Các bệnh lý ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ?

NuBest Vietnam
29/03/2024

Bệnh tật không chỉ khiến trẻ ốm yếu, suy giảm sức khỏe mà còn cản trở sự phát triển chiều cao. Vậy, các bệnh lý ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ bao gồm những bệnh nào, triệu chứng bệnh ra sao? Cùng NuBest Vietnam chúng tôi tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Tầm quan trọng của chiều cao đối với trẻ em

Hầu như rất ít trẻ em quan tâm quá nhiều đến chiều cao của mình. Chỉ khi trưởng thành, hiểu được thiếu chiều cao cản trở cuộc sống của mình như thế nào mới loay hoay tìm cách tăng chiều cao. Tuy nhiên, đây không còn là thời điểm lý tưởng để cải thiện tầm vóc. Thực tế, chiều cao đang ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta, ở mọi giai đoạn phát triển. Với trẻ em, chiều cao có thể chi phối nhiều yếu tố:

Sự tự tin về ngoại hình

Có được ngoại hình ấn tượng với chiều cao nổi bật, trẻ sẽ tự tin hơn trong việc thể hiện những năng khiếu, thế mạnh của mình. Nhiều hoạt động ở trường học như văn nghệ, thể thao… đều ưu tiên những bạn trẻ có chiều cao tốt. Nếu chiều cao của trẻ dưới chuẩn, trẻ có thể vụt mất cơ hội khẳng định năng lực, khiến bé tự ti, nhút nhát. Đầu tư chăm sóc chiều cao và giúp bé đạt chuẩn tầm vóc từ nhỏ sẽ giúp bé tự tin, năng động hơn.

Chiều cao nổi bật giúp trẻ tự tin hơn
Chiều cao nổi bật giúp trẻ tự tin hơn

Phản ánh sức khỏe

Chiều cao đạt chuẩn cũng là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang có sức khoẻ tốt. Ngược lại, tầm vóc hạn chế có thể do thiếu hụt dinh dưỡng gây suy dinh dưỡng thấp còi hoặc trẻ đang mắc phải các bệnh lý ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Những cha mẹ có con cao lớn đạt chuẩn có thể phần nào an tâm về tình trạng sức khoẻ của con. Tuy nhiên, vẫn cần chú ý đưa con thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khoẻ kỹ lưỡng.

Nền tảng để đạt chiều cao chuẩn khi trưởng thành

Trẻ đạt chiều cao chuẩn theo độ tuổi xuyên suốt quá trình phát triển sẽ có cơ hội lớn để sở hữu chiều cao nổi bật khi trưởng thành. Ngược lại, trẻ thấp bé hơn mức chuẩn, khó có thể chinh phục được chiều cao chuẩn. Do đó, quá trình chăm sóc chiều cao được thực hiện càng sớm, càng tạo ra nền tảng vững chắc để đạt được chiều cao nổi bật khi trẻ lớn lên.

Các bệnh lý ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Bệnh tật không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cản trở trẻ phát triển chiều cao tối đa. Một số bệnh lý dưới đây có thể gây ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Bệnh lý về nội tiết

Hệ nội tiết chịu trách nhiệm sản xuất ra nhiều loại hormone, tham gia vào nhiều hoạt động trong cơ thể. Trong đó bao gồm tuyến yên, cơ quan sản xuất hormone tăng trưởng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao. Khi hệ nội tiết xảy ra vấn đề do bệnh lý nào đó gây ra, lượng hormone tăng trưởng tiết ra ít khiến chiều cao của bé tăng chậm.

Bệnh suy giáp

Là bệnh lý tuyến giáp hoạt động kém, lượng hormone được sản xuất ra quá ít, không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

- Triệu chứng: Trẻ lờ đờ, chậm chạp, da khô, rối loạn tiêu hóa, thường xuyên bị táo bón, tăng cân nhanh, có thể béo phì, đau cơ và cứng khớp, giọng khàn đặc, nhịp tim chậm, sức yếu, trí nhớ kém.

Bệnh suy giáp khiến trẻ khó đạt chiều cao chuẩn
Bệnh suy giáp khiến trẻ khó đạt chiều cao chuẩn

- Tác hại: Bệnh suy giáp nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng: Bướu cổ, tăng nguy cơ bệnh tim mạch suy tim, đau dây thần kinh ngoại biên, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này, dễ bị hôn mê phù niêm (thân nhiệt hạ nhanh, co giật, suy hô hấp, mất khả năng phản xạ…). Đặc biệt, bệnh suy giáp sẽ khiến cho cơ và xương khớp kém phát triển, trẻ có vóc dáng hạn chế.

