Mụn mông là gì?
Mụn mông là hiện tượng mọc mụn nhọt ở mông. Đây là một tình trạng khá phổ biến ở các bạn nam, gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Mụn mông nếu không được cải thiện kịp thời có thể phát triển thành những biến chứng nặng hơn. Khi này, mụn mông sẽ đi kèm với những thay đổi làm ảnh hưởng đến sự tự tin của chính bạn.
Dấu hiệu nổi mụn ở mông?
Dấu hiệu nổi mụn ở mông phổ biến nhất là xuất hiện vết sưng đỏ, khi sờ vào thấy cứng ở giữa và có cảm giác đau nhức. Theo thời gian, nốt mụn này sẽ phát triển thành mụn mủ và ảnh hưởng đến vùng da xung quanh.
Mụn ở mông có cấu trúc tương tự như các vị trí khác trên cơ thể. Bắt đầu ở một điểm trên da với kích thước nhỏ như hạt đậu. Lâu dần sẽ phát triển thành những thể nặng hơn. Mụn cũng có thể bị vỡ hoặc chai lì do ma sát hoặc trị mụn không đúng cách.
Một số dấu hiệu nổi mụn ở mông khác mà bạn có thể nhận biết như:
- Trung tâm nốt mụn có màu trắng hoặc màu vàng
- Vùng da xung quanh nốt mụn sưng tấy và có cảm giác đau nhức nhẹ
- Có cảm giác ngứa và nóng ở mông
Mụn ở mông xuất phát từ đâu, làm thế nào để trị mụn mông nhanh chóng?
Mụn ở mông nguyên nhân vì sao?
Nguyên nhân gây mụn mọc ở mông phần lớn xuất phát từ sự kết hợp của viêm nang lông và nhiễm trùng do vi khuẩn.
Bệnh dày sừng
Mụn mông cũng có thể gia tăng sự xuất hiện do bệnh dày sừng. Tình trạng này bắt nguồn từ việc lỗ chân lông tích tụ quá nhiều keratin. Nốt mụn khi này sẽ sưng tấy, sần sùi, vùng da xung quanh cũng thô ráp hơn.
Viêm nang lông
Viêm nang lông thường xuất hiện do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Staphylococcus aureus. Sau khi xâm nhập sâu bên trong bề mặt da, chúng sinh sôi và phát triển, từ đó gây nhiễm trùng ở các nang lông.
Viêm nang lông là nguyên nhân phổ biến gây mụn ở mông
Thay đổi nội tiết tố
Ngoài vi khuẩn, nội tiết tố cũng là một nguyên nhân dẫn đến viêm nang lông. Sự mất cân bằng của các nội tiết tố, đặc biệt là Androgen sẽ khiến các lớp niêm mạc của nang lông dễ bị tắc nghẽn. Bụi bẩn và vi khuẩn trong nang lông cùng với môi trường ẩm ướt sẽ sinh sôi nhanh chóng.
Áp xe da
Nguyên nhân chính gây áp xe da chính là hoạt động mạnh mẽ của các tụ cầu vàng. Ngoài ra còn một số loại vi khuẩn khác là liên cầu khuẩn hoặc vi khuẩn Pseudomonas. Những loại vi khuẩn này khiến các lỗ chân lông trên da bị nhiễm trùng, dẫn đến trường hợp áp xe, gây mụn trên nhiều bề mặt da.
Nguyên nhân thông thường
Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý, nổi mụn ở mông còn có thể do thói quen sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn:
- Mặc quần áo ướt đẫm mồ hôi sau khi tập gym khiến lỗ chân lông bị khô và giữ lại bụi bẩn bên dưới da.
- Ma sát da do ngồi quá nhiều.
- Thói quen vệ sinh cá nhân kém.
Mụn ở mông thường là những loại mụn nào?
