Các bé gái sau khi có kinh nguyệt sẽ có thay đổi nào trên cơ thể?
Kinh nguyệt là gì?
Sự thay đổi của hormone sinh dục nữ làm buồng trứng giải phóng 1 - 2 trứng mỗi tháng. Trứng di chuyển vào một trong các ống dẫn trứng đến tử cung, lúc này niêm mạc tử cung bắt đầu phát triển và dày lên. Nếu trứng không được thụ tinh bởi tinh trùng thì nồng độ progesterone và estrogen suy giảm, lớp niêm mạc bị phá vỡ và chảy ra ngoài cơ thể qua âm đạo, được gọi là kinh nguyệt.
Kinh nguyệt là hiện tượng khi nữ giới bị chảy máu âm đạo trong một vài ngày. Đối với hầu hết nữ giới, điều này xảy ra sau mỗi 28 ngày hoặc lâu hơn, thông thường các chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên hơn hoặc ít hơn mức này, dao động từ ngày 21 đến ngày 40 của chu kỳ kinh nguyệt.
Kinh nguyệt có thể kéo dài từ 3 đến 8 ngày, thường kéo dài trong khoảng 5 ngày. Lượng máu có xu hướng nhiều hơn trong 2 ngày đầu, lúc này máu có màu đỏ. Vào những ngày cuối chu kỳ, máu có thể có màu hồng, nâu hoặc đen. Kinh nguyệt thường bắt đầu ở giai đoạn đầu của dậy thì (10 - 12 tuổi) và có thể sớm/muộn hơn tùy cơ thể.
Những thay đổi của cơ thể khi bắt đầu có kinh nguyệt
- Thay đổi tâm trạng: Sự bất ổn trong tâm trạng có thể là cáu kỉnh, bực bội, khó chịu… Một số nhận ra sự thay đổi này và cố gắng kiểm soát chúng, một số không nhận ra.
- Đau bụng, đau lưng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất khi bạn đang trải qua chu kỳ kinh nguyệt. Chứng đau bụng thường xảy ra trong 1 - 2 ngày đầu của chu kỳ. Hormone sinh dục nữ tiết ra nhiều trong những ngày kinh nguyệt khiến tử cung co thắt, gây đau bụng dưới từ bình thường tới dữ dội, thậm chí có thể lan ra vùng lưng.
- Chuột rút: Việc giải phóng quá mức loại hormone prostaglandin gây ra cơn co thắt tử cung và ruột. Đau bụng dữ dội là nguồn cơn của chứng chuột rút chân.
- Da nhờn, nổi mụn: Tùy vào tính chất của da mà biểu hiện này có thể xảy ra hoặc không ở các bạn nữ tới thời kỳ kinh nguyệt. Phần lớn da sẽ tiết dầu nhiều hơn bình thường, gây ra mụn trong những ngày đầu chu kỳ mà bạn phải mất một thời gian sau đó để giải quyết tình hình.
- Đường tiêu hóa bị rối loạn: Tiêu chảy, táo bón hay chướng bụng có thể xảy ra khi bạn chuẩn bị tới ngày có kinh nguyệt hoặc ở 1 - 2 ngày đầu chu kỳ. Một số bạn chỉ xuất hiện tình trạng này thoáng qua, còn một số khác có thể chịu sự thay đổi trầm trọng hơn.
- Đau ngực: Kích thước ngực tăng lên hơn bình thường kèm triệu chứng căng tức trong ngày trước và đầu chu kỳ kinh nguyệt.
- Hoa mắt, chóng mặt: Đau bụng, đau lưng cùng cảm giác mệt mỏi trong thời kỳ kinh nguyệt cũng khiến bạn chóng mặt, hoa mắt. Đồng thời, việc mất máu kéo dài ngày mà cơ thể không được bổ sung đầy đủ vitamin cũng khiến bạn chịu những thay đổi này.
- Mất ngủ: Mất ngủ trước và trong ngày kinh nguyệt có thể do sự thiếu hụt tryptophan. Hãy bổ sung các thực phẩm giàu tryptophan (thịt bò, thịt gà…) để giải quyết tình trạng này.
