#3 Giai Đoạn Phát Triển Chiều Cao Vượt Bậc Của Trẻ

NuBest Vietnam
30/12/2020

Con người có 3 giai đoạn phát triển chiều cao chính: Bào thai - Sơ sinh - Dậy thì. Chiều cao ở tuổi trưởng thành được quyết định bởi khả năng tăng trưởng trong từng giai đoạn. Cùng Nubest.vn tìm hiểu về 3 thời kỳ phát triển chiều cao và lưu lại bí quyết để bứt phá chiều cao dưới đây nhé.

Mỗi giai đoạn tăng trưởng ảnh hưởng đến kết quả chiều cao ở người trưởng thành. Đồng thời, khả năng tăng trưởng trong giai đoạn này cũng tác động đến các giai đoạn tiếp theo. Thiếu hụt chiều cao ở người trưởng thành có thể là kết quả của sự phát triển không bình thường trong một hoặc nhiều giai đoạn.

giai đoạn phát triển chiều cao
Chiều cao của mỗi người có những giai đoạn tăng trưởng nhất định

Các giai đoạn phát triển chiều cao

Bào thai

Ở giai đoạn này, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về người mẹ để đảm bảo sức khỏe dinh dưỡng và sự phát triển vững chắc.

Giai đoạn 1: 4 - 20 tuần

Trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, một thai nhi khỏe mạnh sẽ phát triển từ một hạt siêu nhỏ đến hơn 25cm chiều dài. Giai đoạn này đánh dấu sự phát triển nhanh chóng nhất trong cuộc đời của một đứa trẻ từ một vi sinh vật đến kích thước gần bằng thước dài. Đây là sự phát triển theo cấp số nhân trong một khoảng thời gian ngắn.

Giai đoạn 2: 20 - 28 tuần

  • Cơ thể của thai nhi trước giai đoạn này thường gầy, nhưng khi đã bước sang tuần thứ 20, phần cơ sẽ bắt đầu hình thành. Từ trọng lượng trung bình 300gram, thai nhi sẽ nặng hơn 1.000gram vào cuối giai đoạn 2. Chiều dài cũng sẽ tăng lên khoảng 35 - 40cm.
  • Điều này là do một số yếu tố tăng trưởng như nội tiết tố và protein kích thích sản xuất, chuyên biệt hóa tế bào. Các yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi, biểu bì và biến đổi đóng vai trò thiết yếu trong việc biến bào thai trong giai đoạn 1 thành trẻ sơ sinh khỏe mạnh. 

Giai đoạn 3: 28 - 40 tuần

Cùng với việc hoàn thiện phát triển trí não và thể chất, giai đoạn cuối cùng của thời kỳ bào thai sẽ là giai đoạn tăng trưởng về cân nặng và chiều cao. Cuối giai đoạn 3, một đứa trẻ khỏe mạnh được sinh ra sẽ có chiều dài khoảng 50 cm. Con số này có thể thay đổi do giới tính, di truyền và các biến số khác.

thực phẩm tốt cho trẻ từ trong bụng
Mẹ bầu chọn thực phẩm tốt cho con phát triển toàn diện ngay từ trong bụng

Sơ sinh

  • Trong thời kỳ sơ sinh, tốc độ phát triển sẽ diễn ra nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác khi trẻ dưới 12 tháng tuổi. Khi này, chiều cao của trẻ có thể tăng gấp rưỡi so với chiều dài khi mới sinh và tiếp tục phát triển theo tiềm năng di truyền. 
  • Sau năm đầu tiên, một đứa trẻ thường cao thêm 25cm, cuối năm thứ hai trẻ có thể cao thêm 11 - 13cm. Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ, chiều cao trung bình của trẻ hai tuổi là 86cm đối với bé gái và khoảng 88cm đối với bé trai.
  • Khi bước qua năm thứ 3, tốc độ tăng trưởng sẽ diễn ra chậm lại, trẻ có thể tăng khoảng 6,2cm mỗi năm, mật độ xương cũng tăng lũy tiến khoảng 1% mỗi năm ở cả bé trai lẫn bé gái.
  • Giai đoạn sơ sinh cũng là thời gian căng thẳng nhất đối với cha mẹ khi phải đối mặt với nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, từ 1 - 2 tuổi, nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ thường rất cao và tình trạng này có thể kéo dài tới 5 tuổi.
  • Khi bị suy dinh dưỡng trong 2 năm đầu, sự phát triển về thể lực, đặc biệt là chiều cao của trẻ ở giai đoạn tiếp theo cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. 

