Tỷ lệ trẻ em béo phì tại Việt Nam ngày càng gia tăng
Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em từ độ tuổi tiền học đường và học đường đến tuổi trưởng thành ngày càng gia tăng tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố lớn. Kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia vào năm 2015 cho thấy, tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì tại Hà Nội chiếm đến 41% và tại TPHCM con số này lên đến 50%.
Tỷ lệ trẻ em bị béo phì ngày càng cao trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam
Lý giải điều này nhiều bậc phụ huynh cho biết, họ thường có tâm lý lo sợ con mình thua kém con hàng xóm, lấy sự mũm mĩm của những đứa trẻ nhà bên làm tiêu chí chăm sóc cho con mình. Vì vậy, các bậc phụ huynh đua nhau bồi bổ cho con bằng cách thúc ép trẻ ăn thật nhiều thực phẩm giàu chất béo. Thấy con thích ăn, cha mẹ mừng vui và cho ăn liên tục mà không quan tâm đến thành phần dinh dưỡng của những bữa ăn hằng ngày.
Trên thực tế, đây là cách chăm con sai lầm mà hầu hết các bậc phụ huynh đều mắc phải. Nếu cha mẹ quá chú trọng vào việc phát triển cân nặng của trẻ, vô tình khiến trẻ bị béo phì vì sự vỗ béo sai cách, dẫn đến hậu quả nghiệm trọng cho sức khỏe, ảnh hưởng chiều cao của trẻ sau này.
Trẻ thừa cân, béo phì - Tương lai dễ thấp lùn, khó phát triển chiều cao
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thừa cân béo phì là một bệnh mãn tính do sự dư thừa lượng mỡ quá mức trong cơ thể. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.
Nếu trẻ không được kiểm soát cân nặng kịp thời thì trẻ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: Xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim… Một trong những hậu quả dễ thấy nhất đó là trẻ thừa cân, béo phì thường cao lớn hơn tuổi nhưng khi đến tuổi dậy thì, trẻ thường có chiều cao thấp hơn bạn bè cùng trang lứa.
Béo phì mang đến nhiều hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho sức khỏe của bé
Trẻ thừa cân, béo phì thường có xu hướng “nghiện” các nhóm thực phẩm giàu đạm, giàu chất béo, thức ăn nhanh và bánh kẹo ngọt. Chính nhóm thực phẩm này là tác nhân gây cản trở quá trình hấp thụ canxi, khiến cơ thể trẻ thiếu hụt lượng canxi cần thiết cho quá trình phát triển xương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển chiều cao.
Khi béo phì, cơ thể trẻ trở nên nặng nề, vì vậy trẻ lười vận động, thích ngồi ỳ một chỗ và chơi các trò chơi tiêu khiển. Đây cũng là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Hơn nữa, khi trọng lượng cơ thể trẻ quá cao so với sức chịu đựng còn non yếu của hệ cơ xương khớp, chính áp lực này cũng ngăn cản sự phát triển dài ra ở phần đầu sụn xương để tăng chiều cao.
Giải pháp hợp lý khắc phục tình trạng thừa cân và tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ
Giải pháp quan trọng để khắc phục tình trạng thừa cân và cải thiện chiều cao cho trẻ đó là các bậc cha mẹ cần phải thay đổi tư duy, có sự hiểu biết trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và thay đổi lối sống tích cực cho trẻ.
Một chế độ ăn hợp lý nghĩa là cân đối đầy đủ các nhóm dưỡng như chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều chất ngọt, hạn chế thức ăn nhanh, các loại nước ngọt có ga. Những thực phẩm cung cấp năng lượng, chất đạm nên ăn ở mức vừa phải, đồng thời bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi có lợi cho chiều cao của trẻ như tôm, cua, cá, mực, rau bina, cải thìa…
Chiều cao và cân nặng quyết định đến sự phát triển toàn diện của bé
Thay vì cho trẻ ăn quá nhiều, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao nếu muốn trẻ có đủ dưỡng chất mà vẫn tăng chiều cao. Tại sao lại vậy? Đó là bởi vì sản phẩm tăng chiều cao có thành phần là NaNo Canxi, Collagen Type II, nhóm thảo dược quý cùng 5 – HTP và Bạch Quả giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để trẻ vừa cải thiện chiều cao, lại tốt cho trí não.
Ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học, các bậc phụ huynh cần khuyến khích con tăng cường vận động, bởi đây cũng là yếu tố ngăn chặn tình trạng thừa cân béo phì, hơn nữa nó còn có tác dụng thúc đẩy chiều cao cho trẻ vô cùng hiệu quả.