Da mặt bị ngứa châm chích là gì?
Da mặt bị ngứa châm chích là tình trạng bề mặt da ngứa ngáy khó chịu như bị châm chích dưới da. Tình trạng ngứa lúc nhiều lúc ít. Bề mặt da hơi nóng, có thể đỏ ửng hoặc nổi mẩn đỏ. Một số người không kiểm soát được có thể đưa tay lên gãi da mặt tạo nên những vết xước, vết thương hở trên da.
Da mặt bị ngứa ngáy gây ra vô số bất tiện
Da mặt bị ngứa châm chích nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa châm chích. Trong số đó có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cần cẩn trọng với các tình trạng sau đây khi nhận thấy làn da bị ngứa châm chích:
Tổn thương ở gan
Gan là nội tạng quan trọng và có kích thước lớn nhất. Đây là nơi đào thải độc tố của cơ thể. Chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học, dùng thuốc kháng sinh liều cao trong thời gian dài khiến gan bị tổn thương. Và tình trạng da bị ngứa châm chích là biểu chứng thường gặp của các bệnh ở gan. Nóng gan làm da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, nổi mề đay, cùng với đó là tình trạng chân sưng phù, cơ thể mệt mỏi, nước tiểu đậm màu, chướng bụng….
Nổi mề đay do dị ứng
Da bị dị ứng với thời tiết, thực phẩm, mỹ phẩm, phấn, khói bụi, hóa chất… có thể bị nổi mề đay kèm theo tình trạng ngứa châm chích dưới da khiến cơ thể vô cùng khó chịu. Nổi mề đay có thể tái phát thường xuyên, gây ra vô số bất tiện, mệt mỏi trong cuộc sống. Không được điều trị đúng cách, tình trạng nổi mề đay có thể biến chứng sốc phản vệ, nhiễm trùng dưới da vô cùng nguy hiểm.
Nhiễm giun
Nhiễm giun sán cũng là một tác nhân gây ra nổi mề đay, mẩn ngứa, châm chích dưới da. Giun sán là loại giun kí sinh dưới da, trong máu, phổ, gan, gây ra tình trạng da ngứa ngáy, đau bụng, tiêu chảy. Giun thường tấn công bằng cách theo tay, chân, thực phẩm xâm nhập vào cơ thể bằng đường miệng do không vệ sinh sạch sẽ.
Tổn thương tại thận
Thận cùng với gan hỗ trợ đào thải độc tố. Khi 2 yếu tố này suy yếu, độc tố tích tụ lại và bài tiết ở da, gây ra tình trạng ngứa ngáy, châm chích. Ngoài ra, da còn bị nổi mụn, mẩn đỏ, đau lưng, tiểu đêm nhiều lần, cơ thể ớn lạnh…
Da mặt ngứa ngáy có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Rối loạn hệ thống thần kinh
Hệ thống thần kinh ngoại biên của con người gồm nhiều sợi thần kinh ngoại biên về vận động, cảm giác. Khi hệ thống thân kinh bị rối loạn, chúng ta sẽ nhận thấy nhiều triệu chứng bên ngoài như ngứa ngáy, đau nhức, vận động khó khăn, yếu cơ, tụt huyết áp…
Bệnh U lympho tế bào T
Căn bệnh này có xu hướng xuất hiện ở nam giới trong độ tuổi 45 – 55, hiếm khi gặp ở trẻ em. Bệnh do virus HIV, EBV, nhiễm chất phóng xạ dioxin, suy giảm hệ miễn dịch. Các triệu chứng phổ biến của bệnh gồm sốt, nổi hạch, ra nhiều mồ hôi đêm, sụt cân, da ngứa châm chích, viêm loét…
Bệnh tuyến giáp
Các bệnh tuyến giáp có triệu chứng gồm da khô bong tróc và ngứa ngáy, tóc khô xơ rối, đau và sưng cổ, bướu cổ, kinh nguyệt thất thường, giảm sinh lý, mệt mỏi… Cần liên hệ sự trợ giúp của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Tiểu đường
Đường trong máu quá cao làm da bị khô, ngứa ngáy châm chích, nổi mẩn đỏ khắp người. Do đó, cần cẩn trọng với bệnh tiểu đường nếu nhận thấy da dẻ ngứa ngáy khó chịu.
