Dietary fiber là gì?
Dietary fiber hay còn được gọi là chất xơ, là một loại carbohydrate cơ thể không tiêu ho được. Nó di chuyển qua dạ dày, đến ruột non, ruột già rồi ra khỏi cơ thể.
Dietary fiber có 2 loại:
- Chất xơ hoà tan: Có thể tan trong nước, làm giảm lượng đường trong máu và hạ mức cholesterol trong máu. Chất xơ hoà tan có nhiều trong đậu đỗ, táo, việt quất, yến mạch, cà rốt, súp lơ, rau mồng tơi...
Dietary fiber còn được gọi là chất xơ
- Chất xơ không hòa tan: Không thể hoà tan trong nước, có nhiệm vụ giúp thức ăn đi qua hệ thống tiêu hoá, hỗ trợ quá trình tiêu hoá thức ăn, ngăn ngừa táo bón. Loại chất xơ này có nhiều trong lúa mì, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, cà chua, dưa chuột, rau màu xanh đậm…
Tác dụng của Dietary fiber đối với sức khỏe
Dietary fiber có nhiều vai trò đối với sức khỏe, trong đó có ngăn ngừa táo bón, bệnh tim mạch, tiểu đường…
Giảm nguy cơ tim mạch
Chất xơ sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ và mức độ của các hội chứng chuyển hoá, bệnh tim mạch vành. Hội chứng chuyển hoá bao gồm: Cao huyết áp, thừa cân, mức insulin cao, mức cholesterol có lợi thấp… Các hội chứng chuyển hoá sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.
Điều chỉnh đường trong máu
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ sẽ tham gia hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi cung cấp chất xơ sẽ giảm rối loạn lipid máu, giảm rõ rệt nồng độ cholesterol máu và triglycerid toàn phần, bảo vệ cơ thể khỏi các tác động của tiểu đường.
Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng cao nhưng đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ
Ngăn ngừa táo bón
Tiêu thụ chất xơ sẽ giảm và ngăn ngừa táo bón. Việc tiêu thụ chất xơ để kiểm soát táo bón phải kết hợp với uống nhiều nước vì chất xơ hấp thụ nước khá nhiều. Khi uống nhiều nước, tình trạng táo bón cũng được cải thiện.
Giảm nguy cơ ung thư ruột kết
Lượng chất xơ cao sẽ làm giảm nguy cơ ung thư vú. Đây là kết quả do các nhà nghiên cứu Đại Học Chan về Y tế công cộng năm 2016 xác nhận. Những bạn nữ ăn nhiều chất xơ trong thời niên thiếu sẽ có nguy cơ ung thư vú thấp hơn những bạn nữ ăn ít chất xơ.
Ảnh hưởng của chất xơ đối với sự phát triển của trẻ nhỏ
Không nổi bật về giá trị dinh dưỡng nhưng chất xơ cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, cụ thể như sau:
Cải thiện hoạt động của ruột già
Chất xơ có khả năng ngậm nước tốt, khi vào ruột, chất xơ sẽ hút nước. Do đó, nó đóng vai trò là thuốc nhuận tràng, tạo hình khối phân, cải thiện tình trạng phân và số lần đi đại tiện của trẻ nhỏ. Nhờ đó, chất xơ giúp chống táo bón ở trẻ, cung cấp năng lượng và tạo môi trường cho tế bào ruột già hoạt động tốt.
Điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột
Chất xơ hòa tan khi vào ruột già sẽ bị lên men, giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu khoáng chất. Sản phẩm lên men của chất xơ trong ruột sẽ là thức ăn cho các vi sinh vật có lợi, ức chế vi sinh vật có hại, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Trẻ em bổ sung chất xơ thường xuyên đem đến nhiều lợi ích
Điều chỉnh cân nặng
Những trẻ bị thừa cân, béo phì thường có thói quen ăn nhiều, đặc biệt là nhóm thực phẩm nhiều chất béo, gây ra tích tụ năng lượng thừa, béo phì. Khi ăn thực phẩm giàu chất xơ, hàm lượng chất béo thấp, thời gian nhai lâu, không bị giữ lại ở dạ dày nên tạo ra cảm giác no, no lâu, giảm thèm ăn và điều chỉnh cân nặng cho trẻ thừa cân hiệu quả.
