Trẻ bao nhiêu tuổi có thể tập đứng?
Cũng như nhiều kỹ năng khác, học cách đứng là một trong những cột mốc đánh dấu sự phát triển thể chất của trẻ. Đầu tiên, bé sẽ học cách chịu trọng lượng trên chân bằng sự hỗ trợ, sau đó dần dần lấy lại thăng bằng và sức mạnh cho đến một ngày, bé có thể tự đứng. Thời gian biểu cho thời điểm trẻ học cách đứng thay đổi đáng kể, vì đó là kết quả cuối cùng của nhiều tháng rèn luyện kỹ năng.
Trẻ tập đứng sớm có ảnh hưởng chiều cao?
Các bé sẽ học cách kéo mình lên tư thế đứng bằng đồ đạc hoặc tay của ba mẹ trong khoảng từ 7 đến 10 tháng. Khi đã thoải mái với việc kéo mình lên để đứng, khoảng 10 tháng, trẻ sẽ bắt đầu thử khả năng đứng mà không cần hỗ trợ trong vài giây. Nhiều trẻ có thể tự đứng mà không cần hỗ trợ ít nhất là trong thời gian ngắn vào khoảng 10 đến 16 tháng tuổi.
Tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe, độ tuổi và các dấu hiệu để ba mẹ có thể tập đứng cho trẻ một cách an toàn và hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ.
Có nên cho trẻ tập đứng sớm?
Ở mỗi giai đoạn, ba mẹ nên cho trẻ học hỏi các kỹ năng theo đúng độ tuổi và việc tập đứng cho trẻ cũng nên triển khai khi các bé đã được 7 tháng tuổi. Việc cho trẻ tập đứng quá sớm có thể khiến cho hệ xương còn non nớt của trẻ chưa có đủ sức mạnh để nâng đỡ trọng lượng của cả cơ thể. Việc cho trẻ đứng quá sớm có thể dẫn đến những hệ luỵ như chân vòng kiềng, trẻ đi hai hàng, hạn chế tốc độ tăng trưởng của xương và các mô sụn, khớp.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp trẻ biết đứng chậm hơn so với độ tuổi quy định, điều này ít nhiều gây ra những lo lắng và băn khoăn cho nhiều phụ huynh. Thế nhưng theo các chuyên gia và bác sĩ, ba mẹ không nên quá lo âu khi trẻ biết đứng chậm hơn so với bạn bè cùng tuổi. Đặc biệt là đối với những trẻ có sức đề kháng yếu, dễ đau ốm, sinh non. Hãy cho bé khoảng thời gian được học hỏi và sẵn sàng tinh thần cho hành trình tập đứng với các dấu hiệu cho ba mẹ dễ nhận biết sẽ bắt đầu tập đứng như:
- Con hay bò, lăn đến những món đồ vặt cố định, điểm tựa cứng cáp. - Trẻ bắt đầu có những động tác cầm nắm, tự vịn đồ vật để bắt đầu vươn cao người và trụ toàn bộ cơ thể lên hai chân.
Tập đứng sớm cho trẻ gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho quá trình phát triển chiều cao nói riêng và sức khỏe nói chung, vì thế ba mẹ cần nên cân nhắc kỹ lưỡng.
Các giải pháp hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao hiệu quả
Chú trọng vào dinh dưỡng
Song hành với các dấu hiệu trẻ bắt đầu tập đứng, ba mẹ cần lưu ý đến các yếu tố hỗ trợ thể chất con cứng cáp hơn, có thêm năng lượng để phát triển và vận động. Đầu tiên và quan trọng nhất đó chính là yếu tố về dinh dưỡng dành cho trẻ trong giai đoạn tập đứng. Hãy ưu tiên xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ các nhóm chất đến từ các loại rau củ, thịt, cá, hải sản, trái cây, ngũ cốc… Trong đó, ba mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất giúp trẻ phát triển chiều cao và tăng mật độ xương chắc khỏe như Canxi, Collagen, Vitamin D3, Vitamin K2, Kẽm, Sắt, Phốt pho… Ba mẹ cần lưu ý, trẻ dưới 1 tuổi vẫn cần sữa là bữa ăn chính, trong khi đó trẻ trên 1 tuổi mới cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn thông qua các bữa ăn.