Mãn kinh ở nữ giới
Bước sang tuổi 40-45, nữ giới thường sẽ bước vào giai đoạn mãn kinh. Nội tiết tố thay đổi gây ra tình trạng da ngứa ngáy do khô rát.
Da mặt bị ngứa châm chích là bị gì?
Ngứa châm chích dưới da có thể xảy ra ở một số vùng nhất định hoặc ở toàn cơ thể. Trong đó, ngứa châm chích ở da mặt không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Da mặt bị ngứa châm chích là tình trạng vùng da ở mặt ngứa ngáy, cồn cào như bị côn trùng cắn. Bệnh càng khó chịu nếu da mặt đổ mồ hôi thời tiết hanh khô. Các bạn cần xác định nguyên nhân và tìm hướng xử lý kịp thời vì da ngứa châm chích có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm.
Không nên chủ quan với tình trạng da bị ngứa châm chích
Da bị ngứa châm chích có nguy hiểm không?
Tìm hiểu nguyên nhân da ngứa châm chích, có thể thấy được tình trạng da ngứa ngáy châm chích là triệu chứng của nhiều bệnh lý nghiêm trọng như: bệnh thận, bệnh gan, bệnh thần kinh, bệnh tiểu đường… Các bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, chúng ta không nên chủ quan với tình trạng da ngứa châm chích, xem nó là bệnh da liễu hay thẩm mỹ. Nên tiến hành thăm khám sức khỏe, tìm ra nguyên nhân da ngứa châm chích là bệnh ngoài da hay bệnh nội tạng để có phương án điều trị phù hợp.
Cách điều trị tình trạng da bị ngứa châm chích
Điều trị bằng thuốc
Có nhiều loại thuốc để điều trị tình trạng da mặt bị ngứa châm chích. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng ngoài da. Nếu da bạn ngứa châm chích do bệnh lý trong cơ thể. Vẫn cần điều trị bệnh bên trong mới có thể khắc phục triệt để da ngứa ngáy, châm chích.
- Thuốc kháng histamin bôi hoặc uống: Có tác dụng giảm ngứa và mẩn đỏ nhanh chóng nếu da bị ngứa ngáy do dị ứng.
- Các loại kem bôi ngoài da: Thoa trực tiếp vào vùng da bị ngứa hoặc viêm nhiễm. Thuốc bôi sẽ làm dịu da, giảm tình trạng da ngứa ngáy, dưỡng ẩm cho da.
- Thuốc chứa Corticoid: Corticoid có tính kháng viêm, chống khuẩn mạnh, được chỉ định sử dụng nếu bệnh nặng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng lượng ít và trong thời gian ngắn. Dùng nhiều có thể làm da tổn thương.
- Thuốc Hydrocortisone dạng bôi để giảm ngứa ngáy và giúp da dễ chịu hơn.
Thuốc trị da ngứa ngáy theo đơn
Với nhóm thuốc này, cần sử dụng theo chỉ định và sự giám sát của bác sĩ. Không được tự ý sử dụng tại nhà mà không có sự giám sát của bác sĩ chuyên môn.
Thuốc kháng histamin:
- Loratadin
- Thuốc promethazine HCL
- Thuốc acrivastine 8 mg
- Thuốc kháng dị ứng Clarityne
- Thuốc chlorpheniramine maleate
Thuốc kết hợp khác
- Thuốc chống viêm không steroid
- Kháng sinh chống bội nhiễm
- Thuốc giảm đau, hạ sốt
Khi điều trị da mặt ngứa ngáy và châm chích bằng thuốc, cần chú ý những điều sau:
- Dùng theo đúng hướng dẫn về thời gian và liều lượng của bác sĩ
- Không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau mà không có sự khuyến cáo của bác sĩ
- Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi dùng thuốc, nên báo ngay cho bác sĩ.
Trị da mặt ngứa châm chích bằng các mặt nạ tự chế
Baking soda trị da mặt ngứa châm chích
Baking soda hỗ trợ cân bằng pH, giảm ngứa ngáy và giúp da mặt không bị khô căng.
