Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng đến phát triển chiều cao của trẻ sơ sinh
Quá trình phát triển chiều cao của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Suy dinh dưỡng khiến trẻ sơ sinh bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển xương, dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao.
Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ thấp bé và nhẹ cân hơn so với chuẩn do thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu. Nguyên nhân suy dinh dưỡng thường do chế độ ăn nghèo dinh dưỡng hoặc cơ thể trẻ gặp các vấn đề về hấp thu dinh dưỡng. Trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời cũng có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng.
Trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chiều cao
Suy dinh dưỡng gây ra nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ và sự tăng trưởng của trẻ. Nếu trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng, có thể tác động nghiêm trọng đến sự phát triển chiều cao như sau:
- Suy dinh dưỡng cấp tính: Đây là tình trạng cơ thể trẻ bị thiếu hụt năng lượng và đạm so với nhu cầu theo độ tuổi trong thời gian ngắn khiến trẻ sơ sinh không tăng cân hoặc sụt cân, chiều cao vẫn tăng nhưng chậm. Hiện tại, chiều cao của trẻ vẫn trong ngưỡng chuẩn nhưng nếu không khắc phục sẽ dẫn đến chiều cao thấp hơn so với chuẩn trong thời gian tới.
- Suy dinh dưỡng cấp tính còn có dạng thể phù do thiếu protid. Tay chân của trẻ bị sưng phù, ấn vào thấy lõm. Chi bẹn mông thường có các nốt đỏ. Nhìn qua có vẻ bình thường nhưng trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù có sức khoẻ yếu và đang gặp phải nhiều vấn đề ở hệ tiêu hoá, xương khớp, miễn dịch.
- Suy dinh dưỡng mãn tính: Dạng suy dinh dưỡng này là suy dinh dưỡng đã kéo dài lâu, cả chiều cao và cân nặng của trẻ đều thấp hơn -2SD. Suy dinh dưỡng mãn tính gây chậm tăng trưởng chiều cao kéo dài, trẻ có thể thấp còi khi lớn lên và dưới chuẩn chiều cao khi trưởng thành. Bên cạnh việc cao dưới chuẩn, nặng dưới chuẩn, trẻ còn đang đối mặt với nhiều vấn đề sức khoẻ khác như miễn dịch kém, hay ốm vặt, chậm phát triển kỹ năng vận động và trí tuệ hơn so với tháng tuổi. Dạng suy dinh dưỡng này rất nguy hiểm và cần được can thiệp càng sớm càng tốt.
- Ảnh hưởng đến mật độ xương: Suy dinh dưỡng khiến xương trẻ yếu, dễ gãy. Xương muốn chắc khoẻ và tăng trưởng tốt cần phải được bổ sung đủ canxi, vitamin D, protein, kẽm cùng nhiều thành phần thiết yếu khác. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi và nhẹ cân, chắc chắn xương cũng không được bổ sung đủ nhu cầu các dưỡng chất này. Mật độ xương thấp làm xương chậm phát triển, mềm, dễ gãy, còi xương.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ảnh hưởng của suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến chiều cao là không phải bàn cãi. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của suy dinh dưỡng đến chiều cao như thế nào thì các bạn cần căn cứ vào những yếu tố sau:
- Mức độ suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng nặng sẽ ảnh hưởng đến chiều cao hơn suy dinh dưỡng nhẹ. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính, mức độ tác động tiêu cực đến chiều cao sẽ ít hơn so với những bé đang bị suy dinh dưỡng mãn tính.
Mức độ suy dinh dưỡng nặng hay nhẹ sẽ quyết định ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao như thế nào
- Thời điểm bị suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời (0-2 tuổi) ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến chiều cao so với giai đoạn sau. Do 2 năm đầu đời là thời điểm chiều cao tăng trưởng mạnh mẽ. Trẻ có thể cao thêm đến 25cm trong năm đầu tiên và khoảng 10cm trong năm tiếp theo. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng giai đoạn đầu đời khiến chiều cao không tăng trưởng đạt chuẩn, chiều cao của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều và khó bắt kịp các bé bình thường.
- Yếu tố di truyền: Một số trẻ có di truyền thấp bé, khi bị suy dinh dưỡng sẽ càng dễ bị ảnh hưởng chiều cao hơn. Gen di truyền có thể tác động khoảng 23% sự tăng trưởng chiều cao, trong khi yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng 32%. Nếu trẻ vừa có di truyền thấp, vừa bị suy dinh dưỡng, trẻ đã mất 55% cơ hội đạt chuẩn chiều cao. Chiều cao cuối cùng mà trẻ đạt được khi trưởng thành sẽ thấp hơn so với chuẩn khá nhiều.
- Các yếu tố môi trường: Môi trường sống, điều kiện vệ sinh, chăm sóc sức khỏe cũng ảnh hưởng đến mức độ ảnh hưởng của suy dinh dưỡng. Trẻ bị suy dinh dưỡng, cộng hưởng với môi trường sống không đảm bảo, cách chăm sóc sức khỏe không phù hợp, tình trạng suy dinh dưỡng sẽ không được cải thiện. Mặt khác, môi trường sống không lành mạnh cũng gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe, khiến chiều cao chậm phát triển hơn.
Giải pháp phòng ngừa và khắc phục suy dinh dưỡng, thúc đẩy phát triển chiều cao cho trẻ sơ sinh
Để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh, cải thiện chiều cao nhanh chóng, trong quá trình chăm sóc trẻ hằng ngày, cha mẹ nên chú ý một số điểm quan trọng sau đây:
Cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng
Suy dinh dưỡng xảy ra khi chế độ ăn uống không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Do đó, muốn khắc phục suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh, cần bắt đầu từ cải thiện thực đơn dinh dưỡng cho trẻ.
Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa là thức ăn duy nhất mà trẻ có thể tiêu thụ được. Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Với những bà mẹ có cơ địa ít sữa hoặc không có sữa, có thể thay thế bằng sữa công thức, chọn loại sữa uy tín, dinh dưỡng cao cho trẻ sử dụng.
Khi trẻ đủ 6 tháng (180 ngày), trẻ có thể ăn dặm bằng cháo xay và dần dần tăng độ thô, đa dạng thực phẩm như thịt, cá, trứng, rau xanh, trái cây… cho bé để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
Từ 6 tháng tuổi trở đi nên cho trẻ ăn dặm với thực đơn phù hợp
Chế độ ăn uống hằng ngày phải cung cấp đủ các chất dinh dưỡng quan trọng với hệ xương và chiều cao của trẻ như đạm, canxi, vitamin D, kẽm, sắt… Một số thực phẩm có lợi cho chiều cao, có thể dùng làm thực phẩm cho các bữa ăn hằng ngày của trẻ như: Sữa chua, phô mai, cá hồi, trứng, thịt gà, rau màu xanh đậm, chuối, táo, nho…
Nếu cha mẹ gặp khó khăn trong việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho con, các bạn có thể liên hệ chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn dinh dưỡng chi tiết.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ
Nên theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho trẻ kỹ lưỡng. Theo lịch tiêm chủng do Bộ Y tế khuyến cáo, thực hiện tiêm chủng đầy đủ để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm. Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ hằng ngày bằng các sản phẩm dịu nhẹ để trẻ thoải mái và phòng ngừa bệnh tật. Định kỳ hàng tháng hoặc 3 tháng 1 lần, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ, đo chiều cao và cân nặng để đánh giá tốc độ phát triển của trẻ, tình trạng suy dinh dưỡng đã được cải thiện ra sao để có phương án chăm sóc dinh dưỡng phù hợp.
Đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe thường xuyên và tiêm phòng đúng hẹn
Tạo môi trường sống an toàn, vui vẻ cho trẻ
Trong phạm vi điều kiện của mình, cha mẹ nên chú ý xây dựng cho trẻ một môi trường sống trong lành, an toàn, lành mạnh cho trẻ. Nên cho trẻ ra ngoài vào các khung giờ mát mẻ, dễ chịu để thư giãn, khám phá Thế Giới. Có thể kết hợp đi dạo và tắm nắng để da tự tổng hợp vitamin D, đáp ứng nhu cầu vitamin D cần thiết cho chiều cao.
Cải thiện môi trường sống cho trẻ bao gồm nguồn nước sạch, không khí sạch, không có tiếng ồn khó chịu để trẻ lớn lên khỏe mạnh.
Dành thời gian bên con nhiều nhất có thể trong những năm đầu đời, hướng dẫn cho trẻ những kỹ năng, ngôn ngữ, giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương từ gia đình.
Khuyến khích trẻ vận động, vui chơi
Khi trẻ có kỹ năng vận động tốt, cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ vận động, vui chơi nhiều hơn để thúc đẩy sự phát triển của hệ xương khớp, tăng chất lượng xương. Một số hoạt động phù hợp với trẻ từ 2 tuổi vận động: Lăn bóng, đá bóng, nhảy lò cò, đạp xe 3 bánh, nhảy theo nhạc…
Thời gian vận động cho trẻ nhỏ nên dao động từ 30 - 45 phút hằng ngày. Nên giám sát trẻ thật kỹ trong quá trình vận động để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Khuyến khích bé vận động nhiều hơn để nâng cao sức khoẻ và cải thiện chiều cao
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
Giấc ngủ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển chiều cao cũng như sức khỏe của trẻ. Bạn nên cho con ngủ theo nhu cầu, ngủ sớm hằng ngày.
Nhu cầu giấc ngủ với trẻ nhỏ như sau:
- Dưới 2 tháng tuổi: 18 tiếng/ngày
- Từ 3-5 tháng tuổi: 14-16 tiếng/ngày
- Từ 6 – 8 tháng tuổi: 14 tiếng/ngày
- 9 – 12 tháng tuổi: 12 – 13 tiếng/ngày
- 1-2 tuổi: 11 – 13 tiếng/ngày
- 3-5 tuổi: 10-12 tiếng/ngày
- 6-13 tuổi: 9-11 tiếng/ngày
- 14-17 tuổi: 8-10 tiếng/ngày
Ngoài việc đảm bảo đủ thời gian ngủ trong ngày, thời điểm đi ngủ và chất lượng giấc ngủ cũng vô cùng quan trọng. Nên cho con đi ngủ trước 9h tối, ngủ giấc dài, liền mạch, tránh ngắt quãng. Các yếu tố để con có giấc ngủ ngon gồm phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng, yên tĩnh, nhiệt độ phù hợp. Trước khi con ngủ, cha mẹ có thể hát ru hoặc đọc sách cho trẻ nghe sẽ giúp trẻ dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng sẽ có nguy cơ rất cao bị thấp lùn trong tương lai nếu cha mẹ không kịp thời can thiệp. Do đó, cần chú ý theo dõi sức khoẻ và thể trạng của trẻ thường xuyên, kịp thời nhận biết dấu hiệu suy dinh dưỡng. Từ đó có phương án chăm sóc phù hợp để giúp con tăng trưởng tốt, khỏe mạnh và đạt chuẩn chiều cao.