Do đó, cha mẹ cần cẩn thận theo dõi tốc độ phát triển và hạn chế các tác nhân cản trở sự tăng trưởng khỏe mạnh. Đồng thời, việc đầu tư vào chế độ dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự phát triển chắc khỏe của xương sẽ là tiền đề cho sự phát triển chiều cao tối ưu của trẻ ở tuổi dậy thì.

Dậy thì

  • Đây được xem là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh mẽ nhất về mặt chiều cao, cũng là lúc nhiều rào cản xuất hiện buộc trẻ phải vượt qua nếu muốn đạt được chiều cao lý tưởng. Mức tăng trưởng ở tuổi dậy thì chiếm ¼ chiều cao của trẻ khi trưởng thành.
  • Đặc trưng của lứa tuổi dậy thì là tốc độ tăng trưởng vượt bậc về cơ bắp và khung xương. Những thay đổi trong quá trình trưởng thành của xương và sự tích tụ khoáng chất ở xương đánh giá khả năng tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì. Các yếu tố di truyền, nội tiết tố, môi trường và dinh dưỡng góp phần điều chỉnh và thay đổi mức tăng trưởng đạt được trong giai đoạn thay đổi quan trọng này.
  • Nếu được đầu tư đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng, vận động và nghỉ ngơi, tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ có thể đạt đỉnh từ 10 - 15cm mỗi năm. Trong đó, khả năng phát triển ở nam sẽ mạnh hơn nữ, mức cao lên sẽ lớn hơn, do vậy nam ở tuổi trưởng thành thường cao hơn nữ.
  • Sự tăng trưởng chiều cao ở tuổi dậy thì bắt đầu vào khoảng 9 - 10 tuổi đối với nữ. Theo đó, bé gái sẽ tăng thêm 10cm mỗi năm và tăng dần đến khi đạt được 15 cm mỗi năm ở độ tuổi 12. 
  • Ở bé trai, tốc độ tăng trưởng đạt đỉnh sẽ diễn ra vào năm 12 tuổi (khoảng 10cm/năm) và đạt tối đa đến 14 tuổi (15cm/năm). Tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần trong khoảng 15 tuổi ở nữ và 17 tuổi ở nam.
  • Dậy thì cũng là lúc cơ thể có đủ tiềm năng để khắc phục tình trạng kém phát triển về thể chất và ngoại hình do thiếu dinh dưỡng ở giai đoạn trước. Do đó, chế độ ăn tập trung vào các chất dinh dưỡng hỗ trợ tăng trưởng và phát triển gồm protein, sắt, canxi, vitamin D và kẽm là điều rất cần thiết.

giai đoạn dậy thì
Dậy thì là giai đoạn tăng trưởng chiều cao mạnh mẽ nhất

Các lưu ý để phát triển chiều cao hiệu quả ở từng giai đoạn

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Dinh dưỡng là yếu tố bắt buộc phải chú ý trong suốt độ tuổi phát triển của trẻ. Ở từng giai đoạn, trẻ cần một mức độ dinh dưỡng khác nhau. Việc đầu tư dưỡng chất thông qua thực phẩm hằng ngày là cách đơn giản nhất để xương khớp được nuôi dưỡng khỏe mạnh.

  • Giai đoạn bào thai: Mẹ chú ý ăn uống đủ chất, hợp lý, đảm bảo thai nhi được tiếp nhận đầy đủ dinh dưỡng cho chu kỳ phát triển 9 tháng.
  • Giai đoạn sơ sinh: Sau thời gian uống sữa mẹ, mẹ nên cho trẻ ăn uống thêm các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng với khối lượng vừa đủ. 
  • Giai đoạn dậy thì: Đây là giai đoạn gấp rút, cần có sự tập trung bổ sung dinh dưỡng để hệ xương khớp bước vào thời kỳ phát triển cuối cùng.

