phì ở bố mẹ, nhưng nếu không nằm trong hội chứng gây béo phì hiếm gặp - Prader-Willi, chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này, nhưng với thời gian khá dài, đòi hỏi cần phải có sự kiên trì, quyết tâm cao mới thực hiện được.

Gen di truyền là một trong những nguyên nhân gây béo phì ở trẻ

Gen di truyền là một trong những nguyên nhân gây béo phì ở trẻ

Thói quen ăn uống

Chúng ta cần biết, béo phì không chỉ xảy ra trong một ngày, một đêm mà nó dần dần hình thành từ chế độ ăn uống và thói quen lối sống chưa khoa học, chẳng hạn như:

  • Ăn những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ… là nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng béo phì. Vì hàm lượng mỡ có trong loại thức ăn này thường rất cao, nếu ăn thường xuyên sẽ làm cho cơ thể dễ bị thừa năng lượng, tăng cao khả năng tích lũy mỡ, từ đó dẫn tới béo phì.  

  • Ăn thoải mái: Dù không cảm thấy đói nhưng chúng ta vẫn muốn ăn vì nhiều lý do khác nhau: Vì vui, vì buồn, vì căng thẳng… Từ đó hình thành nên thói quen ăn uống không tốt, khiến lượng calo bị tích lũy quá nhiều và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến béo phì.

Hoạt động ít

Vận động đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thiết lập cân bằng giữa năng lượng tiêu hao và năng lượng nạp vào của cơ thể. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, khi dinh dưỡng được “nạp” vào nếu không hoạt động đủ, sẽ không tạo điều kiện tốt để cơ thể thực hiện quá trình trao đổi chất, tạo năng lượng.

Do đó, chúng sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo, tích tụ lại trong cơ thể, đặc biệt là vùng mông, đùi, tay, mặt, dẫn đến tình trạng béo phì.

Thiếu ngủ

Hẳn bạn sẽ khá ngạc nhiên khi thiếu ngủ lại là một trong những nguyên nhân gây béo phì. Tuy nhiên, đây lại là điều hoàn toàn có cơ sở, đã được nhiều nhà nghiên cứu chứng minh.

Theo thông tin từ Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, việc hạn chế giấc ngủ sẽ cản trở quá trình trao đổi chất của carbohydrate trong cơ thể, làm cho lượng đường trong máu, lượng insulin tăng lên, khiến cơ thể tích tụ nhiều chất béo hơn.

Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể tích tụ nhiều chất béo hơn

Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể tích tụ nhiều chất béo hơn

Đồng thời, thiếu ngủ còn khiến lượng leptin (hormone no) giảm xuống còn ghrelin (hormone gây đói) tăng lên dẫn đến giảm giác thèm ăn và muốn được ăn nhiều, đặc biệt thường thiên về những thực phẩm béo, nhiều tinh bột. Điều này cũng là nguyên nhân làm cho cân nặng ngày càng tăng lên. 

Ngoài ra, béo phì còn xuất phát từ một số vấn đề về nội tiết của cơ thể gây ra như: Vấn đề về hormone và trao đổi chất, suy giáp trạng, thiểu năng sinh dục, các bệnh về não, do dùng thuốc Corticoid kéo dài…

Ảnh hưởng của bệnh béo phì với chiều cao

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, so với các bạn cùng tuổi, trẻ béo phì thường phát triển xương nhanh hơn nên có chiều cao tốt hơn ở thời thơ ấu. Thế nhưng, khi đến tuổi dậy thì (10 – 18) chiều cao lại không nổi trội bằng với những trẻ bình thường.

Điều này đã được minh chứng trong nghiên cứu CATH ở 3650 trẻ em Thụy Điển cho thấy, 80% trẻ em béo phì ở giai đoạn từ 11 tuổi trở lên đều thấp hơn so với trẻ em bình thường.

