Làm thế nào để biết con mình đã dậy thì hay chưa?

NuBest Vietnam
18/03/2024

Dậy thì là một trong những cột mốc phát triển vô cùng quan trọng với mỗi đứa trẻ. Ở trong thời kỳ này, trẻ cần được chăm sóc và giáo dục kỹ lưỡng thì thể chất và tâm lý của trẻ mới phát triển hoàn thiện. Vậy, làm thế nào để biết con mình đã dậy thì hay chưa? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp điều này.

Dậy thì là gì?

Dậy thì là một quá trình thay đổi thể chất của cơ thể, từ một đứa trẻ thành một người trưởng thành có khả năng sinh sản. Quá trình dậy thì bắt đầu bởi các tín hiệu nội tiết từ não đến hệ tuyến sinh dục. Hệ nội tiết sản xuất ra lượng lớn hormone giới tính để kích thích ham muốn, tăng trưởng thể chất. Cơ thể sẽ xảy ra sự thay đổi từ não, xương, máu, cơ, da, tóc, vú, cơ quan sinh dục… giúp một đứa trẻ có vóc dáng và chức năng sinh lý như người trưởng thành.

Dậy thì là một giai đoạn chuyển biến quan trọng trong hành trình phát triển của mỗi người
Dậy thì là một giai đoạn chuyển biến quan trọng trong hành trình phát triển của mỗi người

Trung bình, bé gái bắt đầu dậy thì trong giai đoạn từ 10 – 11 tuổi và kết thúc quá trình này vào 15 – 17 tuổi. Với bé trai, thời điểm bắt đầu dậy thì là từ 11 – 12 tuổi, kết thúc khoảng 16 – 17 tuổi.

Dấu hiệu dậy thì ở bé trai và bé gái?

Sự tăng trưởng nhanh về chiều cao, cân nặng trong giai đoạn từ 10 tuổi trở lên có thể là dấu hiệu bắt đầu dậy thì ở cả  nam và nữ. Vùng kín của trẻ bắt đầu mọc lông, lông nách cũng phát triển và cơ thể bắt đầu có mùi hôi. Ngoài ra, ở mỗi giới tính, các dấu hiệu dậy thì cũng sẽ khác nhau.

Dấu hiệu dậy thì ở bé gái

Bé gái đã bắt đầu quá trình dậy thì khi có những dấu hiệu sau đây:

- Ngực phát triển, những cục nhỏ ở dưới núm vú xuất hiện

- Lông mu xuất hiện

- Mọc lông nách

- Cơ quan sinh dục tăng trưởng

- Xuất hiện kinh nguyệt

Dấu hiệu dậy thì ở bé trai

Những đặc điểm ở bé trai cho thấy quá trình dậy thì đã bắt đầu bao gồm:

- Vỡ giọng, giọng nói to, rõ và có độ trầm

- Mọc lông ở vùng kín

- Dương vật và tinh hoàn có kích thước lớn hơn

- Xuất hiện mụn trứng cá ở mặt, lưng, ngực…

- Cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn

- Có mùi cơ thể

Như thế nào là dậy thì sớm và dậy thì muộn

Nhiều cha mẹ lo lắng khi các dấu hiệu dậy thì của con xuất hiện sớm hơn, muộn hơn so với độ tuổi khuyến cáo. Đây là biểu hiện của dậy thì sớm và dậy thì muộn, rất thường gặp ở trẻ em hiện nay.

Dậy thì sớm

Dậy thì sớm là tình trạng cơ thể trẻ có các biểu hiện dậy thì trước 8 tuổi đối với bé gái và 9 tuổi đối với bé trai.

Nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm thường so những rối loạn về mặt sinh dục hoặc ảnh hưởng từ bệnh lý. Bé gái bị u nang buồng trứng, bệnh tuyến giáp, u não có thể gây tăng tiết hormone sinh dục sớm, dẫn đến dậy thì sớm. Các bé trai bị sản tuyến thượng thận bẩm sinh dẫn đến sản xuất ra nhiều hormone sinh dục nam gây ra dậy thì sớm.

Ngoài ra, trẻ bị béo phì cũng có nguy cơ dậy thì sớm cao. Những bé tiếp xúc thường xuyên với các nội dung có hơi hướng tình dục cũng có khả năng cao bị dậy thì sớm.

Dậy thì sớm gây ra nhiều hệ luỵ tiêu cực đối với trẻ
Dậy thì sớm gây ra nhiều hệ luỵ tiêu cực đối với trẻ

Dậy thì sớm ở trẻ gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe, tâm lý. Trong đó, chiều cao hạn chế là vấn đề cần được quan tâm. Trẻ dậy thì sớm có ít thời gian phát triển chiều cao hơn bạn bè, theo đó chiều cao của trẻ cũng có thể hạn chế hơn. Bên cạnh đó, dậy thì khi nhận thức non nớt, kiến thức của trẻ vẫn chưa được trang bị đầy đủ cũng khiến trẻ không biết cách chăm sóc cơ thể, thậm chí gây ra những hậu quả nghiêm trọng như quan hệ tình dục sớm, mang thai và sinh con sớm.

Nếu nhận thấy con có dấu hiệu dậy thì khi độ tuổi còn quá nhỏ, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và xử lý kịp thời. Một số trường hợp, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng thuốc để kìm hãm quá trình dậy thì, làm chậm dậy thì hơn để ngăn ngừa các hệ lụy có thể xảy ra. Ngoài ra, họ cũng sẽ hướng dẫn phụ huynh điều chỉnh cách chăm sóc để làm chậm quá trình dậy thì.

Dậy thì muộn

Trái ngược với dậy thì sớm là dậy thì muộn. Đây cũng là một dạng rối loạn phát triển. Các biểu hiện dậy thì xuất hiện muộn hơn 14 tuổi ở nữ và 16 tuổi ở nam được xem là dậy thì muộn.

Dậy thì muộn xảy ra do nhiều yếu tố: Di truyền, rối loạn hoạt động ở vùng dưới đồi, rối loạn ở hệ nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, thiếu dinh dưỡng, mắc bệnh mãn tính, mắc bệnh tâm lý, vận động quá sức…

Ảnh hưởng của dậy thì muộn có phần ít nghiêm trọng hơn so với dậy thì sớm. Chủ yếu trẻ sẽ gặp phải vấn đề tâm lý, xấu hổ, lo lắng khi cảm nhận mình khác biệt so với bạn bè cùng tuổi. Dậy thì muộn hầu hết không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ sau này.

Cũng giống như dậy thì sớm, nếu cha mẹ nghi ngờ con dậy thì muộn, nên đưa trẻ đến thăm khám tại cơ sở y tế. Tại đây, các bác sĩ sẽ kiểm tra và tìm ra nguyên nhân gây dậy thì muộn, hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc cho trẻ để thúc đẩy quá trình dậy thì diễn ra.

Cách trò chuyện với con về dậy thì

Để trở thành một người lớn thực sự, chúng ta đều đã trải qua giai đoạn dậy thì. Những sự thay đổi quá lớn ở thời kỳ này về cả thể chất và tâm lý khiến bất kỳ đứa trẻ nào cũng lo lắng, thậm chí có những quyết định sai lầm. Là người làm cha mẹ, các bạn cần có cách cư xử phù hợp để giúp con vượt qua khó khăn và phát triển tốt nhất. Cha mẹ làm bạn cùng con tuổi dậy thì đóng vai trò quan trọng đối với hành trình phát triển của mỗi đứa trẻ.

Đầu tiên, bạn nên thu xếp công việc cá nhân, ưu tiên dành nhiều thời gian nhất có thể để trò chuyện, theo dõi con cái trong giai đoạn trẻ đang dậy thì. Điều này không đồng nghĩa với kiểm soát trẻ mà bạn chỉ cần lắng nghe con, giúp đỡ khi con cần, giúp con cảm thấy an tâm vì lúc nào cũng có cha mẹ ở bên.

Tuy nhiên, cũng nên thiết lập kỷ luật cho trẻ ở giai đoạn này. Tâm sinh lý của trẻ ở thời kỳ dậy thì rất phức tạp, dễ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo. Nên thiết lập kỷ luật về giờ giấc sinh hoạt, thói quen, công việc, học tập.. để giúp con sinh hoạt khoa học hơn, không bị sa đà vào những thứ vô bổ và sự lôi kéo của người xấu.

Cha mẹ nên động viên và gần gũi với con hơn trong tuổi dậy thì
Cha mẹ nên động viên và gần gũi với con hơn trong tuổi dậy thì

Thay vì áp đặt suy nghĩ của mình lên con cái, cha mẹ nên lắng nghe những chia sẻ, tâm sự của con về các mối quan hệ, việc học tập, vui chơi, định hướng tương lai… Điều này giúp bạn hiểu con hơn, dễ dàng hơn trong việc dạy bảo con. Dạy con nên sử dụng thái độ bình tĩnh, tôn trọng và bình đẳng, không nên quát nạt hay ép buộc trẻ.

Khi con tâm sự với cha mẹ những tình huống trong cuộc sống, bạn có thể gợi ý cho con một giải pháp xử lý phù hợp, chuẩn mực. Điều này không có nghĩa là áp đặt mà bạn chỉ đang đưa ra một phương án để con lựa chọn. Ngoài ra, nên khuyến khích trẻ tự giải quyết các vấn đề trong khả năng, không nên làm thay trẻ có thể khiến con có tâm lý ỷ lại.

Cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ dậy thì

Để con phát triển khỏe mạnh và định hình nhân cách tốt, cha mẹ nên chú ý những điểm sau đây trong quá trình chăm sóc trẻ tuổi dậy thì.

Bổ sung dinh dưỡng khoa học

Chiều cao và cân nặng của trẻ sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời kỳ dậy thì. Đây là thời cơ tuyệt vời để bổ sung dinh dưỡng thúc đẩy tăng trưởng thể chất cho trẻ, nhất là những trẻ đang có chiều cao dưới mức chuẩn.

Quá trình bổ sung dinh dưỡng nên có sự cân đối về dưỡng chất, bổ sung đủ các nhóm chất chính như đạm, tinh bột, chất béo, vi khoáng để cung cấp năng lượng cho trẻ hoạt động và phát triển.

Hạn chế cho con ăn những thực phẩm có nhiều đường, nhiều chất béo hay dầu mỡ vì những thành phần này sẽ gây hại cho sức khỏe và chiều cao nếu bổ sung quá nhiều.

Bổ sung dinh dưỡng đa dạng trong tuổi dậy thì để giúp con cao lớn, khỏe mạnh
Bổ sung dinh dưỡng đa dạng trong tuổi dậy thì để giúp con cao lớn, khỏe mạnh

Xây dựng cơ cấu bữa ăn phù hợp cho trẻ. Không nên ăn quá nhiều trong 1 bữa mà nên dàn trải, ăn 5-6 bữa/ngày với 3 bữa chính ăn đa dạng và 2-3 bữa phụ với 1-2 món ăn healthy.

Khuyến khích con sinh hoạt lành mạnh

Chế độ sinh hoạt như vận động thể thao, nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần trong thời kỳ dậy thì của trẻ cần được bố trí sao cho khoa học. Mỗi ngày trẻ nên vận động thể thao từ 60 – 90 phút để rèn luyện thể chất, kích thích cơ và xương tăng trưởng, vóc dáng trẻ sẽ khỏe khoắn, săn chắc và cao ráo hơn. Thời gian ngủ mỗi đêm nên đảm bảo từ 7-9 tiếng, ban ngày chỉ cần nghỉ ngơi khoảng 15 – 30 phút vào buổi trưa là đủ. Khuyến khích trẻ đi ngủ trước 22h sẽ có lợi cho chiều cao hơn. Tránh ép trẻ phải học bài hay làm việc quá nhiều, dễ khiến trẻ căng thẳng, stress, không tốt cho trẻ lúc này.

Hướng dẫn con cách chăm sóc cơ thể

Cơ thể con khi dậy thì không còn giống như lúc còn bé. Nó bắt đầu đổ nhiều mồ hôi, dầu nhờn, bộ phận sinh dục cũng có chất tiết gây mùi và dễ viêm nhiễm. Do đó, cha mẹ nên hướng dẫn con vệ sinh cơ thể đúng cách, đầu tư cho con các sản phẩm sữa tắm, lăn khử mùi, sữa rửa mặt… phù hợp để con chăm sóc cơ thể thuận tiện.

Đối với bé gái dậy thì sẽ bắt đầu có kinh nguyệt. Mẹ nên hướng dẫn con cách lựa chọn sản phẩm băng vệ sinh phù hợp, vệ sinh cơ thể trong ngày “đèn đỏ” cũng như bảo vệ các vùng nhạy cảm của mình trong trường hợp xảy ra rủi ro ngoài ý muốn.

Hướng dẫn con cách chăm sóc cơ thể tuổi dậy thì
Hướng dẫn con cách chăm sóc cơ thể tuổi dậy thì

Giáo dục con về giới tính và tình dục

Xuất hiện ham muốn tình dục là biểu hiện đặc trưng khi trẻ đã dậy thì. Nếu không được giáo dục kỹ lưỡng, trẻ có thể tò mò, phát sinh quan hệ tình dục với bạn khác giới, dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như mắc bệnh tình dục, mang thai…

Do đó, cha mẹ nên dành thời gian giáo dục con về giới tính, tình dục, hướng dẫn con bảo vệ bản thân và kiểm soát những cảm xúc không phù hợp với lứa tuổi. Để phòng trừ những trường hợp xấu, bạn cũng có thể dạy con cách quan hệ tình dục an toàn, những cách tránh thai phù hợp.

Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển. Nó cần thiết để trẻ có thể thực sự trưởng thành về mặt thể chất, nhưng cũng nhiều rủi ro nếu trẻ không được giáo dục đúng. Cha mẹ nên đồng hành cùng con trong quá trình dậy thì để giúp con phát triển tốt nhất.
 

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không dùng để tự chẩn đoán hay điều trị bệnh. Nếu gặp các vấn đề sức khỏe, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có chuyên môn cao.
avatar

Bài viết của

NuBest Vietnam

NuBest Vietnam là đơn vị nhập khẩu chính hãng các dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) từ NuBest Hoa Kỳ - Thương hiệu phân phối TPBVSK uy tín trên toàn thế giới.

Tin tức liên quan
Cam kết chính hãng
cam ket
NuBest Vietnam (Công ty TNHH NuBest) tự hào là đại diện nhập khẩu chính thức các sản phẩm của NuBest Inc Hoa Kỳ - đơn vị sở hữu và phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên Toàn Cầu có trụ sở tại Mỹ. Với mục tiêu mang đến người tiêu dùng Việt những sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng, an toàn với chi phí hợp lý, NuBest Vietnam đã tích cực chọn lọc những sản phẩm thiên nhiên, từ nguồn nguyên liệu sạch mang đến cho người tiêu dùng. Tất cả sản phẩm của NuBest Inc đều được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất Quốc tế cGMP, chứng nhận Organic bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Đặc biệt tất cả sản phẩm được phân phối tại Việt Nam đều được FDA Hoa Kỳ (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cấp phép lưu hành tự do tại Mỹ và đã được Bộ Y tế tại Việt Nam cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.