Duy trì thói quen tập luyện

  • Trong suốt độ tuổi phát triển, đặc biệt ở giai đoạn dậy thì, trẻ cần thường xuyên vận động để rèn luyện xương khớp. Thói quen này còn thúc đẩy cơ thể trẻ trao đổi chất thuận lợi, hỗ trợ hoạt động linh hoạt cho hệ cơ xương khớp.
  • Trẻ có thể tham gia chơi một môn thể thao yêu thích như bơi lội, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ… hoặc tập các bài tập giãn cơ, yoga, gym. Vận động quyết định 20% chiều cao khi trưởng thành, do đó cần thực hiện từ sớm để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Ngủ đủ giấc, đúng giờ

  • Giấc ngủ rất quan trọng trong cả 3 giai đoạn phát triển chiều cao. Một giấc ngủ đầy đủ cả về chất và lượng sẽ giúp cơ thể có điều kiện chuyển hóa năng lượng. Thời gian ngủ cũng là lúc cơ thể tiến hành đào thải độc tố, 90% sự phát triển của xương cũng diễn ra trong thời điểm này.
  • Ở giai đoạn sơ sinh, trẻ ngủ nhiều, có thể hơn 10 tiếng/ngày. Sau đó, thời gian ngủ bắt đầu giảm đầu giảm dần, đến tuổi dậy thì, trẻ chỉ cần ngủ 8 tiếng/ngày (bao gồm 15 - 30 phút nghỉ trưa). Lưu ý giấc ngủ nên bắt đầu trước 22h để đảm bảo đạt sâu giấc vào khoảng 23h - 1h. 

ngủ đủ giấc
Giấc ngủ chất lượng hỗ trợ cơ thể phát triển toàn diện

Trẻ cần tập thói quen không ăn quá no, sử dụng thiết bị điện tử trước giờ ngủ để tránh làm gián đoạn giấc ngủ. Ngoài ra, trẻ cũng cần hạn chế các căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ. 

Chỉnh sửa tư thế

  • Tư thế đứng, ngồi, nằm hay đi lại theo thời gian cũng quyết định sức khỏe xương khớp. Tư thế không đúng gây ra các tổn thương ở hệ cơ xương khớp, cản trở khả năng tăng trưởng chiều cao. Hãy tập cho trẻ thói quen đứng/ngồi thẳng, nằm đúng tư thế thoải mái, đi lại linh hoạt.
  • Tư thế đúng khi đứng là cổ, lưng và đầu theo một đường thẳng, tay để dọc thân người một cách thư giãn. Khi ngồi, lưng phải thẳng, chân để thoải mái, khoảng cách từ vị trí ngồi tới bàn hợp lý, đảm bảo tay không quá tầm với. Lưu ý, không nằm sấp, nằm thẳng một cách tự nhiên, gối không quá cao. Nếu nằm nghiêng, bạn có thể kê một chiếc gối mỏng giữa hai đầu gối để thoải mái hơn.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Ngoài chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi khoa học, trẻ cần áp dụng thói quen sinh hoạt lành mạnh như: Tắm nắng, uống đủ nước, hạn chế sử dụng chất kích thích… Thời gian tắm nắng là trước 8h sáng và sau 4h chiều để đảm bảo không bị tác động ngược bởi tia UV.
  • Các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia… chứa những chất độc nguy hiểm cho cơ thể, trẻ cần tránh vì cản trở khả năng tăng trưởng chiều cao. Ngoài ra, nhu cầu 1,5 - 2,5 lít nước mỗi ngày cũng cần được đáp ứng nhằm mục đích hỗ trợ các hoạt động trong cơ thể diễn ra thuận lợi.

