Nhảy dây mang đến những tác dụng gì cho sức khỏe?
Nhảy dây được xem là bộ môn thể thao với các thức tập luyện đơn giản với dụng cụ chỉ gồm 1 dây nhảy có chiều dài từ 1-2m.
Các động tác bật nhảy hỗ trợ các mô xương kéo giãn liên tục
Theo các chuyên gia, lợi ích về sức khỏe đặc biệt là chiều cao khi nhảy dây có thể liệt kê sau đây:
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Nhảy dây giúp cải thiện chức năng tim mạch, tăng cường sức khỏe của tim và phổi. Bật nhảy giúp tim hoạt động hiệu quả hơn, bơm máu tốt hơn đến các cơ quan trong cơ thể, cải thiện chức năng lưu thông máu và vận chuyển các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bộ môn này còn hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp, đột quỵ…
Giảm cân và đốt cháy calo
Theo ước tính, bạn có thể đốt cháy tới 100 calo mỗi phút khi nhảy dây giúp giảm mỡ thừa, đặc biệt là mỡ bụng, giúp cơ thể săn chắc và thon gọn. Nhờ vào việc tập luyện kiên trì từ 30 - 45 phút mỗi ngày giúp bạn duy trì vóc dáng chuẩn, thon gọn hạn chế tình trạng tích lũy mỡ thừa.
Gia tăng tính linh hoạt và sức bền
Nhảy dây giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ bắp ở chân, tay, hông, vai và bụng. Bài tập này giúp cải thiện độ dẻo dai và sự linh hoạt của cơ thể. Đồng thời, các động tác này còn giúp bạn dễ dàng nâng cao sức bền và tốc độ tập luyện, hạn chế các chấn thương, té ngã.
Cân bằng tư thế thăng bằng
Nhảy dây giúp cải thiện sự phối hợp giữa các bộ phận cơ thể và tăng cường khả năng thăng bằng. Các động tác bật nhảy, đáp đất , chuyên chân liên tục qua dây giúp bạn tăng tính linh hoạt hơn và giảm nguy cơ té ngã.
Tăng cường sức khỏe xương khớp
Nhảy dây giúp tăng mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương. Đồng thời, bài tập này giúp làm chắc khỏe khớp và dây chằng, giảm nguy cơ chấn thương khớp.
Cải thiện tâm trạng và giảm stress
Nhảy dây giúp giải phóng endorphin, hormone tạo cảm giác vui vẻ và giảm stress. Hơn hết, sau quá trình tập luyện có giúp bạn cải thiện tâm trạng và kích thích hormone hưng phấn, sảng khoái, tràn đầy năng lượng.
Các động tác tập luyện kích thích hormone hưng phấn, giảm thiểu trạng thái căng thẳng, áp lực
Ngoài các lợi ích chính ở trên, nhảy dây còn hỗ trợ cho bạn cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ giấc ngủ ngon, kích thích hormone hưng phấn, giảm thiểu áp lực, rất tốt cho sức khỏe làn da, đốt cháy calo dư thừa…
Nhảy dây có giúp tăng chiều cao không?
Tăng cường lưu thông máu, kích thích sản sinh hormone tăng trưởng (GH) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển chiều cao là một trong những tác dụng có lợi từ việc nhảy dây. Khi nhảy dây, cơ thể được kéo giãn, đặc biệt là phần cột sống, giúp tăng khoảng cách giữa các đốt sống, góp phần tăng chiều cao. Ngoài ra, nhảy dây giúp tăng mật độ xương, làm cho xương chắc khỏe hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển chiều cao.
Hơn hết, trong quá trình nhảy dây việc vận động liên tục giúp cơ thể đốt cháy hàm lượng calo dư thừa thông qua việc bài tiết mồ hôi. Nhờ vào việc tập luyện thường xuyên mỗi ngày từ 15-45 phút giúp cho cơ thể trở nên thon gọn, giảm trọng lượng cơ thể đè nén lên cột sống. Điều này giúp các mô xương có không gian được phát triển và kéo giãn hiệu quả.