Ban đầu, các nốt mụn có thể là những chấm nhỏ thông thường. Khi quá trình chăm sóc không được thực hiện hoặc thực hiện sai cách có thể phát triển thành mụn viêm, mụn bọc hoặc mụn mủ.
Nốt mụn ở mông ban đầu có thể phát triển thành thể nặng hơn
Trong một số trường hợp khác, các nốt mụn này còn phát triển thành mụn nhọt, mụn nang gây đau nhức dữ dội. Nếu trị mụn mông nhanh thì cũng có thể để lại sẹo thâm do mụn trên da.
Mụn ở mông có dễ trị hay không?
Những nốt mụn ở mông tương đối dễ trị khi ở dạng thông thường. Dù là nốt mụn đã chuyển biến sang dạng mụn viêm, mụn bọc hoặc mụn mủ thì bạn vẫn có thể áp dụng những cách trị mụn mông ngay tại nhà nhưng cần nhiều thời gian hơn để khỏi hẳn.
Điều đáng chú ý là, bạn nên tìm cách trị mụn mông dứt điểm trước khi nó chuyển thành mụn nang. Bởi lẽ, mụn nang không thể tự khỏi và rất dễ lây lan trên các vùng da khác. Bạn cần dành nhiều thời gian, điều trị theo đúng liệu trình thì mới dứt hẳn.
Cách trị mụn ở mông hiệu quả hiện nay
Mông là vị trí có rất nhiều lỗ chân lông, nếu không có cách chăm sóc hợp lý, tình trạng mụn có thể trở nặng hơn. Dưới đây là những cách trị mụn ở mông hiệu quả hiện nay mà bạn có thể áp dụng.
Sử dụng kem bôi trị mụn
Sử dụng kem bôi trị mụn mông là cách đầu tiên mà các nàng nghĩ tới. Nếu bạn chọn cách này để trị mụn ở mông, hãy ưu tiên những sản phẩm có chứa các chất như Benzoyl Peroxide, Sepicontrol A5, BHA,...
Sử dụng kem bôi trị mụn mông là cách phổ biến nhất
Cách sử dụng các loại kem bôi trị mụn ở mông rất đơn giản với những bước như sau:
- Làm sạch vùng da bị mụn ở mông
- Nhẹ nhàng thoa đều một lượng kem vừa đủ lên vùng da bị mụn ở mông
- Đợi vết kem khô đi một chút thì mới mặc quần
Với cách này, bạn nên kiên trì thực hiện mỗi ngày từ 2 - 3 lần để đạt được hiệu quả nhanh chóng và tối ưu nhất.
Thực hiện liệu pháp chườm ấm
Liệu pháp chườm ấm thúc đẩy các nốt mụn ở mông nhanh chóng se cồi, tiêu nhân và biến mất. Hơi ấm tỏa ra sẽ làm dịu, giúp mở lỗ chân lông, đẩy vi khuẩn và mủ ra ngoài.
Cách thực hiện liệu pháp chườm ấm rất đơn giản và bạn có thể thử ngay tại nhà.
- Ngâm một chiếc khăn mềm trong nước ấm, vắt khô
- Chặm chiếc khi lên làn da ở mông, đặc biệt là các vị trí mụn
- Giữ khi đến khi khăn nguội thì dừng
Với cách trị mụn mông này, bạn có thể thực hiện mỗi ngày mà không lo gây ảnh hưởng đến da nhé.
Thoa nước muối lên vùng da bị mụn ở mông
Mụn ở mông phát triển khi lỗ chân lông bị bít tắc hoặc làn da bị vi khuẩn gây mụn tấn công. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện tình trạng này chỉ bằng dung dịch nước muối tự chế hoặc mua sẵn nước muối pha loãng tại các hiệu thuốc. Nước muối có đặc tính kháng khuẩn. Do đó, khi được thoa lên da có thể làm giảm ảnh hưởng của các vi khuẩn gây mụn. Có không ít phái đẹp đã thử và kết quả rất khả quan.