- Đau đầu: Lượng estrogen tăng giảm thất thường trong những ngày diễn ra kinh nguyệt gây ra chứng đau đầu và đau nửa đầu ở khoảng 50% chị em. Trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập, sinh hoạt, làm việc hằng ngày của bạn.
- Thân nhiệt tăng: Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ khi có kinh nguyệt là dấu hiệu rất bình thường.
Đau bụng là biểu hiện phổ biến nhất khi tới kỳ kinh nguyệt
Con gái có kinh nguyệt còn cao được không?
Kinh nguyệt bắt đầu ở giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, trong khi bạn vẫn còn vài năm sau đó để tăng chiều cao. Đặc biệt, thời kỳ tăng trưởng đỉnh điểm của nữ diễn ra vào khoảng 11 - 12 tuổi nên nếu bạn có kinh nguyệt trước đó thì vẫn có thể đạt mức tăng ấn tượng ở thời gian này. Hãy yên tâm rằng, kinh nguyệt chỉ là sự khởi đầu của giai đoạn dậy thì, bạn cần tận dụng thời gian này để điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày, tạo điều kiện cho xương phát triển tối ưu.
Cách tăng chiều cao sau khi có kinh nguyệt
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng ở tuổi dậy thì rất quan trọng, là điều kiện để cơ thể sẵn sàng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ. Bữa ăn hằng ngày cần có đủ các nhóm chất: Đạm, tinh bột, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, những chất cần bổ sung cho xương phát triển như canxi, vitamin D, vitamin K, protein, collagen type 2, magie, phốt pho, kẽm, kali, sắt…
Bạn nên ăn đủ 3 bữa chính và 2 bữa phụ trong ngày. Cần lưu ý rằng, độ tuổi này sẽ tăng chiều cao mạnh mẽ nhưng cũng có thể tăng nhanh về cân nặng nên cần kiểm soát chất béo nạp vào cơ thể. Việc bổ sung vitamin cũng giúp cơ thể có thêm sức đề kháng để trải qua những ngày kinh nguyệt thoải mái hơn.
Phơi nắng
Ánh nắng mặt trời trước 10h sáng và sau 3h chiều rất tốt cho cơ thể. Thông qua cơ chế bức xạ tia cực tím, cơ thể tổng hợp vitamin D với lượng đáng kể dưới da. Vitamin D hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi toàn diện hơn, có thể bổ sung bằng cách này hoặc bằng thực phẩm ăn uống. Bạn cũng có thể vận động nhẹ ngoài trời vào những thời điểm này 10 - 15 phút/ngày để cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn.
Tập luyện thường xuyên
Thói quen vận động với các bài tập có công dụng kéo dài xương sẽ giúp bạn đảm bảo 20% khả năng tăng chiều cao. Các hoạt động thể chất đúng cách cũng rèn luyện sức khỏe xương khớp và nâng cao sức khỏe tổng thể cho người tập. Tập thể dục hay chơi thể thao cũng giúp bạn hạn chế các triệu chứng đau bụng, đau lưng khi tới kỳ kinh nguyệt. Bạn lưu ý không nên vận động mạnh trong những ngày có kinh nguyệt.
Tập yoga để cơ thể dễ dàng cao lớn và dẻo dai ở tuổi dậy thì
Đi ngủ đúng giờ
Tuổi dậy thì dễ bị thay đổi thói quen nghỉ ngơi, đặc biệt là giấc ngủ buổi tối. Hãy nhớ rằng, giấc ngủ sâu giúp cơ thể tạo ra nhiều nội tiết tố tăng trưởng, xương phát triển chủ yếu vào thời gian bạn ngủ. Nếu bạn muốn cao lớn dễ dàng, đồng thời tránh cảm giác mệt mỏi, hãy đảm bảo ngủ đủ 8 - 10 tiếng/ngày và nên đi ngủ trước 22h mỗi ngày.
Giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh
- Không uống rượu, bia, hút thuốc lá hay sử dụng bất kỳ loại chất kích thích nào.
- Hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có gas…
- Không ăn quá mặn hoặc quá mặn sẽ ảnh hưởng xấu đến cân nặng cũng như kìm hãm sự phát triển của xương.