Lý giải về tình trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính là do loại hormone - kích thích tố Leptip được tiết ra từ các tế bào chất béo. Nếu cơ thể đứa trẻ có đủ Leptip sẽ dẫn đến tình trạng béo phì và “dậy thì sớm” mặc dù chưa đến tuổi. Tuy nhiên đến tuổi dậy thì, khi các bạn cùng tuổi phát triển tốt thì chiều cao trẻ béo phì dường như “dậm chân tại chỗ”. 

Bởi lẽ, dù người béo phì có kích thước và khối lượng xương lớn nhưng về mật độ khoáng lại giảm. Do đó, nếu té ngã sẽ dễ dẫn đến nguy cơ gãy xương, đặc biệt khi đường gãy ngay vị trí sụn tiếp hợp ở đầu xương, xương sẽ khó phát triển nên có nhiều ảnh hưởng xấu đến chiều cao.

Trẻ béo phì có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển chiều cao

Bên cạnh đó, khi thừa cân, béo phì, cơ thể nặng nề, lại thêm trọng lượng quá cao so với sức chịu đựng của xương sẽ dễ dẫn đến tâm lý sợ vận động nên thường chỉ thích ngồi ở một chỗ không dám hoạt động nhiều. Việc vận động quá ít sẽ làm hạn chế quá trình tăng trưởng cũng như phát triển của cơ thể.

Chưa kể đến việc trẻ thừa cân, béo phì sẽ thường có xu hướng thích đồ ăn nhiều chất béo, đồ ngọt, thực phẩm giàu đạm. Đây đều là những tác nhân làm cản trở quá trình hấp thụ Canxi, khiến xương không đủ lượng Canxi cần thiết để phát triển, dẫn đến tình trạng chiều cao khó có thể đạt được mức tăng trưởng tốt khi trưởng thành.

Ngoài ảnh hưởng đến chiều cao, ở người béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như: tăng cholesterol dẫn đến tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim., đái tháo đường, bệnh sỏi mật...

Cách giảm cân vẫn đảm bảo dinh dưỡng tăng chiều cao

Để giảm cân hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng tăng chiều cao cho trẻ, bố mẹ cần phải xây dựng thực đơn tăng chiều cao có sự kết hợp đồng bộ giữa các yếu tố sau:

Chế độ ăn uống

Không thể phủ nhận, thói quen ăn uống có liên quan rất nhiều đến việc chúng ta có giảm cân và tăng chiều cao thành công cho trẻ hay không.

Tuy nhiên, vẫn có không ít nhiều người quan niệm, để giảm cân phải ăn thật ít, thậm chí bỏ bữa. Thế nhưng, điều này sẽ khiến cơ thể thiếu chất, chiều cao khó phát triển và dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Hơn nữa, việc làm này còn có thể tăng nguy cơ tích lũy nhiều mỡ do cảm giác thèm ăn và ăn nhiều hơn trong các bữa sau. 

Vì vậy, chúng ta cần hiểu rằng, giảm cân khoa học không có nghĩa là từ bỏ dinh dưỡng mà cần thiết lập một chế độ thực đơn phù hợp, cân bằng dưỡng chất.

Hạn chế những thực phẩm không tốt cho cơ thể như: Đồ ngọt, chất béo, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có ga…. Ăn nhiều hơn những thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, canxi như rau xanh, trái cây, hải sản… và nên chú ý chế biến dưới dạng hấp, luộc, kho, nướng, canh rau, bún nước… thay vì chiên, rán hoặc xào nhiều dầu mỡ cũng như các món xốt béo, ngọt.

Nên ăn đúng bữa, có thể ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và giảm ăn vào bữa chiều, bữa tối.

Đặc biệt, không nên có thói quen vừa ăn vừa đọc sách, xem điện thoại, chơi game hay làm bất kỳ việc khác song hành với ăn… để tránh tình trạng dễ bị phân tâm khiến trẻ không nhận thức được đã ăn bao nhiêu nên thường có xu hướng ăn quá nhiều, dẫn đến việc bị tăng cân. 