Để tối ưu hiệu quả tăng trưởng, bạn cần kết hợp nhảy dây với một vài bài tập, bộ môn thể thao khác hỗ trợ bứt tốc chiều cao. Chẳng hạn như bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, bật nhảy cao, chạy bộ, đạp xe… Bên cạnh đó, việc bổ sung chế độ dinh dưỡng đa dạng với nhiều nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe và chiều cao như rau củ quả, các loại thịt động vật, hải sản, ngũ cốc, các loại đậu hoặc các loại thực phẩm chức năng.
Đối tượng nào nhảy dây phát triển chiều cao?
Nhảy dây phù hợp nhiều nhóm đối tượng ở mọi độ tuổi và giới tính. Với các trẻ em (giai đoạn tiền dậy thì) đây là giai đoạn quan trọng nhất để phát triển chiều cao, khi các mô sụn chưa đóng lại hoàn toàn. Nhảy dây giúp kích thích sản sinh hormone tăng trưởng, kéo giãn cột sống và tăng cường sức khỏe xương khớp, từ đó hỗ trợ phát triển chiều cao hiệu quả.
Nhảy dây phù hợp với nhiều nhóm đối tượng cải thiện sức khỏe tổng thể
Nhảy dây mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho nhóm đối tượng thanh thiếu niên giúp hỗ trợ gia tăng sức bền, kích thích tốc độ tăng trưởng, kéo giãn các mô xương. Kết hợp thêm với chế độ dinh dưỡng, vận động cùng các thói quen sinh hoạt khoa học hợp lý.
Cuối cùng, nhóm người trưởng thành việc tập luyện nhảy dây cũng hỗ trợ gia tăng mật độ khoáng xương. Trong giai đoạn này, chiều cao vẫn có thể tiếp tục gia tăng tuy nhiên số cm không đáng kể chỉ từ 1-3cm. Tuy nhiên, việc tập luyện nhảy dây sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời khác như nâng cao sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp, giảm cân hiệu quả, hạn chế tình trạng loãng xương, gãy xương.
Nhảy dây như thế nào để cải thiện chiều cao chiều quả?
Để tối ưu hiệu quả cải thiện chiều cao thông qua việc nhảy dây bạn cần chuẩn bị và thực hiện các thao tác tập luyện đúng cách.
Vật dụng cần chuẩn bị
Trước khi tập luyện, bạn nên chọn dây nhảy có kích thước phù hợp với chiều cao của bạn. Để chọn đúng dây nhảy, bạn có thể thử tay cầm hai đầu dây nhảy sao cho chiều dài dây từ tay xuống chân vừa bằng chiều cao của phần nách. Bên cạnh dụng cụ nhảy dây, bạn cũng cần trang bị một bộ đồ thích hợp với chất liệu co giãn, thấm hút mồ hôi dễ dàng vận động và tập luyện. Ngoài ra, hãy lựa chọn một không gian tập luyện rộng rãi, thoải mái, bằng phẳng không có nhiều chướng ngại vật.
Trang bị các vật dụng và trang phục phù hợp để tối ưu hiệu quả
Khởi động
Cũng như nhiều bộ môn thể thao khác, để nhảy dây hiệu quả, kéo dài thời gian tập luyện bạn cần phải khởi động kỹ các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông và vai trong 5-10 phút để làm nóng cơ thể và tránh chấn thương. Lưu ý bổ sung cho cơ thể đầy đủ lượng nước, tiếp thêm năng lượng với các món ăn nhẹ như sinh tố, trái cây.
Kỹ thuật nhảy
Nhảy dây với tư thế chuẩn, bạn cần đứng thẳng lưng với hai chân dang rộng bằng vai, mũi chân hướng về phía trước, đầu gối hơi cong. Nhảy bằng mũi chân, bật cao vừa đủ, khi tiếp đất hai chân lại sát nhau. Nhìn thẳng về phía trước, giữ cho cơ thể thoải mái, nhịp nhàng theo nhịp dây.
Bên cạnh cách nhảy truyền thống, bạn cũng có thể kết hợp các kiểu nhảy khác nhau như nhảy 1 chân, nhảy 2 chân xen kẽ, nhảy xoay người, nhảy đôi…
Thời gian tập luyện
Buổi sáng hoặc buổi chiều tối sau khi ăn từ 1-2 tiếng là thời gian nhảy dây lý tưởng. Khi khởi đầu, bạn nên tập luyện mỗi lần nhảy từ 5-10 phút, và mỗi tuần tập luyện từ 3-4 lần. Đối với các bạn đã quen với việc tập luyện và có kỹ thuật nhảy dây chuyên nghiệp có thể nâng cao tần suất tập luyện và độ khó từ 15-20 phút và từ 5-6 lần/tuần. Bạn hãy chú lắng nghe cơ thể, nếu cảm thấy quá mệt mỏi, mất sức bạn nên dừng lại nghỉ ngơi giữa các buổi tập hoặc dừng tập cho đến khi sức khỏe hồi phục hoàn toàn. Hãy kiên trì tập luyện và kiên nhẫn trong quá trình tập luyện, điều này sẽ giúp bạn tối ưu hiệu quả phát triển chiều cao.
Chú trọng các yếu tố cải thiện chiều cao khác
Nếu chỉ chăm chú về việc tập luyện, việc gia tăng chiều cao sẽ khó đạt hiệu quả tốt nhất nếu không kết hợp với các yếu tố quan trọng về dinh dưỡng, giấc ngủ, thói quen sinh hoạt… Đầu tiên, hãy cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là canxi, vitamin D và protein để hỗ trợ phát triển chiều cao. Hạn chế hấp thụ các món ăn nhiều dầu mỡ, gia vị, khiến cho cân nặng gia tăng nhanh chóng, gây áp lực lên cột sống và gia tăng nguy cơ thấp lùn do cơ thể béo phì, thừa cân.
Thức ăn nhanh, dầu mỡ, nhiều gia vị khiến cơ thể gia tăng quá trình tích tụ mỡ thừa
Hãy kết hợp tập luyện các bài tập và bộ môn thể thao khác giúp tối ưu tiềm năng tăng trưởng, kích thích hormone tăng trưởng như bóng rổ, bơi lội… để tăng cường sức khỏe tổng thể và hỗ trợ phát triển chiều cao hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học như đảm bảo chất lượng và thời lượng giấc ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày. Lưu ý không sử dụng các chất kích thích, chất cấm, sử dụng liên tục các thiết bị điện tử…
Nhảy dây cần nắm những lưu ý gì để hỗ trợ phát triển chiều cao?
Để tối ưu hiệu quả của việc nhảy dây, bạn có thể xem xét những lưu ý ngay sau đây:
- Chọn một chiếc dây nhảy phù hợp với chiều cao và trình độ của bạn, dây quá dài hoặc quá ngắn đều có thể làm giảm hiệu quả, khiến bạn dễ té ngã trong quá trình tập luyện.
- Đảm bảo bạn nhảy đúng kỹ thuật, với cả hai chân đều nhảy và đôi chân hơi uốn lên ở mỗi lần nhảy. Điều này giúp tránh gây tổn thương cho các khớp và cơ bắp.
- Nếu bạn mới bắt đầu, bắt đầu với những buổi tập ngắn và nhẹ dần lên. Lắng nghe các biểu hiện cơ thể không nên tập luyện quá sức.
- Khi bạn cảm thấy thoải mái với mức độ tập luyện hiện tại, hãy tăng dần cường độ hoặc thời lượng của buổi tập.
- Kết hợp nhảy dây với các bài tập khác như plank, hít xà đơn, bật nhảy cao… để tăng cường hiệu quả tập luyện.
- Khi nhảy dây, cố gắng tập trung vào việc duy trì kỹ thuật đúng và đếm số lần nhảy. Điều này có thể giúp kích thích não bộ và cải thiện tư duy.
- Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng giúp bồi bổ cho cơ thể, đặc biệt là xương khớp.
- Kiên trì tập luyện theo kế hoạch định kỳ giúp cơ thể quen dần với tần suất tập luyện, gia tăng sức bền, cải thiện tâm lý, kiểm soát cân nặng thể lực và sức khỏe miễn dịch.
- Đối với những người gặp phải chấn thương, bạn cần điều trị và phục hoàn thiện trước khi bước vào luyện tập để hạn chế các chấn thương nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Tóm lại, nhảy dây được xem là một trong những bài tập thể thao, phương thức cải thiện dáng vóc hiệu quả và an toàn. Việc luyện tập kết hợp với các yếu tố khách quan và chủ quan, có thể giúp bạn gia tăng hiệu quả bứt tốc chiều cao vượt bậc.