Da mặt bị dị ứng thời tiết là gì?
Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng hoặc da tiếp xúc với nước mưa. Cơ thể chúng ta sẽ sản xuất ra những kháng thể để chống lại sự kích thích từ môi trường. Hệ miễn dịch sản xuất ra nhiều histamin dẫn đến tình trạng dị ứng. Da mặt xuất hiện các dấu hiệu bất thường như ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng đau… Tình hình nghiêm trọng còn có thể sốt, khó thở, ngất xỉu…
Một số hình ảnh da mặt bị dị ứng thời tiết?
Các bạn có thể quan sát hình ảnh da mặt bị dị ứng thời tiết mà chúng tôi đã tổng hợp được dưới đây để phần nào hiểu được da mặt dị ứng thời tiết là như thế nào nhé:

Bề mặt da ửng đỏ

Da nhìn hơi khô và đỏ

Da hơi căng ra và trông khá khô ráp

Da mặt nổi mề đay khi dị ứng thời tiết

Hình ảnh da mặt bị dị ứng thời tiết có dấu hiệu viêm
Tại sao da mặt bị dị ứng thời tiết?
Sự thay đổi thời tiết đột ngột, nhiệt độ quá cao làm da đổ mồ hôi và mất nước, dẫn đến dị ứng. Nhiệt độ thấp dưới 20 độ C, không khí hanh khô làm da dị ứng. Da mặt là vùng da tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Nếu thời tiết thay đổi quá nhanh, da có thể bị sốc do cơ thể chưa kịp thích nghi. Môi trường làm protein trong cơ thể bị kích ứng với cơ thể, dẫn đến da bị phù, nổi mẩn và mề đay, xung huyết, ngứa ngáy… Biểu hiện da bên ngoài chính là các dấu hiệu điển hình của dị ứng thời tiết.
Dấu hiệu da mặt bị dị ứng thời tiết?
Triệu chứng dị ứng thời tiết da mặt thường gặp:
Da mặt ngứa rát
Đây là dấu hiệu điển hình khi da mặt dị ứng thời tiết. Mới đầu, chúng ta chỉ thấy dấu hiệu ngứa rát xuất hiện đơn lẻ ở một số điểm. Nhưng sau đó, lan rộng ra khắp mặt, thậm chí xuống vùng cổ, vai, lưng, ngực. Không nên gãi có thể làm da bị tổn thương, nhiễm trùng.
Da khô
Bề mặt da khô hơn, da như bị kéo căng, thậm chí da mặt bị lột, bong tróc mảng trắng.
Sưng và đỏ
Da mặt sẽ hơi bị sưng, đỏ và thậm chí bị tấy. Nếu vẫn tiếp xúc với môi trường thời tiết khắc nghiệt thì tình trạng sưng đỏ sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Nổi mẩn đỏ, mề đay
Một số người khi bị dị ứng thời tiết có thể bị nổi mẩn đỏ, mề đay trên da mặt vô cùng khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Biểu hiện của viêm họng, sổ mũi
Sổ mũi, đau họng, nhức đầu, ho khan, hắt xì… là các dấu hiệu thường gặp của cơ thể vào thời điểm giao mùa - thời điểm nguy cơ bị dị ứng thời tiết cao.
Các triệu chứng nghiêm trọng khác
Tình trạng dị ứng thời tiết một cách nghiêm trọng còn có thể kèm theo các triệu chứng khó thở, giảm huyết áp, buồn nôn, chóng mặt… Cần thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời nếu không có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Da mặt bị dị ứng thời tiết có trị được hay không?
Dị ứng thời tiết ở mặt xảy ra khi có sự thay đổi thời tiết đột ngột mà da và cơ thể chưa kịp thích nghi. Việc điều trị phải bao gồm xử lý các triệu chứng bên ngoài kết hợp với chăm sóc bên trong để cơ thể điều chỉnh và thích nghi được với môi trường. Hệ miễn dịch không còn phản ứng quá mạnh dẫn đến các triệu chứng dị ứng nữa.