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm cân tốt nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng tăng chiều cao hiệu quả

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm cân tốt nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng tăng chiều cao hiệu quả

Để có được một chế độ dinh dưỡng tốt giúp trẻ giảm cân, nhưng vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất tăng chiều cao hiệu quả, phụ huynh có thể tham khảo thực đơn sau đây:

Thứ 2 + thứ 5

  • Sáng: Nửa cái bánh mì kẹp giò lụa, dưa chuột + sữa chua đậu tương

  • Trưa: Lưng bát cơm + cá kho + rau muống luộc + dưa hấu

  • Bữa phụ: Sữa đậu nành

  • Tối: Lưng bát cơm + đậu phụ nhồi thịt hấp + canh cua mồng tơi + chuối

Thứ 3 + thứ 6 + chủ nhật

  • Sáng: Phở thịt gà + sữa chua đậu tương

  • Trưa: Lưng bát cơm + thịt sốt cà chua + bắp cải luộc + nước cam

  • Bữa phụ: Sữa tươi không đường

  • Tối: Lưng bát cơm + thịt bò xào giá + quýt ngọt

Thứ 4 + thứ 7

  • Sáng: Súp khoai tây + sữa chua đậu tương

  • Trưa: Lưng bát cơm + thịt gà rang + canh bí nấu tôm + dưa leo

  • Bữa phụ: Sữa bột tách béo

  • Tối: Lưng bát cơm + tôm rang + đậu que luộc + đu đủ

Chế độ vận động

Không ngẫu nhiên mà những người chơi thể thao lại có cơ thể dẻo dai, săn chắc và khỏe mạnh đến vậy. Chính là vì họ được vận động thường xuyên. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc này không chỉ có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ việc ăn ngon, ngủ tốt, kích thích sản sinh hormone tăng trưởng nhiều mà còn có thể giúp tiêu hao lượng mỡ thừa hiệu quả. 

Theo chuyên gia thể hình Jonathan Penney của Học viện Y học Thể thao Quốc gia: “Cứ 3.500 calo là 1 pound chất béo, hầu hết mọi người đều có một số chất béo dư thừa mà họ có thể đốt cháy.

Bằng cách tập thể dục, bạn đang tăng nhịp tim, tăng nhịp tim sẽ đòi hỏi cơ thể bạn phải làm việc để giữ cho bản thân mát mẻ, điều này sẽ dẫn đến việc đốt cháy calo nên sẽ rất hữu ích cho việc giảm cân, duy trì vóc dáng, đồng thời giữ cho cơ bắp và xương chắc khỏe”.

Do đó, hãy dành ra khoảng 30 phút vào sáng chiều cho việc tập luyện các môn thể thao hữu ích như: Đi bộ, đạp xe, bóng rổ, bóng chuyền để giảm cân. Đây là cách tăng chiều cao hiệu quả nhé. 

Lưu ý: Nên tập thể thao vào khoảng thời gian trước 8h sáng hoặc sau 16h chiều để cơ thể vừa giảm cân vừa giúp hấp thụ vitamin D, hỗ trợ vận chuyển Canxi tới xương, giúp xương chắc khỏe và phát triển chiều cao tốt hơn.

Chế độ ngủ nghỉ

Như đã chia sẻ, việc thiếu ngủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể dễ béo phì. Nếu muốn giảm cân nhanh, cần thay đổi ngay thói quen thức khuya bằng cách đi ngủ sớm, lên giường trước 10h tối, đây không chỉ là cách giảm cân hiệu quả mà còn là cách giúp cơ thể “nắm bắt” cơ hội vàng ngủ sâu giấc vào 11h đêm – 2,3h sáng – khi hormone tăng trưởng sản sinh ra nhiều nhất, tạo điều kiện cho chiều cao phát triển tối ưu.

Để giúp trẻ sớm đi vào giấc ngủ và có thể đảm bảo một giấc ngủ chất lượng nhất, mẹ có thể giúp bé thực hiện các mẹo sau:

  • Không cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

  • Tạo cho trẻ một không gian ngủ sạch sẽ, thoáng mát, không quá nhiều ánh sáng cũng như tiếng ồn bên ngoài.

