Mụn gạo là mụn gì?
Mụn gạo còn được gọi là mụn thịt, phần đầu của mụn có màu trắng đục như hạt gạo. Thực chất, đây là những u nang lành tính, chứa chất sừng, hình thành ngay dưới bề mặt da. Kích thước của mụn gạo khá nhỏ, chỉ từ 1 – 2mm, thường mọc xung quanh mắt, trán, cằm, cổ, lưng…
Mụn gạo có đầu mụn màu trắng đục, không đau, không sưng
Nguyên nhân bị nổi mụn gạo
Mụn gạo xuất hiện trên cơ thể của bạn có thể xuất phát từ một trong các nguyên nhân sau đây:
- Di truyền: Mụn gạo có khả năng di truyền, nếu cha hoặc mẹ có mụn gạo, con cái cung có nguy cơ bị mụn gạo.
- Tuổi tác: Tuổi cao, da bước vào quá trình lão hóa, hoạt động chuyển hóa collagen bị ảnh hưởng sẽ gây ra mụn gạo.
- Rối loạn hormone: Nữ giới trong giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh, cho con bú có thể bị nhiều mụn gạo do rối loạn hormone trong cơ thể.
- Không bảo vệ da: Để da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn mà không che chắn kỹ lưỡng có thể làm hình thành nhiều mụn gạo.
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Ăn thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ và cay nóng, mất ngủ… cũng có thể khiến mụn thịt xuất hiện tại nhiều vị trí trên da.
Dấu hiệu bị nổi mụn gạo
Mụn gạo có các đặc điểm sau đây:
- Mụn có kích thước 1 – 2mm, mọc thành từng cụm
- Đầu mụn màu trắng đục
- Mụn không có nhân, không đau, không sưng
- Mụn thường mọc phần dưới của mắt
Mụn gạo thường nổi ở đâu?
Xung quanh mắt là khu vực thường xuất hiện mụn gạo nhiều nhất. Một số người còn bị mụn gạo ở trán, cằm, lưng, cổ… Do đó, các bạn nên thường xuyên quan sát kỹ các khu vực da này để kịp thời phát hiện mụn gạo.
Mắt là vùng da thường xuất hiện mụn gạo nhất
Mụn gạo có dễ trị hay không?
Mụn gạo có thể tự hết. Nhưng thường cần thời gian khá dài, từ 1 – 2 năm trong điều kiện cơ thể không tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây mụn. Vì mụn gạo không có nhân nên việc điều trị bằng cách nặn khó có thể thực hiện được.
Một đặc điểm của mụn gạo là lây lan khá nhanh nếu không được xử lý đúng cách kịp thời. Do đó, nếu phát hiện da xuất hiện mụn gạo, các bạn cần tiến hành điều trị đúng cách càng sớm càng tốt.
Cách trị mụn gạo hiệu quả nhất
Để tự điều trị mụn gạo tại nhà, các bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:
Trị mụn gạo bằng cách xông hơi tinh dầu
Việc xông hơi làm giãn nở lỗ chân lông, các chất trong tinh dầu xông hơi sẽ thấm sâu vào lỗ chân lông, đẩy mụn gạo ra bên ngoài.
Cách thực hiện:
- Hòa tinh dầu cùng nước nóng
- Trùm khăn kín mặt và xông hơi trong 10 phút
- Rửa mặt lại bằng nước mát để lỗ chân lông thu hẹp lại
- Thực hiện 2 lần mỗi tuần
Trị mụn gạo bằng trà xanh
Trong trà xanh chứa nhiều tanin có công dụng chống oxy hóa, kháng viêm tương đối tốt. Nhờ vậy, các đốm mụn gạo sẽ được loại bỏ khá nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Lá trà xanh rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn
- Rửa mặt sạch, thoa lá trà xanh lên vùng da bị mụn gạo
- Để nguyên trên da khoảng 15 phút sau đó rửa sạch
- Thực hiện 2 lần mỗi tuần
Trà xanh hỗ trợ điều trị mụn gạo hiệu quả
Trị mụn gạo bằng lá tía tô
Ngoài công dụng giải cảm, lá tía tô còn được sử dụng khá nhiều trong làm đẹp, trị mụn. Trong thành phần lá tía tô có các chất giúp diệt khuẩn, kháng viêm và phục hồi da. Nhờ vậy, các nốt mụn gạo sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Lá tía tô rửa sạch, giã nát cùng vài hạt muối biển
- Rửa mặt sạch, đắp lá tía tô đã giã nát lên vùng da có mụn gạo
- Nằm thư giãn tại chỗ khoảng 15 phút, sau đó rửa mặt lại với nước sạch
- Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần
Trị mụn gạo bằng rau diếp cá
Lá diếp cá có tính kháng viêm, sát trùng và phục hồi các tế bào da suy yếu. Do đó, trị mụn gạo bằng rau diếp cá khá hiệu quả, được nhiều người áp dụng thành công.
Cách thực hiện:
- Rau diếp cá rửa sạch, đem đi xay nhuyễn
- Trộn rau diếp cá xay nhuyễn với 1 muỗng dầu oliu
- Rửa mặt sạch, đắp hỗn hợp rau diếp cá và dầu oliu lên vùng da có mụn gạo
- Nằm nghỉ tại chỗ trong 20 phút, sau đó rửa mặt lại bằng nước sạch
- Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần
Trị mụn gạo bằng nghệ, tỏi và mật ong
Nghệ, tỏi và mật ong đều là những nguyên liệu làm đẹp da, trị mụn quen thuộc. Kết hợp 3 nguyên liệu này lại với nhau sẽ tạo nên mặt nạ trị mụn gạo khá lành tính, hiệu quả và an toàn.