Cách thực hiện:
- Trộn 3 muỗng baking soda cùng một ít nước
- Làm sạch da mặt
- Thoa baking soda vừa trộn lên da mặt
- Chờ đợi trong 15 phút rồi rửa lại với nước sạch
- Thực hiện 2 lần/tuần
Chữa da mặt bị ngứa châm chích bằng bột yến mạch
Bột yến mạch chứa nhiều vitamin và khoáng chất sẽ làm dịu làn da đang ngứa ngáy, kháng viêm và làm sạch da hiệu quả.
Bột yến mạch làm dịu tình trạng da ngứa ngáy
Cách thực hiện:
- Trộn 3 muỗng bột yến mạch cùng nước
- Rửa mặt thật sạch, lau khô
- Thoa bột yến mạch lên da mặt, massage nhẹ nhàng trong 15 phút
- Rửa lại với nước để làm sạch da mặt
- Thực hiện 2-3 lần/tuần để trị da mặt ngứa ngáy
Trị da mặt bị châm chích bằng dưa leo
Dưa leo có tính mát, nhiều nước vừa dưỡng ẩm da, làm dịu làn da khó chịu do ngứa ngáy, đồng thời hỗ trợ làm trắng da mặt.
Cách thực hiện:
- Dưa leo 1 quả, rửa sạch rồi cắt nhỏ, xay nhuyễn
- Rửa mặt sạch, lau khô
- Sau đó thoa mặt nạ dưa leo đã xay nhuyễn lên da mặt
- Nằm nghỉ hoặc thư giãn trong 20 phút, sau đó rửa mặt lại với nước
- Thực hiện 2 lần/tuần
Chữa da mặt ngứa bằng mặt nạ trứng và sữa tươi không đường
Trứng và sữa tươi không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ chăm sóc làn da ngứa ngáy châm chích rất hiệu quả và an toàn.
Cách thực hiện:
- Trộn đều 1 lòng trắng trứng cùng 50ml sữa tươi không đường
- Rửa mặt sạch, lau khô, sau đó thoa hỗn hợp trứng và sữa lên toàn bộ da mặt
- Tiếp tục thoa bổ sung lớp khác khi cảm nhận mặt nạ trên mặt đã khô
- Sau 15 phút thì rửa mặt lại với nước thật sạch
- Áp dụng cách trị ngứa da mặt này 2 lần/tuần
Trị da mặt ngứa châm chích bằng mật ong và sữa chua
Mật ong kết hợp cùng sữa chua sẽ hỗ trợ chăm sóc da mặt bị ngứa hiệu quả. Các dưỡng chất trong mặt nạ sẽ làm dịu và dưỡng ẩm, giúp da mềm mại và mịn màng hơn, không còn bị ngứa ngáy nữa.
Mật ong và sữa chua hỗ trợ cải thiện tình trạng da ngứa ngáy khó chịu
Cách thực hiện:
- Trộn đều 2 muỗng mật ong cùng 1/ 2 hũ sữa chua không đường
- Làm sạch da mặt với nước
- Thoa mặt nạ mật ong sữa chua lên da mặt, da cổ
- Massage nhẹ nhàng để làm dịu da và giúp cơ mặt thư giãn
- Sau 20 phút thì rửa mặt với nước sạch
- Thực hiện 2 lần/tuần để khắc phục da mặt bị châm chích
Da bị ngứa châm chích khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Dù không phải là bệnh lý nhưng da bị ngứa châm chích không phải là tình trạng có thể xem nhẹ. Các bạn nên đi gặp bác sĩ ngay nếu xảy ra các biểu hiện dưới đây:
- Làn da khắp cơ thể đều bị ngứa châm chích khó chịu
- Tình trạng ngứa trên một vùng da xảy ra trên 2 tuần, đã điều trị bằng thuốc không kê đơn và mặt nạ dưỡng da nhưng không đỡ
- Da ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc
- Da ngứa ngáy kèm biểu hiện mệt mỏi, giảm cân nhanh, sốt cao, tiêu chảy…
Da mặt bị ngứa châm chích hay bất cứ vùng da nào trên cơ thể bị ngứa ngáy không rõ nguyên nhân, các bạn vẫn nên đến thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn cách xử lý hiệu quả. Tình trạng da ngứa ngáy đôi khi là dấu hiệu đầu tiên của nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe mà chúng ta không hề hay biết.