uống đủ nước
Uống đủ nước để có đủ điều kiện tăng trưởng

Chú trọng giai đoạn dậy thì để bứt phá chiều cao

  • Tuổi dậy thì là thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển khối lượng khoáng chất của xương. Khối lượng khoáng của xương cột sống thắt lưng tăng gấp đôi lần lượt từ 9 đến 15 năm và từ 11 đến 17 tuổi ở nữ và nam.
  • Nồng độ nội tiết tố steroid do tuyến yên tiết ra thúc đẩy sự phát triển trong thành phần cơ thể liên quan đến sự phát triển dậy thì. Steroid đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng ở tuổi dậy thì thông qua các yếu tố như GHestrogenIGF-1
  • Nồng độ GH và estrogen cho thấy mối tương quan tích cực ở trẻ trước tuổi dậy thì. Estrogen (ở nữ giới) làm tăng tốc độ bài tiết GH cơ bản và  ngăn cản sự bất thường của các mô hình giải phóng GH. Trong khi testosterone (ở nam giới) kích thích khối lượng bài tiết GH và nồng độ IGF-1 lớn hơn.
  • Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể tiết ra nội tiết tố tăng trưởng (GH) nhanh từ 1,5 - 3 lần, đồng thời mức tăng IGF-1 huyết thanh nhiều hơn gấp 3 lần. Đặc trưng của tuổi dậy thì là sự bài tiết GH trong 24 giờ góp phần làm tăng nồng độ IGF-1 trong huyết thanh.
  • Mức IGF-1 cao nhất xảy ra khoảng 14 tuổi ở nữ và sau đó 1 năm đối với nam. Mức IGF-1 ở tuổi dậy thì tăng gấp 2 - 3 lần so với người lớn. IGF-1 trong cơ thể góp phần vào tăng trưởng chiều cao, do đó dậy thì là giai đoạn phát triển chiều cao mạnh mẽ nhất.

Một trẻ có vóc dáng thấp bé thời thơ ấu hoàn toàn có thể đạt được chiều cao ấn tượng sau tuổi dậy thì nếu có sự đầu tư chính xác ở giai đoạn này. Các phương pháp thúc đẩy phát triển chiều cao cần được tập trung, thực hiện nghiêm ngặt ở giai đoạn này để đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng.

tuổi dậy thì
Dậy thì là thời điểm cần được chú trọng để tăng trưởng tốt

Nắm rõ đặc điểm ở từng giai đoạn phát triển chiều cao, cả mẹ và trẻ sẽ có sự đầu tư đúng đắn để trẻ đạt chiều cao lý tưởng khi trưởng thành. Đặc biệt, ở tuổi dậy thì vốn sẽ diễn ra quá trình tăng trưởng mạnh mẽ nhất, trẻ cần chú ý áp dụng lối sống khoa học, lành mạnh. Bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung thêm một số sản phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe nhằm thúc đẩy khả năng phát triển chiều cao.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không dùng để tự chẩn đoán hay điều trị bệnh. Nếu gặp các vấn đề sức khỏe, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có chuyên môn cao.
avatar

Bài viết của

NuBest Vietnam

NuBest Vietnam là đơn vị nhập khẩu chính hãng các dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) từ NuBest Hoa Kỳ - Thương hiệu phân phối TPBVSK uy tín trên toàn thế giới.

Tin tức liên quan
Cam kết chính hãng
cam ket
NuBest Vietnam (Công ty TNHH NuBest) tự hào là đại diện nhập khẩu chính thức các sản phẩm của NuBest Inc Hoa Kỳ - đơn vị sở hữu và phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên Toàn Cầu có trụ sở tại Mỹ. Với mục tiêu mang đến người tiêu dùng Việt những sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng, an toàn với chi phí hợp lý, NuBest Vietnam đã tích cực chọn lọc những sản phẩm thiên nhiên, từ nguồn nguyên liệu sạch mang đến cho người tiêu dùng. Tất cả sản phẩm của NuBest Inc đều được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất Quốc tế cGMP, chứng nhận Organic bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Đặc biệt tất cả sản phẩm được phân phối tại Việt Nam đều được FDA Hoa Kỳ (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cấp phép lưu hành tự do tại Mỹ và đã được Bộ Y tế tại Việt Nam cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.