Bệnh tăng giáp

Bệnh tăng giáp còn được gọi là cường giáp, là một hội chứng tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone, gây ra các bất thường trong hoạt động của cơ thể.

- Triệu chứng: Tim đập nhanh, cơ thể nhạy cảm với nhiệt độ cao, tiêu chảy, tay run, bướu cổ, hay đổ mồ hôi, dễ bị sụt cân, tính cách cáu kỉnh, hay lo lắng, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi, lười vận động.

- Tác hại: Bệnh tăng giáp không được phát hiện và điều trị có thể gây ra biến chứng tim mạch do tim đập quá nhanh dẫn đến suy tim, dễ bị lồi mắt tổn thương giác mạc, vận động kém… Đặc biệt, trẻ dễ bị dậy thì sớm do lượng hormone sản xuất quá nhiều. Trẻ có ít thời gian phát triển chiều cao hơn, xương cứng sớm, dẫn đến hạn chế tầm vóc. Việc sức khỏe yếu và dễ mệt mỏi khi vận động khiến trẻ bị tăng giáp không đủ sức để vận động, kèm tình trạng ngủ không ngon giấc khiến chiều cao kém phát triển.

Thiếu hụt hormone tăng trưởng

Suy tuyến yên dẫn đến thiếu hụt hormone tăng trưởng. Tuyến yên không sản xuất ra đủ hormone tăng trưởng cần thiết.

- Triệu chứng: Gương mặt non nớt, chiều cao phát triển rất kém. Tốc độ tăng trưởng dưới 6cm/năm trước 4 tuổi, dưới 5cm/năm trong giai đoạn 4-8 tuổi, dưới 4cm/năm trong giai đoạn dậy thì. Một số trẻ có thể gặp các dị tật ở đường giữa (vòm miệng), dương vật nhỏ. Vóc dáng của trẻ hơi tròn.

- Tác hại: Chiều cao hạn chế, thấp hơn rất nhiều so với mức chuẩn khiến trẻ tự ti và gặp khó khăn trong cuộc sống.

Bệnh lý về dinh dưỡng

Thiếu hụt dinh dưỡng

Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, cơ thể của bé kém hấp thu gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Tuỳ vào cơ thể bị thiếu hụt chất nào mà các biểu hiện sẽ khác nhau. Chiều cao của trẻ sẽ tăng trưởng kém nếu thiếu hụt các chất quan trọng sau:

- Thiếu Protein: Protein hay còn được gọi là đạm, là thành phần của cơ, xương khớp, cung cấp năng lượng cho tế bào. Nếu không đáp ứng đủ nhu cầu protein/ngày theo độ tuổi, trẻ sẽ chậm phát triển toàn diện, còi xương, suy dinh dưỡng, thể lực kém, cùng nhiều nguy cơ sức khoẻ khác.

- Thiếu vitamin D: Vitamin D được xem là loại vitamin quan trọng nhất đối với chiều cao. Ngoài ra, nó còn chi phối hoạt động của hệ miễn dịch, một số chức năng của não bộ. Loại vitamin này ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và chuyển hoá canxi tại xương. Khi thiếu vitamin D, trẻ dễ bị còi xương, yếu xương, dễ gãy xương do xương bị thiếu hụt canxi.

Suy dinh dưỡng khiến trẻ có vóc dáng thấp lùn
Suy dinh dưỡng khiến trẻ có vóc dáng thấp lùn

- Thiếu canxi: Khoáng chất Canxi là thành phần chính trong cấu trúc xương khô. Hàm lượng canxi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển của xương, chiều cao. Không bổ sung đủ Canxi, trẻ dễ bị còi xương, chậm phát triển chiều cao. Cùng với đó là tình trạng răng mọc chậm, dễ sâu răng.

- Thiếu sắt: Sắt ảnh hưởng đến quá trình tạo hồng cầu trong máu. Không có đủ lượng sắt cần thiết khiến hồng cầu suy giảm, gây thiếu máu. Máu chính là nguồn chuyển oxy đến tế bào. Không có đủ oxy khiến tế bào xương phát triển kém, dẫn đến chiều cao hạn chế.

Béo phì

Béo phì là tình trạng cân nặng của trẻ vượt chuẩn so với độ tuổi. Béo phì xảy ra do bổ sung quá nhiều dinh dưỡng, ăn quá nhiều, hoặc có thể do tác động của một số bệnh lý khác.