Điều trị táo bón
Táo bón khiến trẻ đi ngoài khó khăn, đau rát vùng hậu môn, chướng bụng. Chế độ ăn thiếu chất xơ là tác nhân thường gặp gây táo bón. Khi ăn chất xơ, trẻ sẽ cải thiện độ mềm phân, kích thích đi ngoài nhiều để đào thải chất xơ. Trẻ cũng có xu hướng uống nhiều nước hơn khi ăn thực phẩm giàu chất xơ. Từ đó sẽ cải thiện tình trạng táo bón nhanh chóng.
Cách bổ sung Dietary fiber cho trẻ hiệu quả
Để bổ sung Dietary fiber cho trẻ, cha mẹ có thể lựa chọn một trong các giải pháp sau đây:
Bổ sung Dietary fiber từ thực phẩm
Yến mạch
Một bát yến mạch có thể cung cấp cho cơ thể con khoảng 4g chất xơ. Yến mạch còn nổi tiếng giàu canxi, protein và các vi khoáng quan trọng khác. Do đó, nên cho con ăn nhiều yến mạch để bổ sung Dietary fiber nhanh chóng.
Táo
Táo là loại trái cây quen thuộc của nhiều gia đình, thực phẩm hỗ trợ giảm cân hiệu quả. 100g táo chứa khoảng 2.4g chất xơ. Hằng ngày cha mẹ có thể cho con ăn 1 quả táo để cung cấp chất xơ cho cơ thể nhé.
Táo rất giàu chất xơ
Cà rốt
Mỗi chén cà rốt khi nấu chín sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 2.9g chất xơ. Cà rốt còn chứa nhiều vitamin A giúp cải thiện thị lực cho trẻ.
Chuối
Mỗi quả chuối chứa đến 3.1g Dietary fiber. Cha mẹ có thể cho con ăn 1 quả chuối mỗi ngày để cung cấp chất xơ hiệu quả nhé.
Bánh mì
Trung bình lượng chất xơ trong 1 khẩu phần bánh mì khoảng 2-3g. Chất xơ trong bánh mì đến từ nguyên liệu làm ra nó là lúa mạch hoặc lúa mì.
Quả mọng
Các loại quả mọng như mâm xôi, việt quất, dâu tây… chứa nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin A giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp trẻ phát triển tốt.
Các loại quả mọng cung cấp lượng chất xơ dồi dào
Khoai lang
Một của khoai lang cỡ vừa chứa khoảng 3.8g chất xơ. Tinh bột trong khoai lang cũng được xếp vào nhóm tinh bột lành mạnh, không gây tăng cân và rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Bổ sung Dietary fiber từ sản phẩm dinh dưỡng
Thực tế không có thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ đặc thù. Nhưng khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho con như sản phẩm giúp tăng chiều cao, sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa, sản phẩm tăng cân, tăng đề kháng… cha mẹ nên ưu tiên các sản phẩm có chứa chất xơ. Chất xơ sẽ giúp quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng trong sản phẩm bổ sung diễn ra hiệu quả, tốt hơn, cải thiện các vấn đề sức khỏe và giúp trẻ cao lớn, khỏe mạnh hơn.
Dietary fiber hay chất xơ rất quan trọng đối với trẻ em, giảm thiểu nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe và giúp trẻ phát triển tốt nhất. Cha mẹ đừng nên xem nhẹ chất xơ, cần chú ý bổ sung chất xơ từ thực phẩm hằng ngày cho con nhé.