Quá trình tăng trưởng chiều cao
Chiều cao phát triển liên tục từ trong bào thai đến khoảng 20 tuổi. Trong đó có những thời điểm chiều cao phát triển mạnh như: Giai đoạn mang thai, 3 năm đầu đời và thời kỳ dậy thì.
Tốc độ tăng trưởng trong từng thời kỳ như sau:
- Giai đoạn mang thai: Một đứa trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt trong thời kỳ mang thai có thể chào đời với chiều cao đạt 50cm.
- Giai đoạn 3 năm đầu đời: Trong năm đầu tiên, trẻ có thể phát triển với tốc độ nhanh, tăng thêm đến 25cm. Hai năm tiếp theo, dù tốc độ phát triển đã giảm nhưng vẫn có thể đạt 10cm/năm nếu được chăm sóc đúng cách.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao khác nhau theo từng thời kỳ
Thời kỳ dậy thì: Đây được xem là “cơ hội cuối cùng” để trẻ cải thiện chiều cao nếu chiều cao chưa đạt chuẩn theo độ tuổi. Tuổi dậy thì nằm trong giai đoạn từ 10-18 tuổi. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ sẽ dậy thì vào độ tuổi khác nhau. Trong thời kỳ dậy thì, có 1-2 năm tốc độ phát triển chiều cao có thể đạt từ 8-12cm/năm. Do đó, chỉ trong vài năm, thể trạng của trẻ có sự thay đổi rõ rệt, chiều cao bứt phá mạnh mẽ nếu được bổ sung dinh dưỡng đa dạng, vận động và nghỉ ngơi hợp lý.
Chiều cao sẽ ngừng phát triển từ khoảng 18-20 tuổi. Lúc này, tấm tăng trưởng ở 2 đầu xương đã đóng, xương không còn dài ra được nữa, chiều cao “dậm chân tại chỗ”. Mọi nỗ lực cải thiện chiều cao tự nhiên sau tuổi 20 không còn tác dụng. Những người sở hữu chiều cao khiêm tốn, thấp hơn nhiều so với chuẩn nếu muốn cao lên chỉ có cách thực hiện phẫu thuật kéo dài chân.
Yếu tố ảnh hưởng chiều cao
Sự phát triển chiều cao tự nhiên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, điển hình bao gồm các yếu tố sau:
Di truyền
Có đến hơn 700 gen khác nhau xác định chiều cao. Các gen này ảnh hưởng đến tấm tăng trưởng và sản xuất hormone tăng trưởng. Ước tính, gen di truyền có thể tác động khoảng 23% đến quá trình tăng trưởng chiều cao.
Hormone
Cơ thể sản xuất ra nhiều hormone để điều khiển sự phát triển của hệ xương. Các hormone này bao gồm:
- Hormone tăng trưởng: Được sản xuất bởi tuyến yên và là loại hormone quan trọng nhất để cơ thể phát triển. Một số bệnh lý bẩm sinh có thể gây cản trở tuyến yên sản xuất hormone tăng trưởng, chiều cao sẽ phát triển hạn chế. Thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng tác động đến quá trình sản xuất hormone tăng trưởng của tuyến yên.
- Hormone tuyến giáp: Một số loại hormone do tuyến giáp sản xuất ra cũng tham gia vào quá trình phát triển chiều cao tự nhiên.
- Hormone giới tính: Hormone Testosterone và Estrogen tham gia điều khiển vào quá trình phát triển chiều cao trong giai đoạn dậy thì.
Giới tính
Thông thường, nam có xu hướng cao hơn nữ giới. Điều này do nữ giới dậy thì sớm hơn, quá trình dậy thì kết thúc sớm nên có ít thời gian để phát triển chiều cao hơn so với nam. Mặt khác hormone giới tính nam Testosterone cũng thúc đẩy chiều cao phát triển mạnh hơn.
Nam giới thường cao hơn nữ giới
Dinh dưỡng
Đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ. Thực đơn ăn uống hằng ngày cung cấp nguyên liệu để cơ thể tạo xương mới. Nếu trẻ không được ăn uống đủ chất, thường xuyên ăn các thực phẩm không lành mạnh, chiều cao khó có thể phát triển hết tiềm năng kèm theo nhiều hệ lụy sức khỏe.
Thói quen vận động
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên kích thích quá trình khoáng hóa xương, xương tích lũy khoáng chất tốt hơn nên chắc khỏe hơn. Hệ xương cũng dẻo dai và linh hoạt nếu được vận động thường xuyên. Vận động cũng ảnh hưởng đến sức khỏe chung do hỗ trợ lưu thông máu và trao đổi chất, đào thải độc tố, giúp trẻ ngủ ngon hơn. Một đứa trẻ chăm chỉ tập luyện thể thao hằng ngày sẽ có nền tảng thể lực, sức khỏe và chiều cao tốt hơn những bạn nhỏ lười vận động.
Giấc ngủ và môi trường sống
Thói quen đi ngủ, thức dậy hằng ngày chi phối hoạt động sản xuất hormone tăng trưởng của tuyến yên. Tuyến nội tiết này có thể sản xuất hormone tăng trưởng suốt cả ngày. Nhưng trong khung giờ 23h-01h sáng, lượng hormone tăng trưởng tiết ra có thể nhiều hơn gấp 4 lần ban ngày. Do đó, nếu ngủ sâu giấc trong khung giờ này, cơ thể sẽ nhận được nhiều hormone tăng trưởng, rất có lợi cho chiều cao. Trẻ đi ngủ quá muộn, sau 23h, sẽ bỏ lỡ “khung giờ vàng” sản sinh nhiều hormone tăng trưởng, dẫn đến sự hạn chế về chiều cao.