Trong quá trình chọn lựa nguyên liệu, ba mẹ cần lưu ý chọn thực phẩm theo đúng mùa, ưu tiên nguồn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận chất lượng. Hơn hết, ba mẹ cần chú ý phương pháp chế biến các món ăn giữ trọn vẹn các dưỡng chất, không chiên, rán, nướng khiến thực phẩm dễ biến chất, nhiều hàm lượng chất béo khiến trẻ tăng cân, béo phì, mắc các bệnh mãn tính. Thay vào đó, ba mẹ có thể chọn các phương pháp chế biến như hấp, luộc, ninh, với gia vị nêm nếm vừa phải. Học hỏi những cách bảo quản thực phẩm sống hoặc chín khoa học và đúng cách, để hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Dinh dưỡng đa dạng trong bữa ăn chính - phụ cho trẻ
Bên cạnh những món ăn, trẻ cũng cần được bổ sung đủ lượng nước để hỗ trợ quá trình xương khớp phát triển và bôi trơn. Theo các chuyên gia, mỗi kg tương đương 0,03 lít nước (30ml), trẻ 10kg thì cần tối thiểu 300-400ml nước/ngày. Ba mẹ có thể bổ sung nước cho trẻ từ nước lọc, nước ép từ rau củ, trái cây, sữa, mỗi lần chỉ nên cho trẻ uống từng ngụm nước nhỏ và rải đều tần suất uống nước cả ngày.
Hình thành thói quen đi ngủ sớm
Một giấc ngủ ngon và sâu giúp trẻ nạp thêm năng lượng và tạo điều kiện cho tuyến tuyến sản sinh nội tiết tố tăng trưởng kéo dài xương. Việc hình thành thói quen ngủ sớm và thức dậy đúng giờ ngay từ khi còn bé sẽ giúp trẻ có thói quen sinh hoạt lành mạnh khi trưởng thành. Chính vì thế, ba mẹ đã cho trẻ đi ngủ sớm trước 10h tối và thức dậy trong khoảng 6h sáng, ngủ đủ từ 12-14 tiếng.
Để giúp trẻ đi vào giấc ngủ nhanh chóng, ba mẹ có thể áp dụng một số mẹo vặt như vệ sinh sạch sẽ và thoáng mát không gian phòng ngủ, gối, chăn, màn; hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ; cho trẻ uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ tầm 30 phút hoặc 1 tiếng; tạo tiếng ồn trắng hoặc tiếng nhạc du dương không lời…
Chăm chỉ vận động cùng trẻ
Rất nhiều ba mẹ có quan niệm sai lầm khi trẻ chưa thể đứng hoặc đi thì không cần cho con vận động vì sợ ảnh hưởng đến hệ xương. Tuy nhiên, ở độ tuổi này việc vận động sẽ giúp cho hệ xương được chắc khỏe hơn, hỗ trợ quá trình phát triển thể chất, đặc biệt là kéo dài chiều cao hiệu quả cho con.
Cho trẻ tập luyện các động tác đơn giản, dưới sự trợ giúp của người lớn
Ở độ tuổi này, các bé vẫn chưa tập luyện được các bài tập hay bộ môn thể thao, chính vì thế ba mẹ có thể cùng trẻ tập luyện một số bài tập như:
- Bài tập đưa tay, chân lên xuống luân phiên - Bài tập xoay cánh tay, cẳng chân - Bài tập mở rộng hông sang hai bên - Bài tập chân chạm tai - Bài tập hỗ trợ bé lật - Bài tập tư thế máy bay.
Ngoài các bài tập, ba mẹ cũng có thể học các động tác massage hay cho trẻ phơi nắng ngoài trời ở các khung giờ cố định để giúp cơ thể con hấp thụ hàm lượng Vitamin D tốt cho xương. Đối với những trẻ lớn hơn từ 1-2 tuổi, ba mẹ có thể cho trẻ tham gia chạy bộ, ném bóng, đá bóng, leo trèo…
Tiêm chủng đầy đủ theo phác đồ
Vắc-xin giúp trẻ tránh khỏi các bệnh nghiêm trọng có thể khiến trẻ bị ốm nặng, gây ra các vấn đề kéo dài hoặc thậm chí tử vong. Theo các bác sĩ, vắc-xin là một trong những công cụ an toàn nhất của y học hiện đại, giúp cơ thể nâng cao những kháng thể có lợi chống lại những virus gây bệnh. Tất cả các loại vắc-xin đều trải qua thử nghiệm chuyên sâu và phải được chứng minh là an toàn và hiệu quả trước khi được tiêm rộng rãi cho trẻ nhỏ. Sức đề kháng khỏe mạnh sẽ hỗ trợ trẻ phát triển thể chất toàn diện, đặc biệt là về chiều cao.