Cách trị mụn mông bằng nước muối được thực hiện như sau:
- Làm sạch vùng da trên toàn cơ thể nói chung và vùng da bị mụn ở mông
- Thoa một lớp nước muối lên nốt mụn ở mông và vùng da xung quanh
- Chờ khoảng 2 - 3 phút thì rửa lại lần nữa bằng nước sạch và lau khô
- Thực hiện 1 - 2 lần mỗi ngày để sớm thấy kết quả.
Sử dụng miếng dán có chứa axit salicylic
Axit salicylic là một loại AHA có khả năng tẩy tế bào chết được đánh giá cao. Sử dụng miếng dán có chứa hoạt chất này, bạn hoàn toàn có thể đánh bay nốt mụn ở mông. Theo các chuyên gia, trị mụn trứng cá ở mông sẽ nhanh chóng có hiệu quả hơn nếu dùng axit salicylic 2% hoặc thấp hơn.
Miếng dán mụn chứa axit salicylic là cách giảm mụn ở mông tiện lợi
Bôi kem dưỡng da mông có chứa axit lactic
Tương tự axit salicylic, axit lactic cũng là một AHA có khả năng loại bỏ tế bào chết đáng nể. Bạn có thể thoa kem dưỡng da có chứa thành phần này mỗi ngày để cải thiện mụn cũng như tình trạng thô ráp của da. Các chuyên gia da liễu khuyên rằng, bạn có thể dùng kem dưỡng có chứa axit lactic kèm với benzoyl peroxide, dầu cây chè, thậm chí là axit salicylic,...
Thời gian bôi kem dưỡng cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả. Một vài lưu ý về cách dùng kết hợp và thời gian như sau:
- Dùng kết hợp axit lactic và axit salicylic: Bôi axit lactic sau khi axit salicylic đã khô hoàn toàn.
- Kem trị mụn chứa axit salicylic hoặc dầu cây trà nên bôi vào buổi sáng.
- Sản phẩm dưỡng da chứa axit lactic nên bôi vào ban đêm.
Tẩy tế bào chết cho vùng da ở mông
Tẩy tế bào chết ở mông là điều cần thiết để cải thiện cũng như ngăn ngừa xuất hiện mụn ở mông. Điều quan trọng là bạn nên chọn những sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ hoặc là các chất tẩy rửa cực mạnh.
Chia sẻ trên chuyên trang làm đẹp, các chuyên gia da liễu cho biết: Bạn nên nhẹ nhàng xoa bóp mông với nước và sữa tắm chứa axit dịu nhẹ và dùng dụng cụ tẩy tế bào chết bằng silicone mềm mại. Sau đó, thoa sản phẩm tẩy tế bào chết lên vùng da đó. Hãy tìm kiếm những công thức có AHA như axit lactic, glycolic hoặc BHA để làm sạch sâu các lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
Thử các phương pháp điều trị mụn nội tiết
Nếu các loại kem bôi bị mụn mông không mang lại hiệu quả, các bác sĩ có thể kê toa spironolactone hoặc thuốc ngừa thai để bạn sử dụng. Cả hai đều giúp điều chỉnh việc sản xuất nội tiết tố androgen của cơ thể về mức ổn định. Ngoài spironolactone, isotretinoin (hay còn gọi là accutane) cũng là một gợi ý lý tưởng.
Điều quan trọng là, chỉ thực hiện cách trị mụn ở mông này khi có sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Bởi lẽ, hiệu quả mang đến cao nhưng có thể đi kèm các rủi ro sức khỏe nếu không dùng đúng cách.
Trong một số trường hợp, bạn phải dùng thuốc kê toa để trị mụn ở mông do mất cân bằng nội tiết
Trị mụn ở mông bằng cách cải thiện bệnh lý
Như đã chia sẻ, mụn ở mông có thể bắt nguồn từ bệnh dày sừng, viêm nang lông, áp xe da. Vậy nên chỉ khi cải thiện dứt điểm các bệnh lý này thì tình trạng mụn ở mông của bạn mới chấm dứt. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể được khuyên dùng thuốc bôi, thuốc uống, thực hiện liệu pháp laser, thậm chí là tiêm thuốc.