- Không thức quá khuya hay ngồi một chỗ quá lâu.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao
Nhằm tăng cường tốc độ tăng chiều cao, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các loại thực phẩm bổ sung. Một sản phẩm chất lượng sẽ giúp bạn bù đắp lượng chất bị thiếu hụt (so với hàm lượng được khuyến nghị), hỗ trợ hấp thụ dinh dưỡng, tăng hiệu suất vận động, cải thiện tinh thần để phát triển xương tối ưu.
Tham khảo thêm: Các Yếu Tố Nào Ảnh Hưởng Đến Chiều Cao Con Người Nhiều Nhất
Bài tập tăng chiều cao cho con gái sau khi có kinh nguyệt
Tập yoga
Các bài tập yoga giúp bạn nữ rèn luyện sự dẻo dai cho cơ thể, đồng thời kích thích xương kéo dài. Tập yoga có thể thực hiện tại nhà, ở mọi thời gian trong ngày, ưu tiên buổi sáng, buổi xế chiều, buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra các tư thế yoga còn giúp bạn rèn luyện hơi thở, ổn định tinh thần, ngủ ngon hơn.
Nhảy dây
Các bạn nữ trong giai đoạn dậy thì rất dễ tăng cân nếu không ăn uống khoa học, trong khi nhảy dây sẽ đốt cháy một lượng calo đáng kể. Đây là hình thức tập luyện đơn giản cho các bạn nữ muốn tăng chiều cao nhưng ngại vận động mạnh.
Bơi lội
30 - 45 phút bơi lội mỗi ngày, duy trì khoảng 3 - 5 ngày/tuần giúp các cơ được tác động liên tục, xương được kích thích tăng trưởng vượt trội. Bơi lội là bài tập thể chất tối ưu giúp bạn tăng chiều cao nhanh chóng, đồng thời rèn luyện hệ hô hấp, tim mạch, tuần hoàn. Ngoài ra bơi lội là kỹ năng sống quan trọng cần có trong cuộc sống.
Chơi cầu lông
Cầu lông là môn thể thao đơn giản để bạn nữ rèn luyện khả năng phản xạ. Các động tác rướn người, với tay, thay đổi tư thế liên tục tạo ra các lực kích thích lên xương và cơ. Chơi cầu lông hằng ngày giúp bạn khỏe mạnh hơn, phát triển chiều cao tốt hơn.
Đạp xe
Trong một vòng đạp xe, bạn thực hiện tới 4 động tác: Kéo, đạp, đẩy, nâng. Gân khoeo, bắp đùi, cẳng chân, hông, bụng… đều được tác động lực, có tác dụng kéo dài đôi chân. Các bạn nữ thường xuyên đạp xe có cơ hội sở hữu đôi chân dài như mơ ước.
Trẻ cao thêm bao nhiêu sau khi có kinh nguyệt?
Kinh nguyệt có thể xuất hiện vào khoảng 10 tuổi ở nữ. Theo bảng chiều cao chuẩn của nữ theo độ tuổi, trẻ có thể cao thêm 22 - 25cm sau khi có kỳ kinh nguyệt đầu tiên nếu được chăm sóc sức khỏe đúng cách. Thậm chí, nếu trẻ áp dụng thói quen sinh hoạt lành mạnh, tuân thủ nghiêm ngặt trong thời gian dài, con số cm tăng thêm có thể lớn hơn. Mức tăng chiều cao sau khi bắt đầu dậy thì có sự khác nhau ở những trẻ cùng tuổi, tùy vào cơ địa, môi trường sống, cách chăm sóc.
Khả năng tăng chiều cao sau khi có kinh nguyệt tùy thuộc phương pháp chăm sóc
Kinh nguyệt là sự báo hiệu cho giai đoạn dậy thì kéo dài 5 - 6 năm ở nữ giới. Tranh thủ thời gian này để tăng trưởng mạnh mẽ về chiều cao giúp các bạn nữ sớm đạt vóc dáng chuẩn khi trưởng thành. Đừng quên chủ động chăm sóc bản thân đúng cách, theo dõi tình trạng cơ thể, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt để có phương pháp cải thiện kịp thời nhé.