Trị mụn ở mũi có khó không?
Mụn ở mũi là gì?
Mụn có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như trán, mũi, hai má, cằm, cổ, ngực, lưng, mông… Mụn ở mũi là tình trạng các nốt mụn mọc lên xung quanh vùng mũi. Tùy vào tình trạng mụn, cơ địa da, nguyên nhân gây mụn mà vùng da mụn có thể bị nặng hay nhẹ. Mụn ở mũi rất phổ biến, có thể chịu tác động bởi các tác nhân đến từ môi trường, chất lượng vệ sinh hoặc từ bất kỳ lý do nào liên quan đến sức khỏe.
Dấu hiệu nổi mụn ở mũi
Tùy vào cơ địa da, nguyên nhân gây mụn ở mũi mà dấu hiệu nổi mụn có thể khác nhau ở mỗi người. Một số biểu hiện mụn thường gặp ở mũi như:
- Nổi mẩn đỏ ở mũi.
- Ngứa nhẹ vùng mũi.
- Da mũi sần sùi.
- Mụn li ti và có thể cảm nhận được khi sờ vào da mũi.
- Xuất hiện các vết mụn nước nhỏ.
Mụn ở mũi nguyên nhân do đâu?
Thay đổi nội tiết tố
Phụ nữ mang thai, trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc trẻ đang trong độ tuổi dậy thì có sự thay đổi về hệ thống nội tiết tố. Sự mất cân bằng nội tiết tố khiến quá trình trao đổi chất của da cũng bị ảnh hưởng, kéo theo các phản ứng trên da, điển hình là mụn.
Vệ sinh thiếu sạch sẽ
Da thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn có trong không khí, vải vóc, khẩu trang… Cần vệ sinh da hằng ngày để loại bỏ chất bẩn, làm sạch lỗ chân lông. Tuy nhiên nếu quy trình vệ sinh da thiếu đảm bảo sẽ khiến bụi bẩn tích tụ, da tiết nhờn nhiều làm tắc lỗ chân lông, kéo theo mụn xuất hiện.
Căng thẳng kéo dài
Một số trường hợp mọc mụn ở mũi do tâm lý căng thẳng, thần kinh bị ảnh hưởng, thức khuya dài ngày. Hệ thần kinh chịu tác động tiêu cực dễ kéo theo hiện tượng đổ mồ hôi nhanh và nhiều, kéo theo bã nhờn hoạt động mạnh, da dễ bị bí tắc nang lông gây ra mụn.
Lý do sức khỏe
Mỗi vị trí mọc mụn có thể cũng là biểu hiện của bệnh lý như rối loạn chức năng gan, hệ tiêu hóa có vấn đề, huyết áp cao, viêm nhiễm niêm mạc… Ngoài ra, nếu di truyền trong gia đình cũng thường có mụn ở mũi thì bạn cũng có thể dễ mọc mụn mũi hơn bình thường.
Dị ứng mỹ phẩm
Những người thường xuyên trang điểm nhưng tẩy trang không sạch, thành phần mỹ phẩm còn dính trên da mũi khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn gây ra mụn. Một số loại mỹ phẩm không phù hợp với da cũng làm da bị kích ứng, biểu hiện nổi bật nhất là nổi mụn.
Mỹ phẩm thiếu chất lượng có thể là nguyên nhân gây mụn
Yếu tố nào làm mụn ở mũi mọc nhiều?
Da của chúng ta luôn có dầu trong lỗ chân lông và tế bào da chết với hàm lượng cho phép. Việc loại bỏ tế bào chết và làm sạch phần dầu thừa trên da giúp da sản sinh các tế bào mới khỏe mạnh, phần dầu còn lại giúp giữ ẩm da. Trường hợp vùng da như ở mũi có quá nhiều dầu nhờn và tế bào chết, lỗ chân lông sẽ bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho mụn sinh sôi.
Mụn ở mũi thường là những loại mụn nào?
Mụn có thể xuất hiện ở mũi dưới nhiều dạng khác nhau như mụn trứng cá, mụn bọc, mụn đầu đen, mụn cám… Trong đó mụn đầu đen được xem là tình trạng phổ biến nhất mọc ở vị trí da mũi. Tùy vào nguyên nhân gây mụn mà bạn có thể đối mặt với các loại mụn khác nhau. Nhận biết chính xác được loại mụn giúp bạn dễ dàng chọn lựa phương pháp trị mụn phù hợp và hiệu quả.