Trẻ bị béo phì có nguy cơ dậy thì sớm, sụn tiếp hợp cốt hoá sớm, khiến trẻ có ít thời gian để phát triển chiều cao. Mặt khác trẻ béo phì có xu hướng lười vận động do cơ thể nặng nề, khi vận động trẻ sẽ rất nhanh mệt, sức bền cũng kém hơn.

Bệnh lý về xương khớp

Còi xương

Còi xương là một loại rối loạn thường gặp ỏ trẻ em, khiến xương mềm, yếu và dễ gãy.

Nguyên nhân còi xương thường do thiếu hụt vitamin D, canxi hoặc phốt pho. Còi xương cũng có thể do di truyền về các vấn đề chuyển hóa canxi, phốt pho, làm cho nồng độ các khoáng chất này trong xương quá thấp, gây ra còi xương.

- Còi xương có các biểu hiện sau: Xương bị mềm, dễ đứt gãy, suy dinh dưỡng, răng chậm phát triển, dễ bị sâu răng, chân vòng kiềng. Ở lồng ngực của trẻ có các chuỗi hạt sườn. Ở trẻ sơ sinh, còi xương còn có các dấu hiệu như bướu đỉnh, bướu trán, thóp liền chậm. Trẻ cũng phát triển các kỹ năng vận động chậm hơn, ra mồ hôi nhiều vào ban đêm, khó ngủ hay bị giật mình, nôn mửa…

Trẻ em từ 6 tháng – 3 tuổi là nhóm đối tượng dễ bị còi xương nhất. Những trẻ sống ở khu vực thiếu ánh ánh nắng, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng cũng dễ bị còi xương.

Trẻ còi xương cần được phát hiện và điều trị kịp thời, nếu không rất dễ xảy ra biến chứng: Chậm phát triển chiều cao, chiều cao dưới chuẩn khi trưởng thành, cong cột sống, cột sống dị dạng, dị tật xương, răng mọc thiếu, dễ bị động kinh.

Loạn sản xương sụn

Loạn sản xương sụn là một loại rối loạn tăng trưởng xương, mô xương lành sẽ bị loại bỏ, thay thế bằng các mô xơ, xương ngày càng yếu hơn, dễ bị gãy và biến dạng.

Nguyên nhân của bệnh lý này thường do đột biến gen và di truyền. Đột biến của gen FGFR3 được cho là tác nhân gây ra bệnh lý. Gen này có chức năng kích thích cơ thể sản xuất protein cho xương phát triển. Khi gen FGFR3 bị đột biến, quá trình sản xuất pretin bị ngưng trệ, làm sự phát triển xương bị rối loạn, sụn không thể chuyển thành xương. Cha mẹ có bất thường về gen, sinh con ra dễ mắc phải bệnh này. Bệnh thường xuất hiện trong độ tuổi từ 3-15.

Loạn sản xương sụn khiến trẻ bị dị tật xương
Loạn sản xương sụn khiến trẻ bị dị tật xương

Các triệu chứng của loạn sản xương sụn bao gồm: Đau xương, xương bị sưng đau biến dạng, dễ gãy, đi lại khó khăn, cột sống cong vẹo, bị gù, vùng mặt bị biến dạng do xương sọ tổn thương. Đầu to, trán to, xương chẩm bị biến dạng chèn ép dây thần kinh gây rối loạn tiền đình, khứu giác.

Người bị rối loạn sản xương sụn không những chiều cao hạn chế mà vóc dáng cũng rất dị thường do xương bị biến dạng, gặp khó khăn trong cuộc sống.

Các bệnh lý khác

Bệnh tim bẩm sinh

Tim bẩm sinh là bệnh dị tật bẩm sinh, xảy ra ngay từ trong giai đoạn bào thai. Cấu trúc tim phát triển bất thường, chức năng và hoạt động của tim bị ảnh hưởng, gây cản trở tuần hoàn máu trong cơ thể. Bệnh lý này là nguyên nhân tử vong của rất nhiều trẻ sơ sinh trên Thế Giới.

Bệnh tim bẩm sinh thường do di truyền từ cha mẹ, mẹ bị nhiễm độc khi mang thai do thuốc, chất kích thích, tia X-quang, chất phóng xạ… Ngoài ra, nếu mắc phải các bệnh nhiễm trùng như Herpes, Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng tăng nguy cơ trẻ bị tim bẩm sinh.

Bị mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ thường có các biểu hiện sau: Khó thở, thở gấp, hay nghỉ khi bú, ho nhiều, da xanh xao, đầu ngón chân ngón tay và môi đổi màu tím mỗi khi khóc. Trẻ cũng có sức khỏe rất yếu, suy dinh dưỡng, gầy gò. Đặc biệt, các bé tim bẩm sinh thường có vóc dáng nhỏ, chiều cao thấp hơn chuẩn.

