Căng thẳng ảnh hưởng như thế nào đến chiều cao?

Created at 12/05/2025 | Written by Hoàng Nguyễn | Reviewed by NuBest Vietnam

Căng thẳng là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước các tình huống đe dọa hoặc áp lực. Khi bạn gặp phải căng thẳng, hệ thần kinh sẽ kích hoạt một loạt các cơ chế sinh lý, bao gồm sự giải phóng hormone cortisol và adrenaline từ tuyến thượng thận. Đây là một phần của phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy" (fight-or-flight), giúp bạn đối phó với tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, khi căng thẳng trở nên mãn tính, nó có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể, bao gồm cả ảnh hưởng đến sự phát triển và chiều cao.

Căng thẳng kéo dài khiến mức cortisol trong cơ thể tăng cao, làm giảm hiệu quả của hormone tăng trưởng. Điều này ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương và cơ thể, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên. Cơ thể cần một môi trường không bị căng thẳng để phát triển tối đa, và sự thay đổi trong hormone như cortisol có thể cản trở khả năng này. Nếu bạn đang trải qua căng thẳng liên tục, bạn có thể nhận thấy những thay đổi trong cơ thể như giấc ngủ kém, mệt mỏi và thậm chí là sự giảm chiều cao, nếu điều này xảy ra trong giai đoạn phát triển.

Căng thẳng là gì

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ (NIMH), căng thẳng (stress) là phản ứng của cơ thể với bất kỳ vấn đề nào mà cơ thể gặp phải, từ đó dẫn đến tình trạng lo âu, bị đe dọa đến thể chất hoặc tinh thần gây ra cảm giác dồn ép, mệt mỏi, thậm chí lo sợ.

Căng thẳng có thể mang đến suy nghĩ tích cực hay tiêu cực tùy vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề và tâm lý của mỗi người. Không hẳn mọi biểu hiện căng thẳng đều xấu, có hai dạng căng thẳng thường gặp

Căng thẳng tích cực

Những tác động, áp lực từ bên ngoài trở thành động lực kích thích khả năng sáng tạo, nỗ lực, tăng hiệu suất công việc, thi đấu giúp chúng ta thích nghi với môi trường, công việc.

Căng thẳng tiêu cực

Áp lực quá lớn đối với khả năng, tầm kiểm soát của người đó, khiến họ mệt mỏi, quá tải, không thể chịu đựng được và hình thành nên những suy nghĩ, hành vi không tốt, thậm chí có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

căng thẳng ở tuổi dậy thì
Căng thẳng xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt nghiêm trọng đối với tuổi dậy thì

Đối với trẻ em, thanh thiếu niên trong độ tuổi phát triển, căng thẳng tiêu cực tiềm ẩn những ảnh hưởng khôn lường đến quá trình tăng chiều cao tự nhiên, tâm sinh lý khi trưởng thành.

Nguyên nhân gây căng thẳng thường gặp ở trẻ

Trẻ em và thanh thiếu niên là đối tượng có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thần kinh. Nền tảng kiến thức, kỹ năng cũng như tâm lý của các em còn khá non kém, dễ bị tác động, hay suy nghĩ tiêu cực.

Ở giai đoạn dậy thì, dưới sự ảnh hưởng của hormone, trẻ có xu hướng suy nghĩ thái quá, bi quan quá mức trước những sự kiện, vấn đề bình thường. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng ở trẻ em và thanh thiếu niên như:

  • Vấn đề sức khỏe, bệnh tật của bản thân, gia đình, bạn bè.
  • Vấn đề gia đình: Bố mẹ ly hôn, gia đình thêm thành viên mới, các rắc rối trong gia đình.
  • Vấn đề tài chính: Không đáp ứng đủ nhu cầu ăn uống, vui chơi, học tập, mua sắm quần áo, cảm thấy mặc cảm so với bạn bè.
  • Công việc: Áp lực công việc, tiền lương, cấp trên, đồng nghiệp...
  • Các mối quan hệ: Người thân, bạn bè, người yêu, hàng xóm
  • Mối nguy từ xã hội: Tệ nạn, cướp giật, kẹt xe, suy thoái kinh tế…
  • Áp lực học tập, điểm số, thi cử, nhất là các kỳ thi quan trọng.