Thoa tinh dầu cây trà
Dầu cây trà được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các vết thương và nhiễm trùng da. Không ít nghiên cứu đã chứng minh, dầu cây trà có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn hiệu quả tương xứng với Benzoyl Peroxide.
Tinh dầu cây trà được cho là có khả năng trị mụn tương xứng với Benzoyl Peroxide
Cách trị mụn mông bằng dầu cây trà đơn giản và dễ thực hiện như sau:
- Làm sạch vùng da bị mụn ở mông
- Dùng bông tẩy trang thấm vào dầu cây trà rồi thoa đều lên nốt mụn
- Kiên trì sử dụng 2 - 3 lần mỗi ngày để sớm thấy hiệu quả
Thoa dung dịch nước muối
Nước muối giúp làm giảm tình trạng nhiễm trùng ở nốt mụn. Nhờ đó mà nốt mụn ở mông ít gây đau nhức và mau chóng biến mất hơn. Trị mụn mông bằng nước muối nên thực hiện như thế nào?
- Hòa 1 thìa cà phê muối ăn với 2 cốc nước, khuấy đến khi muối tan
- Làm sạch vùng da bị mụn ở mông
- Dùng khăn mềm thấm dung dịch này lên nốt mụn và vùng da xung quanh
- Kiên trì thực hiện 2 - 3 lần mỗi ngày để sớm thấy kết quả
Mặt nạ tỏi trị mụn mông
Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm, tiêu viêm và khả năng sát trùng nhờ allicin. Mặt nạ tỏi giúp nốt mụn ở mông giảm sưng và viêm, giảm nguy cơ mụn chuyển thành thể nặng hơn.
Mặt nạ tỏi trị mụn mông nhanh chóng nhờ thành phần allicin
Cách trị mụn mông bằng mặt nạ tỏi như sau:
- Chuẩn bị lượng tỏi vừa đủ, bóc vỏ rồi giã nhuyễn, thêm vào 1 thìa cà phê nước
- Làm sạch vùng da bị mụn ở mông rồi đắp mặt nạ tỏi vừa tạo được lên nốt mụn
- Giữ nguyên trong 7 - 15 phút thì rửa sạch bằng nước ấm
Mặt nạ chanh trị mụn mông
Nước chanh có thể giúp bạn trị mụn trứng cá ở mông bằng cách giảm dầu (bã nhờn) do tác dụng làm khổ của axit citric, khả năng tiêu diệt khuẩn mụn P.acnes, đồng thời giảm sưng đỏ và tình trạng viêm ở nốt mụn.
Có thể kết hợp nước cốt chanh với nhiều nguyên liệu khác để trị mụn mông
Cách trị mụn mông với nước cốt chanh được thực hiện theo những bước sau đây:
- Chuẩn bị một nửa hoặc một trái chanh, vắt lấy nước cốt
- Làm sạch vùng da bị mụn ở mông
- Dùng bông tẩy trang thấm nước cốt chanh rồi thoa đều lên nốt mụn
- Giữ nguyên mặt nạ trên da khoảng 7 - 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp nước cốt chanh với nhiều nguyên liệu khác như mật ong, yến mạch, nha đam,... để trị mụn ở mông hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Mặt nạ mật ong và quế trị mụn mông
Mật ong khi được thoa lên nốt mụn sẽ thẩm thấu sâu, tiêu diệt khuẩn mụn, giảm viêm và cung cấp môi trường ẩm để chữa lành làn da do mụn. Trong khi đó, quế được biết tới với khả năng chống khuẩn, chống oxy hóa và đặc tính chữa lành vết thương.
