Trị mụn bằng lá trầu có hiệu quả không?
Lá trầu có công dụng thế nào với làn da?
Theo nghiên cứu y học cổ truyền, lá trầu là một loại thuốc có tính nóng, cay nồng có khả năng sát khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả. Thời xưa, người ta đã biết dùng lá trầu giã nhuyễn hoặc nhai nát để cầm máu và sát khuẩn vết thương ngoài da, các vết côn trùng đốt, viêm loét…
Trong lá trầu có chứa các hoạt chất rất tốt cho làn da như: Vitamin C, chất xơ, muối khoáng, Chavicol, Tatin, Zn, Ca…giúp cải thiện tình trạng mụn, kháng viêm giảm sưng và có tác dụng dưỡng trắng tự nhiên. Ngoài ra, để có làn da khỏe mạnh bạn có thể xông mặt thường xuyên với lá trầu không hoặc đắp mặt nạ kết hợp cùng một số nguyên liệu thiên nhiên khác. Vậy nên, nếu bạn muốn chăm sóc da hiệu quả từ các nguyên liệu thiên nhiên thì đừng bỏ qua lá trầu.
Trị mụn bằng lá trầu có thật sự hiệu quả hay không?
Có rất nhiều nguyên nhân gây mụn nhưng nguyên nhân chính vẫn là do vi khuẩn và cặn bẩn bít tắc ở lỗ chân lông gây viêm nhiễm. Từ đó hình thành nên mụn đầu đen, mụn viêm, mụn trứng cá, mụn đầu trắng…và các loại mụn khác.
Theo nghiên cứu cho thấy, cứ 100g lá trầu có chứa đến 2,4% tinh dầu có khả năng ức chế vi khuẩn hoạt động sinh sôi gây hại cho da. Từ đó lá trầu giúp các nốt mụn viêm hoặc mụn trứng cá trên da thuyên giảm và hạn chế lây lan sau khi sử dụng.
Vì thế, công dụng trị mụn hiệu quả của lá trầu được các bạn quan tâm đến việc làm đẹp đánh giá cao về hiệu quả mà phương pháp này mang lại. Ngoài ra các vitamin và hoạt chất có sẵn trong lá trầu giúp tăng sắc tố làm mờ thâm và các đốm nâu do mụn gây nên. Do dó lá trầu được xem là một phương pháp trị mụn an toàn và hiệu quả.
Trị mụn bằng lá trầu phù hợp với các loại mụn nào?
Như đã nhắc đến ở trên, việc trị mụn bằng lá trầu hoàn toàn phù hợp và hiệu quả đối với những bạn đang muốn tìm một dược liệu tự nhiên để sử dụng. Lá trầu có thể sử dụng để điều trị tất cả loại mụn tuy nhiên thì thành phần kháng khuẩn chống viêm có trong lá trầu sẽ phù hợp với những loại mụn trứng cá, mụn đầu trắng, đặc biệt là các dạng mụn mủ mụn viêm.
Trị mụn bằng lá trầu có ưu và nhược điểm gì
Ưu điểm
- Giá thành rẻ
- Dược liệu từ thiên nhiên chứa nhiều dưỡng chất tốt
- Ngoài việc trị mụn, lá trầu còn giúp chữa trị nhiều vấn đề về sức khỏe như: cầm máu, sát khuẩn, tiêu hóa, hô hấp, viêm cơ… Đặc biệt lá trầu không còn được sử dụng cho trẻ sơ sinh.
- Ngoài việc giúp da sạch mụn, sử dụng một thời gian giúp da trắng hồng tự nhiên vì hàm lượng vitamin C có trong lá trầu là rất lớn.
Nhược điểm
- Sau khi đắp mặt nạ từ lá trầu, cần thoa kem chống nắng và che chắn kỹ khi ra ngoài để tránh ánh nắng trực tiếp trên da dễ gây nám sạm.
- Một vài trường hợp không phù hợp với một số người nên không đem đến hiệu quả tối ưu sau thời gian sử dụng.
- Ngoài ra lá trầu được các chuyên gia là dược liệu tốt ít khi gây kích ứng và tác dụng phụ cho người sử dụng tuy nhiên thì vẫn có trường hợp dị ứng với một số vi chất trong lá trầu.
- Đối với những bạn ở thành phố có thể khó kiếm lá trầu, có thể nhờ người lớn tìm giúp nhé.