Nhiều người bị căng thẳng nhưng không rõ nguyên nhân cụ thể, tâm lý mệt mỏi, không biết mình nên làm gì.

Căng thẳng có thể xảy ra với bất cứ ai, không giới hạn độ tuổi, trình độ, sự giàu nghèo… Chúng ta dễ bị căng thẳng khi gặp phải tình huống hay vấn đề nào đó mà mình đã từng lo sợ nó xả ra.

Đối với thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì, căng thẳng không chỉ đến do tác động từ bên ngoài mà còn bởi yếu tố bên trong. Sự thay đổi nội tiết tố là một điển hình. Áp lực từ học hành, gia đình, tình cảm tuổi học trò khiến các em dễ căng thẳng hơn cả.

Các triệu chứng của căng thẳng

  • Lười vận động, thích ở một mình trong phòng.
  • Thường xuyên mất ngủ, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm, hay gặp ác mộng.
  • Thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, đau nhức cơ, chuột rút, tim đập nhanh, đau ngực, buồn nôn, nôn.
  • Không tập trung, giảm trí nhớ, không quyết đoán, thay đổi cách hành xử so với tính cách bình thường.
  • Hay lo lắng, dễ cáu gắt, sợ hãi, khó chịu, nóng tính.
  • Ăn quá nhiều hoặc rất ít, hút thuốc nhiều hơn, uống rượu, đập phá đồ đạc…

Ảnh hưởng của căng thẳng đến chiều cao

Một hậu quả nghiêm trọng mà căng thẳng có thể gây ra nhưng ít được chú ý đến là cản trở sự phát triển chiều cao. Nghe có vẻ không liên quan nhưng trên thực tế, tinh thần ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng chiều cao tự nhiên.

Chiều cao chịu sự chi phối của các yếu tố: Di truyền, dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ và môi trường sống. Trong đó, ngoài yếu tố di truyền là cố định, không thể tác động. Còn lại, mỗi chúng ta đều có thể chủ động quyết định một phần sự tăng trưởng của chiều cao. Ở mỗi yếu tố ăn uống, tập luyện thể thao hay giấc ngủ, tinh thần có ý nghĩa quan trọng.

Làm thay đổi thói quen ăn uống

Tinh thần, tâm trạng ảnh hưởng lớn đến khẩu vị ăn uống. Căng thẳng, stress khiến thói quen ăn uống thay đổi hoàn toàn, có thể dẫn đến mất cân đối dinh dưỡng, cản trở sự phát triển chiều cao.

Ngoài ra, vì căng thẳng khiến bạn có nhiều khả năng bị ợ chua hoặc trào ngược axit do sự gia tăng axit trong dạ dày nên sẽ dẫn đến việc dạ dày làm việc kém hiệu quả, cảm giác đau đớn do viêm loét cũng khiến bạn không muốn ăn hoặc ăn nhưng không tiêu, không hấp thụ chất dinh dưỡng.

căng thẳng thay đổi thói quen ăn uống
Căng thẳng ảnh hưởng đến việc dung nạp và hấp thu dinh dưỡng

Nếu thường xuyên ở trong trạng thái tinh thần căng thẳng, quá trình chuẩn bị và thưởng thức những bữa ăn giàu dinh dưỡng bị ảnh hưởng đáng kể. Nhiều người có xu hướng ăn rất nhiều, ưu tiên các thực phẩm có vị ngọt, chất béo, nguy thừa cân cơ béo phì là khá lớn.

Ngược lại, một số ít người không thiết tha ăn uống, thường xuyên bỏ bữa mỗi khi bị căng thẳng, xảy ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, suy dinh dưỡng khiến chiều cao chậm phát triển.

Làm thay đổi thói quen vận động

Tập luyện thể thao được nhiều người lựa chọn như một phương thức để giải tỏa áp lực, căng thẳng. Dù vận động có lợi cho quá trình khoáng hóa và mô hình hóa xương khớp, thúc đẩy tạo xương nhưng cần phải có chế độ vận động phù hợp.

Căng thẳng khiến chúng ta khó kiểm soát kỹ thuật, hành động trong quá trình tập luyện thể thao. Sai kỹ thuật, hiệu quả của vận động đối với sự phát triển chiều cao suy giảm, nguy cơ xảy ra chấn thương tăng lên.