Mặt nạ mật ong và quế vừa diệt khuẩn mụn vừa chữa lành vết thương
Cách trị mụn mông bằng mặt nạ từ mật ong và quế như sau:
- Trộn đều mật ong và bột quế theo tỷ lệ 2:1 đến khi được hỗn hợp đặc quánh
- Làm sạch vùng da bị mụn ở mông rồi lau khô
- Thoa đều hỗn hợp vừa tạo được lên nốt mụn ở mông
- Giữ nguyên mặt nạ khoảng 7 - 10 phút rồi rửa lại thật sạch
Mặt nạ nghệ trị mụn mông
Tinh chất curcumin trong nghệ rất nổi tiếng với khả năng làm xẹp mụn nhanh và giảm sẹo thâm do mụn. Bạn có thể kết hợp tinh bột nghệ với nhiều nguyên liệu khác như mật ong, sữa chua, nước cốt chanh,.... Tuy nhiên, mỗi lần đắp mặt nạ nghệ bạn chỉ nên lấy một lượng vừa đủ để tránh làm “đổi màu” da nhé.
Cách trị mụn mông bằng mặt nạ tinh bột nghệ như sau:
- Trộn đều tinh bột nghệ với sữa chua theo tỷ lệ 1:2
- Làm sạch vùng da bị mụn ở mông rồi lau khô
- Thoa đều hỗn hợp vừa tạo được lên nốt mụn ở mông
- Giữ nguyên mặt nạ khoảng 7 - 10 phút rồi rửa lại thật sạch
Mặt nạ gel nha đam
Gel nha đam có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Không ít nghiên cứu đã chứng minh gel nha đam có thể làm sạch nốt mụn, giảm đau, thúc đẩy lưu lượng máu trong da và tiêu diệt vi khuẩn có hại.
Nha đam vừa có thể trị mụn, giảm thâm và làm mát da
Cách trị mụn mông bằng mặt nạ gel nha đam như sau:
- Sử dụng 2 thìa gel lô hội nguyên chất hòa với ¼ thìa nước cốt chanh
- Làm sạch vùng da bị mụn rồi thoa đều hỗn hợp vừa tạo được lên nốt mụn
- Giữ nguyên mặt nạ trong 7 - 10 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm
Sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc dạng uống
Sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc dạng uống là cách trị mụn mông cuối cùng và chỉ thực hiện khi những cách trị mụn thông thường không có hiệu quả. Nếu phải thực hiện cách này, tốt nhất bạn nên đến cơ sở da liễu để được bác sĩ hướng dẫn và kê đơn thuốc phù hợp.
Trị mụn mông cần lưu ý những gì?
Để trị mụn mông đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Luôn làm sạch vùng da bị mụn trước khi đắp mặt nạ
- Sau khi đắp mặt nạ, bạn cần rửa sạch và lau khô
- Kết hợp với những thói quen lành mạnh khác như thay đồ ngay sau khi tập luyện thể thao, mặc quần áo rộng rãi, làm sạch quần áo, đặc biệt là quần áo lót,...
Đối với phương pháp trị mụn bằng nguyên liệu tự nhiên, bạn nên thử phản ứng dị ứng trước. Cách này rất đơn giản và thực hiện nhanh với những bước sau:
- Lấy một chút mặt nạ thoa đều vào làn da dưới cổ tay.
- Đợi khoảng 2 - 3 phút nếu không cảm thấy ngứa rát hay nổi mẩn đỏ thì bạn có thể an tâm thực hiện phương pháp này.
Mụn có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da, kể cả vùng mông. Nếu đã thực hiện các cách chữa trị tại nhà mà tình trạng mụn không thuyên giảm, bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh làm lây lan mụn hoặc để lại vết thâm.
FAQs
Ngoài những nội dung chính nêu trên, NuBest Vietnam còn nhận được rất nhiều thắc mắc của các bạn về mụn ở mông. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến nhất: