Loãng xương là gì? Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh loãng xương?
Theo các nghiên cứu y khoa, loãng xương là tình trạng mật độ khoáng chất bên trong xương bị suy giảm. Điều này dẫn đến các mô xương dễ bị yếu gãy, ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng và phát triển chiều dài. Trong giai đoạn đầu, loãng xương không biểu hiện ra những triệu chứng bất thường, tuy nhiên khi bệnh trở nặng sẽ dẫn đến các tình trạng nhưng cơ thể mệt mỏi, xương giòn dễ gãy, đặc biệt là phần xương ở cánh tay, hông, cột sống, chân…
Loãng xương ngày càng gia tăng và phát hiện ở nhóm đối tượng trẻ tuổi
Một số nguyên nhân chính dẫn đến loãng xương phổ biến là do tuổi tác, tiền sử gia đình, bệnh lý, chế độ ăn uống, lối sống… Đối với trẻ em và thanh thiếu niên mắc tình trạng loãng xương là có tiền sử gia đình khi bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị loãng xương. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt dinh dưỡng bởi chế độ ăn uống nghèo nàn có thể dẫn đến việc lãng xương ở trẻ nhỏ. Một trong những yếu tố khiến trẻ loãng xương là trẻ lười vận động, thay vì các hoạt động ngoài trời, trẻ em đều ham thích chơi điện thoại, máy tính, khiến cơ thể không thể hấp thụ hàm lượng vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, một số bệnh lý về bệnh thận, bệnh tuyến giáp, bệnh celiac cũng có thể tác động đến sức khỏe xương khớp.
Để nhận biết trẻ loãng xương, cha mẹ có thể phát hiện thông qua những dấu hiệu như trẻ hay đau nhức xương khớp, đặc biệt là vào buổi tối. Trẻ rất dễ gãy xương dù va chạm nhẹ, đốt sống xẹp lún, trẻ thấp còi hơn bạn bè đồng trang lứa.
Loãng xương có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng?
Bệnh lý loãng xương ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của trẻ với những tác động như làm giảm mật độ xương. Khi mật độ và độ khoáng của xương giảm sút dẫn đến các mô xương bị yếu và dễ gãy hơn khi va chạm nhẹ. Điều này sẽ khiến cho đốt sống xẹp lún, cong vẹo cột sống, lâu dài ảnh hưởng đến chiều cao. Theo nhiều nghiên cứu, loãng xương dẫn đến nguy cơ mất xương, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng, trẻ thấp lùn và có sức đề kháng yếu hơn so với trẻ có sức khoẻ ổn định. Khi loãng xương, trẻ bị hạn chế tối đa các hoạt động thể chất, vận động và vui chơi, điều này cũng gây ra những bất lợi cho quá trình sinh hoạt.
Những biện pháp cải thiện tình trạng loãng xương
Loãng xương ở trẻ em là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và sức khỏe tổng thể của trẻ. Để hạn chế tình trạng loãng xương, cha mẹ có thể áp dụng và tìm hiểu các biện pháp bên dưới:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ mỗi ngày
Cha mẹ cần chú trọng cung cấp đầy đủ canxi, đây là khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Trẻ em cần được cung cấp đủ canxi theo khuyến nghị cho lứa tuổi. Một số nguồn thực phẩm giàu canxi tốt cho trẻ bao gồm sữa, phô mai, sữa chua, rau xanh lá đậm, cá mòi, cá hồi, các loại hạt và ngũ cốc…
Đảm bảo hàm lượng dưỡng chất với các nhóm thực phẩm đa dạng, ưu tiên chất đạm, canxi, vitamin tổng hợp
Cung cấp hàm lượng vitamin D là điều cần lưu tâm giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Trẻ có thể hấp thụ loại vitamin này từ ánh nắng mặt trời, hoặc qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng cũng rất quan trọng. Một số thực phẩm như nước ngọt có ga, đồ ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng những thực phẩm này.
Tăng cường lịch vận động với các bộ môn thể thao ngoài trời
Vận động thể chất giúp tăng mật độ xương và cải thiện sức khỏe tổng thể của trẻ. Trẻ em nên tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với lứa tuổi ít nhất 30 phút mỗi ngày. Các hoạt động thể chất tốt cho trẻ bao gồm chạy bộ, nhảy dây, chơi thể thao… Cha mẹ có thể linh hoạt sắp xếp thời khóa biểu cho trẻ cân bằng giữa các hoạt động học tập, vui chơi, tập luyện thể thao, nghỉ ngơi hợp lý.
Loại bỏ các thói quen sinh hoạt gây hại cho sức khỏe
Lười vận động, uống ít nước, yêu thích các thức ăn nhanh, nước ngọt có gas, bia rượu, ngủ trễ… Đây được xem là những thói quen tiềm ẩn những nguy hại cho sức khỏe đặc biệt là chiều cao. Cha mẹ cần giải thích và hướng dẫn cho trẻ những tác hại và cách thức để thay đổi, tạo những thói quen tích cực, có lợi cho sức khỏe.
Rèn luyện thói quen lành mạnh cho trẻ với việc đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ
Tạo cho con môi trường sống lành mạnh từ thể chất đến tinh thần
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, vận động và các thói quen sinh hoạt, một môi trường sống thoải mái, năng lượng tích cực, hạn chế những áp lực, căng thẳng…
Theo dõi sức khoẻ tổng thể của con định kỳ
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng loãng xương và điều chỉnh biện pháp điều trị phù hợp tại các bệnh viện chuyên khoa. Ghi chép nhật ký dinh dưỡng và hoạt động của trẻ có thể giúp theo dõi lượng canxi và vitamin D trẻ nạp vào cơ thể, cũng như lượng vận động của trẻ.
Có thể thấy, loãng xương là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể của trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì. Để hạn chế những tác hại và nuôi dưỡng xương chắc khỏe, bứt tốc chiều cao cha mẹ cần lưu ý những biện pháp cải thiện khoa học và phù hợp với thể trạng của trẻ.