Nhiều người tập luyện thể thao quá sức mỗi khi bị căng thẳng. Vận động cường độ cao liên tục trong thời gian ngắn có thể khiến các khối cơ, xương quá tải, tổn thương, rất nguy hiểm đối với sức khỏe, ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của chiều cao.

Một số người vì phải sống chung với các cơn đau cơ (do căng thẳng gây ra) nên rất hạn chế vận động, không tập luyện thể thao, từ đó gây cản trở quá trình phát triển tự nhiên của nhiều cao.

Gây mất ngủ, khó ngủ vì căng thẳng

Mất ngủ, ngủ không ngon giấc là triệu chứng và đồng thời là tác hại khi gặp phải tình trạng căng thẳng, áp lực. Như chúng ta đều biết, ngủ đủ giấc, ngủ sâu giấc hỗ trợ tuyến yên sản sinh ra nhiều nội tiết tố tăng trưởng, thúc đẩy xương dài ra nhanh, chiều cao phát triển tốt.

Khi giấc ngủ không đảm bảo, lượng hormone tăng trưởng tiết ra ít hơn, chiều cao vì thế mà phát triển hạn chế hơn. Ngoài ra, mất ngủ còn tác động xấu đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể, ảnh hưởng đến làn da, cơ thể lừ đừ, mệt mỏi vào ngày hôm sau, hiệu quả làm việc, học tập sa sút.

căng thẳng gây mất ngủ
Mất ngủ vì căng thẳng là nguyên nhân gây hạn chế chiều cao hàng đầu

5 Cách giảm stress cho học sinh hiệu quả nhất

Căng thẳng được xem là một “gia vị” quen thuộc trong cuộc sống hiện đại và cũng có những tác động tích cực nhất định. Tuy nhiên, để căng thẳng diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng và đặc biệt là có thể cản trở sự tăng trưởng chiều cao.

Để chăm sóc sức khỏe tâm hồn và tạo điều kiện giúp chiều cao phát triển tối đa, các bạn có thể áp dụng các phương pháp giảm bớt sự ảnh hưởng của stress đến cơ thể đã được một số tạp chí uy tín gợi ý.

Nghe nhạc, đọc sách, xem phim

Những cuốn sách hay, bản nhạc nhẹ nhàng hay bộ phim thú vị sẽ giúp chúng ta giải trí, thư giãn, lấy lại tinh thần, từ đó tìm ra phương án gỡ rối cho những vấn đề, vướng mắc trong cuộc sống. Hãy thử áp dụng cách này, các bạn sẽ nhận ra hiệu quả bất ngờ trong việc giảm căng thẳng đấy nhé.

Kết nối với bạn bè, gia đình

Đừng quên tìm cho mình một vài người bạn đáng tin cậy, thấu hiểu và có chung quan điểm sống. Đây chính là những điểm tựa giúp chúng ta lấy lại cân bằng mỗi khi căng thẳng. Họ sẽ kịp thời đưa ra những lời khuyên chân thành, lắng nghe cảm xúc và động viên bạn vượt qua những căng thẳng trong cuộc sống.

Người thân cũng sẽ biết cách quan tâm, yêu thương, vỗ về mỗi khi chúng ta gặp căng thẳng, áp lực. Ôm trọn những cảm xúc tiêu cực và lặng lẽ chịu đựng một mình không phải là lựa chọn đúng đắn khi căng thẳng. Hãy cho những người xung quanh có cơ hội thể hiện tình cảm và sự quan tâm với mình nhé.

Liên hệ bác sĩ tư vấn

Trường hợp các bạn thường xuyên bị căng thẳng, triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, cần liên hệ bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Kết hợp các loại thuốc điều trị và sự tư vấn tâm lý của bác sĩ, tình trạng căng thẳng có thể có những chuyển biến tích cực, giúp chúng ta lấy lại cân bằng tâm lý, khôi phục sức khỏe nhanh chóng.

Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời, căng thẳng tâm lý có thể biến chứng thành những căn bệnh tâm lý nguy hiểm như trầm cảm, rối loạn cảm xúc… tự gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

Tập yoga

Vận động thể lực khoa học cũng là phương pháp giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Theo Hiệp hội về các vấn đề lo lắng và trầm cảm Hoa Kỳ (ADAA), tập thể dục và các hoạt động thể chất khác có thể giúp giảm căng thẳng bằng cách giải phóng endorphin - chất giảm đau tự nhiên vào não của bạn.