Cách trị mụn bằng lá trầu hiệu quả
Xông mặt trị mụn bằng lá trầu
Xông mặt bằng lá trầu là cách trị mụn đơn giản và phổ biến được nhiều người áp dụng. Trong nước xông có tinh dầu trong lá trầu làm lỗ chân lông giãn nở và làm sạch các bã nhờn và bụi bẩn trên lỗ chân lông đồng thời kháng viêm toàn bộ về mặt da.
Hướng dẫn cách xông mặt bằng lá trầu trị mụn:
- Rửa sạch 15-20 lá trầu trong nước muối để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám trên lá.
- Cho vào nồi cùng 1,5l nước nấu sôi trong 5-7 phút để lá trầu tiết ra hết tinh dầu.
- Tắt bếp và xông trực tiếp hơi nước lá trầu.
- Xông đến khi nước nguội và ngưng bốc hơi là được.
- Rửa sạch mặt bằng nước ấm và rửa lại bằng nước lạnh để se khít lỗ chân lông đã giãn nở ban đầu.
Phương pháp này nên áp dụng 2 lần/ tuần để đảm bảo da mặt được sạch khuẩn ngăn ngừa mụn lây lan và tái phát.
Xông mặt bằng lá trầu đơn giản mang lại hiệu quả cao
Rửa mặt bằng lá trầu trị mụn
Rửa mặt bằng nước được đun cùng lá trầu cũng là một phương pháp tốt, làm sạch lỗ chân lông kháng khuẩn da mặt là công dụng chính của phương pháp này.
Hướng dẫn cách rửa mặt trị mụn bằng lá trầu
- Rửa sạch 10 lá trầu với nước muối để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám trên lá.
- Bỏ lá trầu vào cùng 1l nước và đun sôi khoảng 2 phút.
- Cho thêm nước lạnh để giảm độ nóng và dùng hỗn hợp này để rửa mặt.
Vì tinh dầu trong lá trầu có tính kháng khuẩn kháng viêm nên sẽ làm da dễ bị khô chỉ nên sử dụng 2-3 lần/ tuần để tránh da mặt bị lấy đi độ ẩm vốn có. Nên áp dụng cách trị mụn với lá trầu không và muối biển 2-3 lần/tuần.
Trị mụn bằng mặt nạ lá trầu
Xay nhuyễn lá trầu thành hỗn hợp đặc sệt dùng để làm mặt nạ trị mụn cũng rất hiệu quả và dễ thực hiện. Nghiền nhỏ lá trầu cũng là cách giúp giải phóng nhiều dưỡng chất bên trong để dễ thẩm thấu vào da.
Hướng dẫn cách trị mụn bằng mặt nạ lá trầu
- Rửa sạch 10-15 lá trầu với nước muối để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám trên lá.
- Xay nhuyễn hoặc nghiền nhỏ lá trầu cùng 1 ít nước sao cho hỗn hợp đặc sệt bám dính được trên da.
- Làm sạch mặt và thoa hỗn hợp lên và để yên khoảng 15-20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Nên thực hiện 2 lần/ tuần để đạt được hiệu quả cao.
Cao trầu trị mụn
Phương pháp này tuy khá tốn nhiều thời gian để làm ra thành phẩm nhưng hiệu quả mang lại cũng rất bất ngờ. Các bạn cùng tham khảo qua phương pháp này nhé!
Hướng dẫn cách nấu cao trầu trị mụn
- Rửa sạch khoảng 50 lá trầu nếu bạn muốn sản phẩm nhiều hơn có thể tăng số lượng lá trầu.
- Luộc sơ số lá trầu vừa rửa sạch khoảng 1 phút.
- Xay nhuyễn toàn bộ lá trầu vừa luộc và lọc lấy phần nước cốt.
- Đun nhỏ lửa phần nước cốt đến khi hỗn hợp sệt đặc lại là được.
- Để nguội và cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Mỗi tuần nên sử dụng cao lá trầu 2-3 lần, có thể sử dụng như sản phẩm chấm mụn hoặc mặt nạ đều được. Rửa sạch mặt với nước lạnh sau khi sử dụng để se khít lỗ chân lông nhé.