Trẻ bị tim bẩm sinh can thiệp càng sớm thì cơ hội phục hồi càng cao. Tuy nhiên, các em cũng rất khó có được sức khoẻ tốt 100% như người bình thường, hạn chế vận động nặng.

Suy thận

Tỷ lệ trẻ em bị suy thận hiện nay đang ngày càng tăng cao. Đây là tình trạng trẻ bị suy giảm các chức năng thận, thận không thể lọc máu, thải độc như bình thường, cơ thể tích trữ nhiều chất như natri, kali, ure, creatinin… gây nhiều bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể.

Các biểu hiện của bệnh suy  thận bao gồm: Phù nề ở mắt chân tay bụng lưng, tiểu ít tiểu khó hoặc tiểu quá nhiều, nước tiểu có màu đỏ hoặc đục, chân tay bủn rủn, cơ thể mệt mỏi, uể oải, hay hoa mắt buồn nôn, hơi thở yếu, chán ăn…

Bệnh suy thận cản trở trẻ phát triển chiều cao
Bệnh suy thận cản trở trẻ phát triển chiều cao

Suy thận ở trẻ thường do di truyền, dị tật bẩm sinh ở thận, mắc các bệnh làm cơ thể mất nước dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn cơ thể. Các bệnh viêm cầu thận, nhiễm độc thận, hoại tử ống thận cũng làm giảm chức năng của thận, gây ra suy thận…

Trẻ bị suy thận có xương rất yếu, dễ gãy, chiều cao phát triển kém, nguy cơ mắc suy tim, viêm màng tim cao hơn. Khả năng tập trung cũng rất kém, thường xuyên ốm vặt…

Hội chứng Turner

Tỉ lệ mắc bệnh này là 1/4000, thường gặp ở bé gái. Bệnh xảy ra do rối loạn nhiễm sắc thể giới tính, dẫn đến rối loạn phát triển thể chất.

Các biểu hiện thường thấy gồm cổ ngắn và lõm, ở da dọc vai có các nếp gấp, thai thấp, vóc dáng thấp, bàn tay bàn chân sưng to. Các bé gái này không có khả năng sinh sản, không có kinh nguyệt, thường bị hạn chế thị giác, tiểu đường.

Hội chứng Turner khiến trẻ có nguy cơ cao gặp bất thường về thận, dễ bị nhiễm trùng đường tiểu, bị hẹp động mạch chủ, dễ bị viêm tai giữa và suy thính giác.

Trẻ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm không chỉ khiến sức khỏe suy giảm mà còn ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng chiều cao. Do đó, ngay từ trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cũng nên thăm khám sức khỏe định kỳ để được chẩn đoán nguy cơ bệnh lý thai nhi sớm nhất, có cách can thiệp phù hợp. Ngoài ra, cần hạn chế tiếp xúc với những chất độc hại, tia X-quang để bảo vệ thai nhi. Khi con chào đời và trong suốt quá trình phát triển, nên chủ động theo dõi các biểu hiện sức khỏe bất thường, cho con thăm khám định kỳ để kiểm soát sức khỏe, hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao tối đa.

NuBest Vietnam

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không dùng để tự chẩn đoán hay điều trị bệnh. Nếu gặp các vấn đề sức khỏe, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có chuyên môn cao.
avatar

Bài viết của

NuBest Vietnam

NuBest Vietnam là đơn vị nhập khẩu chính hãng các dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) từ NuBest Hoa Kỳ - Thương hiệu phân phối TPBVSK uy tín trên toàn thế giới.

Tin tức liên quan
Cam kết chính hãng
cam ket
NuBest Vietnam (Công ty TNHH NuBest) tự hào là đại diện nhập khẩu chính thức các sản phẩm của NuBest Inc Hoa Kỳ - đơn vị sở hữu và phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên Toàn Cầu có trụ sở tại Mỹ. Với mục tiêu mang đến người tiêu dùng Việt những sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng, an toàn với chi phí hợp lý, NuBest Vietnam đã tích cực chọn lọc những sản phẩm thiên nhiên, từ nguồn nguyên liệu sạch mang đến cho người tiêu dùng. Tất cả sản phẩm của NuBest Inc đều được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất Quốc tế cGMP, chứng nhận Organic bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Đặc biệt tất cả sản phẩm được phân phối tại Việt Nam đều được FDA Hoa Kỳ (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cấp phép lưu hành tự do tại Mỹ và đã được Bộ Y tế tại Việt Nam cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.