Mụn ở mũi có dễ trị hay không?
Mụn dễ trị hay không còn phụ thuộc vào tình trạng mụn, loại mụn và cơ địa da của mỗi người. Phần mũi là vị trí trung tâm của mặt, dễ tiếp xúc nhất với các tác nhân gây hại từ môi trường nên đòi hỏi phương pháp trị mụn hiệu quả mới loại bỏ mụn dứt điểm được. Để quá trình trị mụn ở mũi diễn ra nhanh chóng, hoàn thiện, bạn cần áp dụng cách trị mụn phù hợp, kiên trì thực hiện đều đặn.
Cách trị mụn ở mũi nào hiệu quả hiện nay
Trị mụn ở mũi bằng yến mạch
Yến mạch vừa có tác dụng trị mụn, vừa đóng vai trò như hỗn hợp tẩy tế bào chết cho mũi. Da mũi được loại bỏ da chết sẽ thông thoáng hơn, ngăn ngừa mụn quay trở lại. Ngoài ra, sử dụng bột yến mạch để chăm sóc da còn mang đến hiệu quả làm mềm da, dịu da sau mụn, tăng cường độ trắng sáng. Dùng yến mạch để trị mụn trứng cá như sau:
- Trộn 2 thìa bột yến mạch với 1 thìa mật ong được hỗn hợp sánh mịn.
- Đắp hỗn hợp lên vùng da mụn ở mũi và thư giãn trong khoảng 15 - 20 phút rồi rửa mặt với nước sạch.
- Nên massage nhẹ nhàng khoảng 2 - 3 phút để các tinh chất thẩm thấu vào da tốt hơn.
Bột yến mạch trị mụn và dưỡng trắng da rất tốt
Trị mụn ở mũi bằng chanh tươi
Chanh tươi giàu axit tự nhiên và vitamin C giúp kháng khuẩn và làm sạch da mà vẫn đảm bảo an toàn cho da. Đặc biệt trong trường hợp mũi xuất hiện mụn đầu đen, bạn có thể áp dụng phương pháp này để điều trị hiệu quả. Acid citric có trong chanh cũng có tác dụng se khít lỗ chân lông và ngăn mụn quay trở lại. Cách trị mụn bằng chanh rất đơn giản:
- Vắt 1 quả chanh tươi lấy nước cốt.
- Sau khi rửa mặt bằng nước ấm, bạn dùng bông tẩy trang thấm nước cốt chanh và thoa hoặc đắp lên phần da mụn ở mũi.
- Nếu da bạn bị châm chích nhẹ, bạn có thể pha nước cốt chanh với 1 thìa nước lọc để giảm độ axit.
- Sau 5 - 10 phút bạn rửa mặt với nước sạch, lưu ý không nên để chanh trên mặt quá lâu sẽ gây kích ứng da.
Trị mụn ở mũi bằng muối và kem đánh răng
Sát khuẩn da mũi bằng muối, kết hợp kem đánh răng giúp bạn làm sạch sâu trong da và loại bỏ mụn nhanh chóng. Bạn nên chọn loại kem đánh răng thông thường, không có nhiều phụ liệu như bạc hà, các loại hương vị… Muối có thể chọn loại muối ăn tinh khiết. Cách làm như sau:
- Trộn 1 thìa cafe kem đánh răng với 2 thìa muối.
- Dùng bàn chải đánh răng loại có lông chải mềm, nhúng qua nước rồi nhúng vào hỗn hợp muối + kem đánh răng.
- Cho hỗn hợp lên vùng mũi và chải nhẹ từ trong ra ngoài hoặc theo chiều kim đồng hồ.
- Sau 5 phút bạn quết thêm 1 lớp hỗn hợp và tiếp tục chải nhẹ trong 5 phút rồi để nguyên trên mặt thêm 10 phút.
- Rửa mặt lại với nước sạch và thực hiện 1 - 2 lần/tuần.
Trị mụn ở mũi bằng nha đam
Nha đam có tính kháng viêm, kháng khuẩn, làm mềm và dịu da, thường xuất hiện trong nhiều sản phẩm trị mụn. Cách trị mụn ở mũi bằng nha đam được thực hiện qua các bước:
- Lọc phần ruột nha đam trộn với 1 thìa mật ong.
- Thoa hỗn hợp lên vùng da mụn ở mũi và massage nhẹ nhàng.
- Sau 15 - 20 phút bạn rửa mặt với nước sạch.
- Nếu không hợp với mật ong, bạn có thể thoa trực tiếp nha đam lên mặt cũng mang lại tác dụng trị mụn tương tự.
Nha đam trị mụn và làm dịu da nhanh chóng
Trị mụn ở mũi bằng bột gạo + sữa chua
Sữa chua và bột gạo là 2 nguyên liệu dưỡng da quen thuộc vừa giúp làm sạch da để trị mụn, vừa dưỡng trắng da hiệu quả. Cách đắp mặt nạ bột gạo sữa chua trị mụn ở mũi như sau:
- Trộn 2 thìa bột gạo cùng 1/2 hộp sữa chua không đường để 2 nguyên liệu quyện vào nhau đồng nhất.
- Thoa hỗn hợp này lên da mặt, massage nhẹ nhàng ở vùng da mũi có mụn.
- Sau 15 - 20 phút thư giãn để các tinh chất thẩm thấu vào da, loại bỏ mụn, bạn rửa lại mặt với nước lạnh để se khít lỗ chân lông.
Trị mụn ở mũi bằng lòng trắng trứng gà
Lòng trắng trứng gà có hàm lượng vitamin A, B, collagen giúp làm mờ vết thâm, dưỡng ẩm da và là nguyên liệu trị mụn đầu đen ở mũi cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể đắp mặt nạ lòng trắng trứng hoặc trộn chúng với các nguyên liệu khác như mật ong, sữa chua, chanh tươi… để tạo hỗn hợp thoa mặt cũng trị mụn nhanh chóng. Sau khi đắp lòng trắng trứng, bạn nhớ rửa mặt sạch, tránh để còn vương trên mặt sẽ gây mùi tanh khó chịu.
Trị mụn ở mũi bằng baking soda
Baking soda không chỉ là nguyên liệu làm bánh mà còn có tác dụng tẩy tế bào chết, cân bằng độ pH cho da. Baking soda kiểm soát tuyến nhờn khá tốt, có khả năng trị mụn đầu đen hiệu quả với cách làm như sau:
- Bạn trộn baking soda với nước ấm để cho ra hỗn hợp sệt sánh mịn.
- Thoa hỗn hợp này lên vùng mũi đang bị mụn, có thể massage hoặc không.
- Sau 10 phút thư giãn, bạn rửa mặt sạch với nước lạnh.
Trị mụn ở mũi bằng mật ong
Mật ong có tính diệt khuẩn, làm mềm da và dưỡng ẩm cho da. Sử dụng mật ong bôi mặt để trị mụn giúp bạn loại bỏ mụn và cũng chăm sóc da sau mụn, tránh để lại sẹo thâm hoặc sần sùi da. Các bước trị mụn bằng mật ong như sau:
- Thoa mật ong nguyên chất lên vùng mũi, hoặc có thể trộn mật ong cùng chanh tươi, sữa chua để tạo hỗn hợp mặt nạ cũng hiệu quả.
- Massage nhẹ vùng mũi để thấm đều sâu bên trong da, giúp loại bỏ mụn.
- Sau 15 phút thì bạn rửa sạch mặt với nước lạnh để se khít lỗ chân lông ngay.
Chăm sóc da mụn bằng mật ong giúp kháng khuẩn, mềm da
Trị mụn ở mũi bằng cách xông hơi
Một cách khác giúp giảm bớt tình trạng mụn ở mũi là xông hơi mặt, hoặc xông hơi vùng mũi. Bạn pha nước xông với nước nóng, vắt 1 - 2 quả chanh vào và bỏ lát chanh vào luôn, thêm 1 - 2 cây sả vào. Nếu chỉ muốn xông hơi vùng mũi bị mụn, bạn cho sử dụng một tờ bìa cứng tạo hình phễu, đặt miệng phễu vừa bằng mũi. Xông mũi trong khoảng 10 - 15 phút, hoặc đến khi nước dần nguội thì ngưng. Sau khi xông, lỗ chân lông nở ra, đồng thời một số mụn cũng rời ra khỏi bề mặt da nên bạn cần lau mũi bằng bông tẩy trang hoặc khăn sạch.