Kết hợp lá trầu không và muối trị mụn
Trong lá trầu chứa các chất có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn rất tốt, đặc biệt khi kết hợp với muối sẽ tạo thành một hỗn hợp tẩy tế bào chết, mụn cám và mụn đầu đen rất hiệu quả. Ngoài ra thì lá trầu kết hợp với muối cũng tạo nên công thức kiềm dầu tốt từ đó hạn chế việc tái phát của mụn. Phương pháp kết hợp này phù hợp với loại da hỗn hợp thiên dầu và có nhiều mụn.
Hướng dẫn cách kết hợp lá trầu và muối
- Rửa kỹ khoảng 10 lá trầu để loại bỏ chất bẩn bám trên lá
- Sau đó xay nhuyễn lá trầu cùng với 1 muỗng canh muối và 50ml nước lọc
- Lọc lấy phần nước cốt bỏ đi phần bã
- Dùng bông tẩy trang hoặc mặt nạ giấy khô thấm đầy hỗn hợp thoa hoặc đắp lên mặt hoặc vùng da bị mụn để yên 15-20 phút. Lưu ý da mặt đã được vệ sinh làm sạch trước đó
- Massage nhẹ nhàng trên da và rửa lại bằng nước lạnh để se khít lỗ chân lông.
- Dưỡng ẩm kỹ sau khi áp dụng phương pháp này.
Với công thức kết hợp giữa lá trầu và muối biển bạn chỉ nên thực hiện 2-3 lần/ tuần tránh tình trạng da bị khô mất đi sự cân bằng PH vốn có. Đều đặn sử dụng bạn sẽ thấy được làn da sẽ cải thiện, các đốt mụn sẽ dần khô cồi và nhanh lành sẹo.
Muối biển và lá trầu là sự kết hợp tuyệt vời cho những bạn đang muốn trị mụn
Trị mụn bằng việc kết hợp lá trầu và nước cốt chanh
Chanh có chứa các thành phần đóng vai trò rất tốt trong việc trị mụn phải kể đến như: Vitamin C, axit citric, chất xơ…giúp làm mờ thâm, sáng da và sát khuẩn rất tốt. Chanh là nguyên liệu thiên nhiên có công dụng tẩy tế bào chết vô cùng hiệu quả. Kết hợp với lá trầu càng giúp cho tình trạng mụn dễ dàng được loại bỏ.
Hướng dẫn cách kết hợp lá trầu và chanh
- Làm sạch kỹ lá trầu bằng nước muối loãng để loại bỏ triệt để bụi bẩn bám trên lá
- Luộc lá trầu trong 1 phút rồi vớt ra xay nhuyễn.
- Lọc lấy nước cốt của lá trầu và trộn với nước cốt của nửa trái chanh.
- Rửa sạch lá trầu với nước muối loãng sau đó rửa lại với nước sạch.
- Vệ sinh sạch mặt và thoa hỗn hợp vừa rồi lên da massage nhẹ nhàng để hỗn hợp thẩm thấu sâu bên trong.
- Để yên và thư giãn 20-30 phút và rửa lại bằng nước lạnh
- Cấp ẩm kỹ sau khi dùng phương pháp này
Nên áp dụng phương pháp này 2 lần/ tuần vì trong chanh chứa axit dùng thường xuyên sẽ bào mòn da khiến tình trạng mụn tệ hơn.
Trị mụn lưng bằng cách tắm bằng nước lá trầu
Ngoài việc tự ti vì mụn trên mặt thì không ít người càng đau đầu vì mụn lưng hoặc nhiều vùng khác trên cơ thể như: mông, ngực, bụng… Bạn hãy thử nấu nước lá trầu và tắm thường xuyên sẽ giúp tình trạng mụn trên cơ thể sẽ khuyên giảm và giúp các vết viêm nhanh phục hồi.
Hướng dẫn cách trị mụn lưng bằng cách tắm nước lá trầu
- Rửa sạch lá trầu bằng nước muối đảm bảo sạch vi khuẩn
- Vớt ra vò nhẹ để lá trầu hơi nát đảm bảo các tinh chất được giải phóng.
- Nấu cùng 3l nước sôi khoảng 10 phút sau đó để nguội
- Thêm nước lạnh vào để pha loãng dung dịch rồi ngâm mình trong dung dịch 20 phút hoặc thoa nước và massage lên vùng da bị viêm mụn.
Kiên trì tắm nước lá trầu mỗi ngày giúp cơ thể sạch mụn, giảm thiểu tình trạng viêm tắc lỗ chân lông, trắng da mịn màng.