Môi trường sống ô nhiễm, nhiều áp lực và căng thẳng cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao tự nhiên của trẻ. Sinh trưởng trong môi trường lành mạnh, vui vẻ, trẻ sẽ phát triển tốt cả về thể chất, trí tuệ, hình thành nhân cách tốt, giúp các em thành công hơn trong tương lai.
Trò chơi tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ
Nhiều trò chơi quen thuộc của trẻ em lại mang đến hiệu quả tăng chiều cao vô cùng lớn mà chúng ta không hề biết. Nếu muốn con có chiều cao vượt trội, cha mẹ có thể khuyến khích con tham gia các trò chơi tăng chiều cao hiệu quả dưới đây nhé:
Nhảy dây
Đây là một trong những trò chơi quen thuộc dành cho trẻ em. Chỉ với một chiếc dây nhảy, trẻ đã có thể chơi nhảy dây một mình hay chơi cùng bạn bè mỗi lúc rảnh rỗi. Bật nhảy thường xuyên sẽ giúp cơ xương và cột sống phát triển tốt, tăng cường thể lực và sự dẻo dai cho cơ thể. Hãy đầu tư ngay cho con một sợi dây nhảy để con có thể chơi nhảy dây hằng ngày cha mẹ nhé.
Nhảy dây rất có lợi cho sự phát triển chiều cao của trẻ
Nhảy lò cò
Đây là trò chơi được thế hệ 7X, 8X vô cùng yêu thích. Trò chơi nhảy bằng 1 chân này đòi hỏi người chơi phải có khả năng giữ thăng bằng tốt và tính kiên trì. Khi bật nhảy 1 chân, các khớp xương cũng nhận được sự kích thích lớn, phát triển tốt và dẻo dai hơn, rèn luyện sự nhanh nhạy của đôi chân, mắt và khả năng phối hợp của cơ thể.
Nhảy bao bố
Nhảy bao bố là trò chơi gắn với bao thế hệ từ 7X đến 9X, thời điểm mà các thiết bị điện tử vẫn còn thô sơ, chưa có trò chơi điện tử hay mạng xã hội. Trò chơi này thường chơi tập thể, đòi hỏi người chơi phải có sức bật tốt, khả năng giữ thăng bằng và tốc độ thì mới có thể giành chiến thắng.
Đuổi bắt
Trẻ em, đặc biệt mà lứa tuổi mầm non và tiểu học rất thích di chuyển nên trò chơi đuổi bắt được yêu thích. Trò chơi này thường chia làm 2 phe, đuổi bắt nhau. Do đó, trẻ em chơi trò này phải đi bộ, chạy bộ khá nhiều, sẽ rất có lợi cho quá trình khoáng hóa xương, phát triển chiều cao.
Kéo co
Trò chơi tập thể này đã tồn tại từ rất lâu và vẫn được yêu thích cho đến ngày nay, không thể thiếu được vào các dịp lễ tết. Thường có 2 đội chơi, mỗi đội từ 5-10 người sẽ cùng nhau kéo 1 sợi dây. Điểm đánh dấu ở chính giữa sợi dây nghiêng về bên nào thì đội đó sẽ chiến thắng. Khi kéo co, toàn bộ cơ thể đều phải hoạt động, kéo giãn tối đa để kéo dây về phía đội mình. Quá trình này rất có lợi cho sự phát triển chiều cao tự nhiên.
Kéo co là trò chơi tăng chiều cao được yêu thích
Chơi các trò chơi tăng chiều cao cần lưu ý những gì?
Để đảm bảo an toàn và hỗ trợ chiều cao tăng trưởng tốt, khi chơi trò chơi tăng chiều cao, các bạn nên chú ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Lựa chọn trang phục phù hợp khi chơi trò chơi, ưu tiên trang phục thoải mái, rộng, co giãn tốt
- Nên trang bị đồ bảo hộ đầu, khuỷu tay, đầu gối cho trẻ khi chơi trò chơi để giảm thiểu chấn thương khi trẻ không may vấp ngã trong quá trình chơi trò chơi tăng chiều cao.
- Trong quá trình trẻ chơi trò chơi nên có sự giám sát của cha mẹ, thầy cô, người lớn để kịp thời hỗ trợ trẻ trong quá trình chơi, khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn.
- Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi đúng cách, an toàn và xây dựng lịch trình vận động với mỗi trò chơi một cách hợp lý.
- Trước khi chơi trò chơi nên khởi động thật kỹ để làm nóng cơ thể, hạn chế tình trạng căng cơ, chuột rút nếu trẻ quá ham chơi.
- Bổ sung đủ nước trước và sau khi chơi trò chơi để bù đắp mất nước khi vận động cường độ cao.
- Cho trẻ ăn nhẹ trước khi chơi để có đủ năng lượng trong quá trình vận động tăng chiều cao.
- Kết hợp vận động tăng chiều cao và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để thúc đẩy chiều cao phát triển hết tiềm năng.
Nhiều trò chơi tăng chiều cao vô cùng đơn giản nhưng lại có tác dụng tăng chiều cao rất hiệu quả. Đừng bỏ qua những gợi ý trò chơi tốt cho chiều cao mà Nubest Việt Nam vừa chia sẻ để cải thiện tầm vóc cho con yêu cha mẹ nhé.