  • Không nên ăn uống trước khi đi ngủ vì sẽ khiến trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

  • Có thể cho trẻ tắm nước ấm hoặc massage cơ thể nhẹ nhàng cho trẻ trước khi đi ngủ.

  • Có thể đọc cho trẻ một câu chuyện ngắn trẻ thích nghe hoặc bật một bản nhạc nhẹ nhàng cho trẻ nghe để dễ chìm vào giấc ngủ.

  • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc ngủ để tránh ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ.

Sử dụng thực phẩm hỗ trợ

Ngoài việc chú ý chế độ ăn uống phù hợp để giảm cân một cách khoa học thì việc sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ cũng là phương pháp bổ sung dinh dưỡng tiện lợi không nên bỏ qua.

Bởi lẽ, trên thực tế dinh dưỡng không thể hấp thu được toàn bộ vào cơ thể do quá trình chế biến bị thất thoát, cơ địa khó hấp thu. Nếu không đảm bảo một chế độ dinh dưỡng tốt, trẻ không có nhiều năng lượng để thực hiện các chế độ giảm cân khác khiến cho việc loại bỏ mỡ thừa ra khỏi cơ thể rất khó khăn, dẫn đến tình trạng trẻ vừa béo phì lại “kìm hãm” quá trình phát triển chiều cao.

Trong khi đó, sản phẩm hỗ trợ có nhiều thành phần dưỡng chất tốt, hàm lượng phù hợp sẽ giúp trẻ khi giảm cân nhưng vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết để xương phát triển nhanh, chắc khỏe, tạo điều kiện cho chiều cao tăng trưởng thuận lợi.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ tăng chiều cao là giải pháp hoàn hảo đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ tăng chiều cao là giải pháp hoàn hảo đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

Lưu ý: Thị trường sản phẩm tăng chiều cao hiện nay khá phức tạp, hàng giả, hàng kém chất lượng xuất hiện tràn lan. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, cần cân nhắc trong việc lựa chọn sản phẩm tăng chiều cao có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín, chứng nhận đầy đủ, công thức, hàm lượng phù hợp. 

Nên ưu tiên mua sản phẩm của Mỹ, bởi đây là quốc gia có công nghệ sản xuất hiện đại cũng như quá trình kiểm định nghiêm ngặt nhất Thế giới. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, sản phẩm phải được FDA Hoa Kỳ chứng nhận lưu hành tự do tại Mỹ và được Cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép lưu hành toàn quốc, đồng thời chứa các dưỡng chất tốt cho sức khỏe và sự phát triển chiều cao như: Nano Canxi, Collagen Type II Thủy phân, các thảo dược tự nhiên, 5-HTP, Bạch Quả để thật an tâm trong quá trình bổ sung dinh dưỡng và tăng chiều cao hiệu quả cho con nhé.

Những điều cần lưu ý trong quá trình giảm cân cho trẻ

Một khi đã giúp trẻ tham gia vào quá trình giảm cân chính thức, muốn đạt hiệu quả tốt nhất, hãy khuyến khích trẻ thiết lập mục tiêu hợp lý phù hợp với thể trạng của trẻ (ví dụ mục tiêu đề ra cho mỗi tuần là giảm khoảng 0,5kg). Nếu thực hiện được mục tiêu này, trẻ sẽ có niềm tin trong việc giảm cân không phải là nhiệm vụ “khó nuốt”. 

Nếu sau 1 tháng, bé giảm được số cân nặng như đã đề ra, bạn có thể khuyến khích tạo thêm động lực cho trẻ bằng những phần thưởng hữu ích như một chuyến đi du lịch, xem phim hay tham gia các hoạt động thể thao cùng gia đình. Bên cạnh đó, trong quá trình giảm cân, cần lưu ý các điều sau:

Không nên tập thể dục quá sức

Tập thể dục thường xuyên là một việc làm rất tốt cho sức khỏe cũng như quá trình giảm cân. Tuy nhiên, nếu lạm dụng điều này và quá nôn nóng việc giảm cân, tập quá nhiều trong một ngày sẽ rất dễ bị kiệt sức và nản chí luyện tập ở các ngày tiếp theo. Hơn nữa, việc tập nhiều có thể gây tình trạng bị đói, muốn ăn nhiều nên sẽ dễ mang tác dụng ngược khiến tăng cân trở lại.