Trị mụn bằng lá trầu không và gừng tươi
Gừng và lá trầu đều có tính cay nóng vì thế 2 dược liệu này kết hợp sẽ là một hỗn hợp trị mụn hiệu quả với tác dụng giảm ngứa ngáy, giảm sưng, chống viêm và làm mềm da. Tuy nhiên, bạn phải dưỡng ẩm kỹ để cấp ẩm và cân bằng PH sau khi dùng phương pháp này.
Hướng dẫn cách trị mụn bằng lá trầu và gừng tươi
- Rửa sạch lá trầu bằng nước muối đảm bảo sạch vi khuẩn
- Gừng cạo sạch vỏ và cắt lát
- Cho gừng và lá trầu đã rửa sạch vào cùng 1 nồi nước và đun sôi kỷ 10-15 phút để ra hết dưỡng chất.
- Để nguội mà rửa các vùng da bị viêm nhiễm, dùng để rửa mặt trị mụn rất tốt. Hoặc bạn có thể hòa thêm nước lạnh và tắm khắp cơ thể cũng rất tốt.
Duy trì đều đặn và thường xuyên sẽ không còn lo ngại về tình trạng mụn hoặc viêm da nữa.
Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không và lá khế
Lá khế có vị chua, tính bình giúp giảm ngứa và giảm nhẹ độ nóng rát của lá trầu. Vì thế kết hợp 2 loại lá này sẽ tăng hiệu quả điều trị lên nhiều lần.
Hướng dẫn cách trị mụn bằng lá khế và lá trầu
- Rửa sạch lá khế và lá trầu với muối
- Vò nát 2 loại lá này để giải phóng dưỡng chất
- Cho vào nồi và đun cùng với 1l nước trong vòng 10 phút để dưỡng chất tiết ra hết.
- Để nguội và dùng để tắm hoặc xoa lên vùng da viêm nhiễm, dùng lá để ma sát lên da để tăng tác dụng.
Thực hiện đúng cách và đều đặn ngày 1 lần, cho đến khi tình trạng giảm mụn giãn cách thời gian sử dụng ra.
Uống nước trầu để trị mụn và kháng viêm
Ngoài các cách tác động từ bên ngoài, bạn còn có thể áp dụng phương pháp uống nhằm điều trị sâu từ bên trong.
Hướng dẫn cách nấu lá trầu uống trị mụn từ bên trong
- Rửa sạch 10g lá trầu với nước muối loãng để loại bỏ hết tạp chất
- Sau đó để ráo, nếu được có thể phơi nắng cho héo bớt
- Dùng lá trầu đã phơi khô hãm nước uống trong ngày.
- Uống đều đặn mỗi ngày để thấy được hiệu quả.
Uống nước lá trầu để tăng hiệu quả từ bên trong
Trị mụn bằng lá trầu cần lưu ý những gì?
Ngoài thực hiện đúng theo những chỉ dẫn nêu trên thì khi áp dụng công thức trị mụn bằng lá trầu bạn còn phải lưu ý một số điều sau đây:
- Nếu lần đầu sử dụng lá trầu trong việc trị mụn, bạn nên thử ở trên vùng da mỏng khác như da đùi trong hoặc trên mu bàn tay để kiểm tra xem da có bị kích ứng không.
- Cần rửa sạch lá trầu và ngâm bằng nước muối để loại bỏ hết chất bẩn và vi khuẩn sống lên lá. Nếu không vi khuẩn sẽ tình trạng mụn tệ hơn.
- Làm sạch mặt khỏi bụi bẩn, dầu thừa, lớp trang điểm và rửa tay thật sạch để tránh vi khuẩn.
- Thời gian đắp mặt nạ là từ 15-20 phút, nếu đắp quá lâu da bạn sẽ bị khô, mất nước, lỗ chân lông to.
- Nên cân bằng độ PH và cấp ẩm cho da sau khi đắp mặt nạ.
- Chống nắng và che chắn kỹ để không bị ánh nắng trực tiếp gây nám sạm và các tác nhân khác làm tình trạng mụn tệ hơn.
- Nên uống đủ nước mỗi ngày (2l mỗi ngày) để da có đủ độ ẩm duy trì trong ngày.
Hy vọng rằng bài viết trên sẽ mang đến nhiều kiến thức và thông tin bổ ích về các cách trị mụn bằng lá trầu để bạn đọc có thể tham khảo và chọn ra phương pháp trị mụn phù hợp với làn da của mình bằng dược liệu thiên nhiên này.
FAQs