Trị mụn ở mũi bằng nghệ
Mặt nạ nghệ không còn xa lạ với các “tín đồ” dưỡng da. Sở dĩ do curcumin trong nghệ có khả năng chữa lành vết thương, giúp loại bỏ mụn và đồng thời chăm sóc da sau mụn, ngăn vết thâm, sẹo… Bạn có thể tự làm mặt nạ trị mụn với nghệ như sau:
- Trộn tinh bột nghệ với nước ấm sao cho thu được hỗn hợp sệt sệt.
- Thoa hỗn hợp nghệ lên vùng mũi và để mặt thư giãn trong khoảng 15 - 20 phút.
- Rửa lại mặt với nước sạch và sử dụng tiếp các sản phẩm dưỡng ẩm da.
Trị mụn ở mũi cần lưu ý những gì?
- Luôn rửa sạch mặt trước khi sử dụng các sản phẩm trị mụn.
- Chọn sản phẩm trị mụn ở mũi phù hợp với loại da và tình trạng mụn.
- Thực hiện quy trình đều đặn hằng ngày đến khi loại bỏ toàn bộ mụn ở mũi.
- Giữ vệ sinh da sạch sẽ, tẩy trang hằng ngày để tránh tích tụ thêm bụi bẩn vào phần mụn có sẵn.
- Tránh tự ý cạy, bóp, nặn mụn sẽ dễ bị viêm nhiễm, làm tình trạng mụn nặng hơn.
- Ăn uống lành mạnh hơn và tránh căng thẳng kéo dài.
Cách ngừa mụn ở mũi nào hiệu quả?
- Tẩy tế bào chết định kỳ: Tế bào da chết cần được loại bỏ để nhường chỗ cho da mới hình thành. Bạn ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông bằng cách tẩy tế bào chết 1 - 2 lần/tuần.
- Gội đầu thường xuyên: Tóc rất dễ vương trên mặt, khả năng tiếp xúc tóc với da mũi là rất thường xuyên. Tóc dơ mang theo nhiều bụi bẩn từ môi trường, khi cọ xát với mũi khiến vi khuẩn xâm nhập vào da. Do đó, bạn cần gội đầu thường xuyên để tóc luôn sạch.
- Vệ sinh sạch sẽ: Sau một ngày dài, da phải tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, chắc chắn sẽ bám nhiều bụi bẩn. Bạn cần tẩy trang, rửa mặt hằng ngày để loại bỏ chất bẩn ra khỏi da, ngăn không cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
Vệ sinh da thường xuyên để ngăn vi khuẩn xâm nhập
- Chọn mỹ phẩm chất lượng: Các loại mỹ phẩm uy tín, thành phần an toàn cho da, phù hợp với loại da sẽ giúp bạn bảo vệ da tốt hơn. Bạn tránh sử dụng mỹ phẩm rẻ tiền có thành phần gây hại cho da khiến da bị kích ứng lên mụn.
- Thấm mồ hôi mặt thường xuyên: Mồ hôi đọng trên da mũi quá lâu sẽ gây bí tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện mụn phát triển. Do đó, nếu cảm thấy trên mặt có mồ hôi, bạn cần thấm khô ngay.
- Tránh chạm tay vào mũi: Tay của chúng ta cầm nắm rất nhiều thứ trong ngày, nếu bạn có ý định đưa tay lên mũi, hãy đảm bảo tay vừa được rửa sạch. Vi khuẩn bám trên ngón tay cũng gây ảnh hưởng đến da khiến mụn dễ dàng mọc lên.
- Sinh hoạt lành mạnh: Thói quen ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng giúp quá trình trao đổi chất ở da diễn ra đúng chuẩn. Bạn cũng cần chăm sóc giấc ngủ mỗi ngày, đảm bảo luôn ngủ đúng giờ và đủ giấc, hạn chế tối đa căng thẳng, mệt mỏi.
Mụn ở mũi khiến nhiều chị em phụ nữ tự ti do nhan sắc bị ảnh hưởng. Loại bỏ mụn nhanh chóng với các phương pháp tự nhiên đang được nhiều chị em áp dụng. Tuy nhiên, đừng quên xác định loại mụn bạn gặp phải, loại da, tình trạng nặng - nhẹ của mụn để tìm sản phẩm trị mụn phù hợp. Hãy tìm đến chuyên gia da liễu nếu tình trạng nặng hơn và luôn áp dụng thói quen sinh hoạt, vệ sinh cá nhân sạch sẽ để ngăn ngừa mụn.
FAQs