Tập yoga giúp giảm căng thẳng hiệu quả
Yoga giúp giảm căng thẳng và phát triển chiều cao hiệu quả

Bộ môn được nhiều người lựa chọn để mỗi khi căng thẳng là những bài tập yoga. Yoga có những nguyên tắc hướng dẫn cách điều chỉnh nhịp thở, hỗ trợ lưu thông máu đến các cơ quan, não bộ. Khi não nhận được nhiều oxy, giúp tinh thần vui vẻ, hứng khởi, tập trung hơn, cơ thể tràn đầy năng lượng, hứng khởi.

Sắp xếp học tập, công việc phù hợp

Áp lực học tập, công việc quá tải là những tác nhân gây căng thẳng thường gặp. Nhiều trường hợp, tình trạng căng thẳng xuất hiện do chính chúng ta tự đưa ra những yêu cầu, thành tích quá cao, năng lực chưa thể đáp ứng được yêu cầu. Do đó, chúng ta cần sắp xếp công việc khoa học hơn, phù hợp với năng lực làm việc để giảm nguy cơ căng thẳng thần kinh.

Áp đặt thành tích, bắt buộc con cái phải đạt được điểm số theo mong muốn của bố mẹ đẩy nhiều trẻ vào tình trạng căng thẳng tâm lý, thậm chí ám ảnh với học tập, thi cử. Đây thực sự là điều không nên có đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển chiều cao. Trẻ bị ép buộc học bài, làm bài tập đến khuya, dậy sớm học bài, thời gian ngủ ít, lượng hormone tăng trưởng sản sinh ra ít, chiều cao tăng chậm.

Nhiều trẻ không được bố mẹ tạo điều kiện tập luyện thể thao, vận động mà dành toàn bộ thời gian trong ngày để đến trường, học bài, làm bài tập. Hệ cơ, xương khớp không được kích thích đủ, quá trình tích lũy khoáng chất và tạo xương mới bị ảnh hưởng, khiến chiều cao “dậm chân tại chỗ”.

Đây là những sai lầm cần được sửa chữa ngay lập tức nếu phụ huynh muốn con mình sở hữu ngoại hình cao lớn nổi bật, khỏe mạnh, năng động.

Lời kết

Căng thẳng có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao của bạn, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì. Nghiên cứu cho thấy, mức độ căng thẳng cao có thể làm giảm khả năng sản xuất hormone tăng trưởng, một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao. Điều này không chỉ tác động đến thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần, khiến bạn dễ bị mệt mỏi và khó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ tăng chiều cao như thể dục hay chế độ dinh dưỡng hợp lý. Để tối ưu hóa sự phát triển chiều cao, việc kiểm soát căng thẳng là một yếu tố cực kỳ quan trọng.

Để kiểm soát căng thẳng một cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản nhưng mạnh mẽ. Các kỹ thuật như thiền, yoga, và thở sâu không chỉ giúp thư giãn cơ thể mà còn tạo điều kiện cho việc tăng cường sản xuất hormone tăng trưởng. Ngoài ra, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Bạn cũng nên dành thời gian thư giãn, tham gia các hoạt động giải trí hoặc thể thao yêu thích để giảm thiểu căng thẳng, tạo điều kiện cho cơ thể phát triển tốt nhất.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không dùng để tự chẩn đoán hay điều trị bệnh. Nếu gặp các vấn đề sức khỏe, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có chuyên môn cao.
Sản phẩm liên quan
Tin tức liên quan
Cam kết chính hãng
cam ket
NuBest Vietnam (Công ty TNHH NuBest) tự hào là đại diện nhập khẩu chính thức các sản phẩm của NuBest, Inc Hoa Kỳ - đơn vị sở hữu và phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu có trụ sở tại Mỹ. Với mục tiêu mang đến người tiêu dùng Việt những sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng, an toàn với chi phí hợp lý, NuBest Vietnam đã tích cực chọn lọc những sản phẩm thiên nhiên, từ nguồn nguyên liệu sạch, nói không với chất độc hại. Tất cả sản phẩm của NuBest, Inc đều được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại, sử dụng nguồn nguyên liệu đạt chuẩn, đã được các Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.