Bổ sung thực phẩm hỗ trợ xương chắc khỏe
Song song với chế độ dinh dưỡng từ những bữa ăn hàng ngày, ba mẹ nên cung cấp thêm cho trẻ những dòng sản phẩm bảo vệ sức khoẻ và xương khớp. Lên 2 - 3 tuổi trẻ đã có thể sử dụng các sản phẩm chức năng và sữa hỗ trợ xương khớp chắc khỏe. Gợi ý cho ba mẹ một số dòng sản phẩm đến từ thương hiệu NuBest Hoa Kỳ mà NuBest Vietnam đang độc quyền nhập khẩu chính hãng tại Việt Nam:
- Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ NuBest Tall Kids với dạng viên nhai hình thú đáng yêu, vị việt quất chua ngọt. Sản phẩm thích hợp cho trẻ em từ 2-9 tuổi, cung cấp hơn 16 loại vitamin và khoáng chất hỗ trợ xương răng chắc khỏe, tăng đề kháng.
Tiếp thêm dinh dưỡng cho trẻ bứt tốc chiều cao với các sản phẩm chất lượng từ thương hiệu NuBest Hoa Kỳ
- Thực phẩm bổ sung Sữa tăng chiều cao NuBest Tall 6 trong 1 hương vị Vanilla ngọt thanh, thích hợp cho trẻ từ 3 tuổi, bổ sung bộ tứ tăng chiều cao toàn diện, kết hợp với hơn 30 vi khoáng khác giúp bổ sung năng lượng, phát triển thể chất, trí não, cải thiện trí não, cải thiện tiêu hoá, nâng cao đề kháng.
Áp dụng các biện pháp cải thiện chiều cao khoa học, phù hợp với thể trạng của trẻ sẽ giúp con sớm đạt chiều cao như mong muốn khi trưởng thành.
Tóm lại, việc cho trẻ tập đứng quá sớm so với độ tuổi sẽ kéo theo những hệ lụy nguy hiểm, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Thay vì quá lo lắng khi con chưa thể đứng vững, ba mẹ đã quan sát, khuyến khích con, áp dụng các phương pháp khoa học trong bài viết hoặc lắng nghe chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa.
FAQs
Khám phá các giai đoạn tập đứng của trẻ
Trẻ học cách đứng vững thông qua quá trình phát triển bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh. Mỗi tháng, trẻ trở nên khỏe hơn và có khả năng di chuyển và cân bằng trọng lượng cơ thể tốt hơn với các cột mốc như sau:
- Tăng cường sức mạnh cho chân (trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi)
- Chịu trọng lượng trên chân của mình với sự hỗ trợ (4 đến 7 tháng tuổi)
- Kéo người lên để đứng (7 đến 10 tháng tuổi)
- Đứng với sự hỗ trợ (9 đến 13 tháng tuổi)
- Đứng không cần hỗ trợ (10 đến 16 tháng tuổi).
Những lưu ý trong quá trình tập đứng cho trẻ?
- Chỉ nên đi và đứng trên bề mặt mềm khi trẻ mới bắt đầu làm quen với mọi thứ.
- Tránh cho trẻ tập đứng tại cầu thang. Sử dụng cổng chắn trẻ em để chặn cầu thang.
- Ba mẹ luôn quan sát trẻ trong tầm mắt để kịp xử lý những tình huống bất ngờ..
- Tránh xa các vật cứng hoặc sắc nhọn xung quanh trẻ.
- Chỉ cho bé đứng trên những bề mặt an toàn như sàn nhà hoặc mặt đất, không phải bất kỳ bề mặt cao nào.
- Đảm bảo rằng bất kỳ đồ nội thất nào ở gần đều có trọng lượng hoặc được gắn chặt vào sàn/tường, trong trường hợp bé cố bám vào khi ngã hoặc tự kéo mình lên bằng đồ nội thất.
- Không ép trẻ đứng quá lâu, nên cho con những khoảng nghỉ để lấy lại sức.
Những mẹo vặt khuyến khích trẻ tập đứng?
- Đặt những món đồ chơi yêu thích của bé trên một chiếc bàn thấp hoặc ghế sofa để khuyến khích bé đứng dậy.
- Cố định gương có khung trên tường để khuyến khích bé nhìn mình khi đứng.
- Cho bé ngồi trên một chiếc ghế nhỏ và nắm một hoặc hai tay khi bé tập chuyển từ tư thế ngồi sang đứng, một bài tập đơn giản giúp tăng cường sức mạnh cho chân.
- Dán giấy in hình các con thú, đủ hình thù và màu sắc dọc theo tường để khuyến khích bé đứng lên và kéo chúng xuống.
- Khen ngợi bé thật nhiều bằng cách vỗ tay và mỉm cười sau mỗi lần bé cố gắng đứng dậy, khuyến khích và an ủi con khi trượt té.