Tùy vào cơ địa và tình trạng dị ứng mà thời gian và hiệu quả điều trị dị ứng thời tiết sẽ khác nhau
Tùy trường hợp, cơ địa mỗi người mà việc điều trị diễn ra nhanh hay chậm, khả năng tái phát nhiều hay ít. Nhìn chung, phần lớn chúng ta gặp vấn đề da mặt bị dị ứng thời tiết có thể điều trị được trong thời gian ngắn. Để giải quyết tình trạng này nhanh chóng, hiệu quả, các bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa.
Cách trị da mặt bị dị ứng thời tiết
Để điều trị da mặt bị dị ứng thời tiết hiệu quả, các bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
Điều trị da mặt bị dị ứng thời tiết bằng các nguyên liệu tự nhiên
Mật ong
Thoa mật ong lên các vùng da có triệu chứng dị ứng thời tiết. Sau khoảng 20 phút thì rửa lại với nước sạch. Thực hiện hằng ngày. Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm sẽ chăm sóc và làm dịu các triệu chứng dị ứng trên da.
Nha đam
Nha đam cắt vỏ, rửa sạch rồi xay nhuyễn. Dùng gel nha đam vừa xay thoa lên vùng da mặt bị dị ứng trong 10 phút. Sau đó rửa mặt lại với nước sạch. Thực hiện hằng ngày. Nha đam có tính mát sẽ làm dịu da mặt dị ứng thời tiết hiệu quả.
Khổ qua
Khổ qua rửa sạch, bỏ ruột rồi xay nhuyễn, sau đó thoa lên da mặt. Thư giãn trong 10 phút, rồi rửa mặt lại với nước sạch. Thực hiện hằng ngày.

Khổ qua có tác dụng chữa dị ứng thời tiết ở mặt hiệu quả
Ngoài ra, các bạn cũng có thể trị da mặt bị dị ứng thời tiết bằng các nguyên liệu khác như lá trầu, lá bạc hà cũng rất hiệu quả và an toàn.
Trị da mặt bị dị ứng thời tiết bằng thuốc
Để giảm nhanh các triệu chứng dị ứng do thời tiết, các bạn có thể sử dụng các loại thuốc. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc phải có sự tư vấn và giám sát của bác sĩ chuyên khoa.
Một số loại thuốc điều trị dị ứng do thời tiết được sử dụng nhiều:
Các loại thuốc nhóm histamin H1
Nhóm thuốc này có chức năng ngăn chặn quá trình giải phóng histamin quá mức, hạn chế sự bùng phát các dấu hiệu dị ứng, viêm nhiễm tại da mặt và các vùng da khác. Đồng thời, giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng, nổi mề đay hay mẩn đỏ trên da mặt.
Các thuốc chứa Corticoid
Corticoid có khả năng chống viêm mạn, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát tình trạng viêm nhiễm da mặt do dị ứng thời tiết. Tuy nhiên, chỉ nên dùng Corticoid trong trường hợp bị viêm da nặng và chỉ nên dùng ngắn ngày.
Thuốc chứa Menthol 1%
Thành phần Menthol 1% có khả năng làm mát da hiệu quả, da cũng không còn các dấu hiệu ngứa ngáy hay sưng đau.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định các bạn sử dụng các loại kem dịu da, kháng viêm chứa thành phần thảo dược tự nhiên như Cam Thảo, Cúc la Mã để điều trị da mặt dị ứng thời tiết mức độ nhẹ. Các bạn có thể kết hợp thêm các loại trà thải độc hay siro thanh nhiệt để điều hòa cơ thể, giảm nóng và làm dịu các triệu chứng da mặt dị ứng.
Tăng cường ăn các thực phẩm có lợi
Uống nhiều nước
Nước sẽ bổ sung độ ẩm cho da, giảm tình trạng da khô và kích ứng
Thực phẩm giàu vitamin C
Ăn nhiều các loại trái cây có múi, ổi, đu đủ, cà chua, táo… để bổ sung vitamin C cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng cho da.
Sữa chua
Thành phần lợi khuẩn trong sữa chua sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.