Không nên quá ám ảnh về cân nặng của bạn

Quá trình giảm cân không phải một sớm một chiều mà mất khoảng thời gian khá dài, đòi hỏi con người cần có sự kiên trì, bền bỉ. Nếu quá nôn nóng, tìm mọi cách để giảm cân nhanh chóng trong thời gian ngắn có thể làm rối loạn hormone, gây những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe và dẫn đến những triệu chứng tâm lý không tốt cho trẻ.

Không bỏ bữa

Bỏ bữa được xem là cách rút ngắn quá trình giảm cân hữu hiệu nhất nên được khá nhiều người lựa chọn. Nhiều nghiên cứu cho rằng, đây là một việc làm rất tiêu cực, bởi lẽ nếu chúng ta bỏ bữa trưa, cơ thể sẽ tự điều chỉnh khiến chúng ta cảm thấy đói và ăn nhiều hơn vào bữa tối. Do đó, kết quả là giảm cân chưa thấy nhưng tăng cân thì lại “lên mấy hồi”.

Không lạm dụng thuốc giảm cân trôi nổi

Thuốc giảm cân cũng được xem là “bảo bối” của nhiều người thừa cân, béo phì lúc này, bởi họ nghĩ đơn giản chỉ cần uống là cơ thể sẽ đốt cháy lượng mỡ thừa, đồng thời kiểm soát cơn thèm ăn hiệu quả. Thế nhưng, ít ai biết rằng, nếu lạm dụng quá nhiều loại thuốc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chưa kể đến việc chọn phải hàng kém chất lượng, có thể dễ dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang”. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ, đồng thời đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn.

Không ăn tối quá sớm

Nhiều người thường mách nhau những phương pháp giảm cân hiệu quả là nên ăn tối thật sớm, trước 6h tối. Tuy nhiên, phương pháp này thật sự không khả thi. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, việc ăn tối quá sớm sẽ khiến chúng ta bị đói bụng vào nửa đêm, dẫn đến việc ăn thêm nhiều bữa phụ không đáng có. Do đó, thời điểm tốt nhất cho bữa tối là 18 – 19h, ăn tối trước 3 – 4 tiếng khi đi ngủ.

Từ những thông tin trên, có thể thấy rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ béo phì. Điều này không chỉ cản trở sự phát triển chiều cao mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, cha mẹ cần lên kế hoạch giảm cân cho con ngay từ bây giờ và hãy chú ý áp dụng phương pháp phù hợp để đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe giúp trẻ phát triển toàn diện nhé.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không dùng để tự chẩn đoán hay điều trị bệnh. Nếu gặp các vấn đề sức khỏe, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có chuyên môn cao.
avatar

Bài viết của

NuBest Vietnam

NuBest Vietnam là đơn vị nhập khẩu chính hãng các dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) từ NuBest Hoa Kỳ - Thương hiệu phân phối TPBVSK uy tín trên toàn thế giới.

Tin tức liên quan
Cam kết chính hãng
cam ket
NuBest Vietnam (Công ty TNHH NuBest) tự hào là đại diện nhập khẩu chính thức các sản phẩm của NuBest Inc Hoa Kỳ - đơn vị sở hữu và phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên Toàn Cầu có trụ sở tại Mỹ. Với mục tiêu mang đến người tiêu dùng Việt những sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng, an toàn với chi phí hợp lý, NuBest Vietnam đã tích cực chọn lọc những sản phẩm thiên nhiên, từ nguồn nguyên liệu sạch mang đến cho người tiêu dùng. Tất cả sản phẩm của NuBest Inc đều được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất Quốc tế cGMP, chứng nhận Organic bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Đặc biệt tất cả sản phẩm được phân phối tại Việt Nam đều được FDA Hoa Kỳ (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cấp phép lưu hành tự do tại Mỹ và đã được Bộ Y tế tại Việt Nam cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.