Cách thực hiện:
- Giã nát 5 tép tỏi, trộn đều cùng 1 muỗng bột nghệ, 1 muỗng mật ong
- Rửa mặt sạch, thoa hỗn hợp vừa làm lên vùng da có mụn gạo
- Để nguyên trên da khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch
- Thực hiện 2 lần mỗi tuần
Trị mụn gạo bằng chanh
Acid citric trong chanh có khả năng diệt khuẩn, chống viêm nên cũng là một lựa chọn tốt để trị mụn gạo nhanh chóng.
Thoa nước cốt chanh lên nốt mụn gạo giúp loại bỏ mụn nhanh chóng
Cách thực hiện:
- Vắt 1/ 2 quả chanh lấy nước cốt
- Trộn nước cốt chanh và nước ấm theo tỉ lệ 1:2
- Rửa mặt thật sạch, thoa hỗn hợp nước chanh và nước ấm lên da
- Để nguyên khoảng 7 – 10 phút, rửa lại thật sạch với nước
- Thực hiện 2 lần mỗi tuần
Trị mụn gạo bằng tỏi
Tỏi có chứa nhiều allicin, diallyl disulfide và sulphur đều là những thành phần giúp kháng khuẩn, giảm viêm khá nhanh chóng. Do đó, nếu đang bị mụn gạo, các bạn có thể dùng tỏi để làm nguyên liệu trị mụn.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ và giã nhuyễn 1 củ tỏi
- Rửa mặt thật sạch, dùng bông tăm quệt tỏi nhuyễn và chấm lên các nốt mụn gạo
- Lưu lại trên mặt 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước đến khi thật sạch
- Áp dụng cách trị mụn gạo này 2 lần mỗi tuần
Trị mụn gạo bằng giấm táo
Sử dụng giấm táo để làm đẹp mang đến nhiều lợi ích: Giảm tiết dầu, trị mụn, làm mịn da, giảm cháy nắng và se khít lỗ chân lông. Thử cách trị mụn gạo bằng giấm táo có thể khiến bạn bất ngờ về hiệu quả chỉ sau một thời gian ngắn.
Cách thực hiện:
- Pha loãng giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:2
- Làm sạch vùng da có mụn gạo
- Dùng tăm bông thấm giấm táo và chấm lên các nốt mụn gạo
- Để nguyên khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch
- Thực hiện khoảng 2 lần/tuần
Trị mụn gạo bằng sữa chua
Acid lactic trong sữa chua giúp da trắng sáng, mịn màng và đánh bay mụn gạo nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Rửa mặt sạch
- Thoa đều 1/2 hũ sữa chua không đường lên vùng da có mụn gạo
- Rửa mặt lại với nước sạch
- Áp dụng 2 lần mỗi tuần
Sữa chua không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn trị mụn nhanh chóng
Trị mụn gạo bằng nha đam
Với hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, nha đam sẽ tác động lên các liên kết biểu bì của da, từ đó dần dần loại bỏ mụn gạo nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Nha đam rửa sạch, gọt vỏ, lấy phần thịt xay nhuyễn
- Rửa mặt sạch, thoa nha đam lên các vùng da có mụn
- Để nguyên khoảng 10 – 15 phút, sau đó rửa mặt lại với nước sạch
- Thực hiện 2 lần mỗi tuần
Trị mụn gạo cần lưu ý những gì?
Trong quá trình điều trị mụn gạo tại nhà, các bạn nên chú ý một số vấn đề sau đây:
- Kiên trì áp dụng cách trị mụn gạo trong ít nhất 6 tuần mới có thể nhìn thấy sự thay đổi rõ rệt
- Lựa chọn nguyên liệu làm đẹp sạch, an toàn, có xuất xứ rõ ràng
- Không cạy, nặn mụn gạo vì có thể làm mụn lây lan sang các vùng da lân cận và làm tổn thương da
- Nếu trị mụn gạo tại nhà trong thời gian dài nhưng không khỏi, các bạn có thể đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để được hỗ trợ trị mụn gạo bằng các kỹ thuật hiện đại như Laser, áp lạnh bằng ni tơ lỏng hoặc được chỉ định thoa Retinoid.
Cách ngăn ngừa tình trạng nổi mụn gạo
Để ngăn ngừa mụn gạo tái phát trở lại, cần chú ý các yếu tố sau đây:
- Bảo vệ da kỹ lưỡng trước tác động của ánh nắng mặt trời
- Hạn chế dùng các loại kem dưỡng da quá đặc
- Thường xuyên tẩy tế bào chết cho da
Tẩy tế bào chết 2 lần/tuần để ngăn ngừa mụn gạo
- Hạn chế trang điểm khi không cần thiết, tẩy trang kỹ lưỡng
- Không sờ tay lên da mặt khi không cần thiết
- Duy trì chế độ độ ăn uống khoa học, thường xuyên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất cho da
- Ngủ sớm và đủ giấc mỗi ngày để làn da khỏe đẹp hơn
- Hạn chế ăn tinh bột, đường và sử dụng các sản phẩm có chất kích thích
Mụn gạo khiến làn da trở nên già nua, mất thẩm mỹ. Loại mụn này có khả năng lây lan khá nhanh, do đó không nên chủ quan. Nếu phát hiện da xuất hiện mụn gạo, các bạn nên thực hiện cách trị mụn gạo nhanh chóng kết hợp với chế độ chăm sóc da khoa học để loại bỏ mụn gạo nhanh chóng.