Ăn sữa chua giúp tăng cường sức đề kháng cho da
Thực phẩm giàu omega 3
Bổ sung nhiều thực phẩm có hàm lượng omega 3 cao như cá hồi, cá thu, cá trích, hàu, cá mòi, hạt óc chó, hạt chia, đậu… có đặc tính chống viêm tự nhiên, chăm sóc tốt cho vùng da bị viêm do dị ứng thời tiết.
Dưa hấu
Trong dưa hấu rất giàu chất xơ và các vitamin sẽ thanh nhiệt, giải độc tốt, cải thiện các triệu chứng dị ứng do thời tiết.
Cần tây
Không chỉ có mùi vị hấp dẫn mà cần tây còn có nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C có công dụng giảm viêm và cải thiện các triệu chứng da mặt bị dị ứng do thời tiết. Các bạn có thể ăn sống, ép cần tây lấy nước hoặc nấu để thưởng thức cần tây.
Cà rốt
Hoạt chất beta carotene trong cần tây sẽ xoa dịu da, bảo vệ da, kích thích các vùng da bị tổn thương do dị ứng thời tiết phục hồi tốt hơn. Do đó, hãy thường xuyên ăn cà rốt để hỗ trợ điều trị da mặt bị dị ứng thời tiết nhé.
Trị da mặt bị dị ứng thời tiết cần lưu ý gì?
Trong thời gian điều trị da mặt bị dị ứng thời tiết, cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Luôn che chắn kỹ cho da mặt mỗi khi ra ngoài dù là ban ngày hay ban đêm
- Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, chứa các thành phần nguồn gốc tự nhiên
- Thử vệ sinh da mặt bằng nước muối sinh lý trong thời gian này để vừa làm sạch da vừa kháng khuẩn, giảm tiết dầu nhờn
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm dễ gây dị ứng như: Đậu phộng, tôm, cua, đồ cay nóng, thực phẩm đóng hộp, đồ uống có ga, đồ uống có cồn
- Theo dõi tình trạng da thường xuyên, ngưng cách trị da mặt bị dị ứng thời tiết nếu nhiều ngày không đỡ và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.
Da mặt bị dị ứng thời tiết bao lâu thì hết?
Đối với các trường hợp dị ứng thời tiết nhẹ, da mặt bị dị ứng thời tiết có thể khỏi sau khoảng 7 - 15 ngày điều trị tích cực. Với các trường hợp nặng, có thể phải mất từ 15 - 30 ngày mới đỡ. Nếu sau 15 ngày điều trị tại nhà mà da mặt bị dị ứng thời tiết không khỏi, các bạn nên liên hệ bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách điều trị hiệu quả.
Cách ngăn ngừa tình trạng da mặt bị dị ứng thời tiết?
Để ngăn ngừa tình trạng da mặt bị dị ứng với thời tiết, các bạn nên áp dụng một số phương pháp sau đây:
- Thường xuyên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại bệnh bị ứng thời tiết
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, thuốc lá, khói bụi, chất hóa học và các loài động vật nuôi.

Luôn mang khẩu trang bảo vệ da mặt khi tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt
- Giữ ấm cơ thể trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, làm mát trong ngày nắng nóng, bảo vệ sức khỏe khi thời tiết giao mùa.
- Không điều chỉnh nhiệt độ quá thấp khi dùng điều hòa nhiệt độ vào mùa hè. Mức nhiệt độ điều hòa lý tưởng là 25-26 độ C.
- Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để nâng cao sức khỏe.
- Hạn chế hoạt động thời gian dài dưới thời tiết nắng nóng hay lạnh giá
- Luôn dự trữ sẵn thuốc chống dị ứng thời tiết và chủ động uống ngay khi có các biểu hiện nhẹ.
- Nếu cơ địa dị ứng thời tiết nặng, nên thăm khám sức khỏe tại trung tâm y tế khi xuất hiện các dấu hiệu nặng.
Da mặt bị dị ứng thời tiết không phải là bệnh lý nghiêm trọng và có thể tự khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, các bạn không nên chủ quan với tình trạng này mà cần theo dõi kỹ lưỡng, kịp thời liên hệ bác sĩ nếu có các dấu hiệu bệnh nặng như sưng phù, sốt cao, mệt mỏi…