Hiểu rõ “BMI là gì” và cách sử dụng chỉ số khối cơ thể đúng cách sẽ giúp mỗi người kiểm soát tốt hơn tình trạng sức khỏe của mình. Trong kỷ nguyên của lối sống ít vận động và chế độ ăn mất cân bằng, chỉ số BMI trở thành công cụ thiết yếu để theo dõi định mức cơ thể và duy trì sức khỏe lâu dài. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm vững khái niệm chỉ số BMI, tầm quan trọng của nó trong đánh giá thể trạng, và cách tính BMI chuẩn theo từng độ tuổi – từ trẻ em, người lớn đến người cao tuổi – theo chuẩn khuyến nghị của WHO và các tổ chức y tế uy tín.
Chỉ số BMI là gì?
BMI là viết tắt của Body Mass Index - chỉ số khối cơ thể (hay chỉ số thể trọng). BMI được tạo ra vào năm 1832 bởi nhà khoa học người Bỉ Adolphe Quetelet với mục tiêu tính toán tỉ lệ giữa cân nặng và chiều cao để đánh giá tình trạng cơ thể của một người theo căn cứ khoa học.
Để sử dụng, BMI sẽ được phân loại theo một bảng tiêu chuẩn. Từ đây, bạn sẽ có thể đưa ra đánh giá khá chính xác rằng cơ thể đang thiếu cân, thừa cân, béo phì hay cân đối.

BMI được sử dụng phổ biến, hỗ trợ tính tỉ lệ chiều cao và cân nặng cân đối
Nhiều nhà khoa học đã đưa ra ý kiến rằng BMI chỉ có tính tương đối và chỉ nên xem là một trong nhiều chỉ số khác nhau để đánh giá cơ thể con người. Dù vậy, cho đến hiện tại thì BMI vẫn được sử dụng rất phổ biến nhờ sự tiện lợi, đơn giản và những thông tin hữu ích mà chỉ số này thể hiện.
BMI được sử dụng phổ biến với công dụng chính là đánh giá cân nặng cơ thể có đang cân đối hay không.
Công thức tính BMI
Công thức tính BMI tiêu chuẩn được sử dụng hiện nay như sau:
BMI = W/H2
Trong đó, W là ký hiệu của trọng lượng và được tính bằng kg. H là ký hiệu chiều cao, đơn vị là mét.
Tại Hoa Kỳ và một số quốc gia, cân nặng được đo bằng pound và chiều cao tính theo inch. Khi ấy, công thức tính BMI sẽ là:
BMI = (W/H2) x 730
Ngoài hai công thức trên, còn một chỉ số khác được gọi là BMI nguyên tố. Tuy nhiên, do không quá phổ biến và công dụng cũng không khác gì BMI chuẩn nên chỉ số này hiện không được sử dụng nhiều.

Công thức tính BMI chuẩn được sử dụng toàn cầu
Dù chỉ hỗ trợ đưa ra đánh giá chung về tình trạng cơ thể, công thức tính BMI chuẩn đến nay vẫn được sử dụng do sự đơn giản và tiện lợi.
Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 0-18 chuẩn nhất
Các mức BMI đối với nam nữ trưởng thành
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, phân loại BMI chuẩn ở nam nữ trưởng thành dao động từ 18,5 đến 25,0. Các phân loại khác được thể hiện theo bảng sau.
Tình trạng sức khỏe |
BMI |
Béo phì độ 3 |
Trên 40 |
Béo phì độ 2 |
35 - 39,99 |
Béo phì độ 1 |
30 - 34,99 |
Thừa cân (tiền béo phì) |
25 - 29,99 |
Bình thường (cân đối) |
18,5 - 24,99 |
Thiếu cân |
16 - 18,49 |
Thiếu cân nặng |
15 - 15,99 |
Thiếu cân nghiêm trọng |
Dưới 15 |
Đối với Châu Á - Thái Bình Dương, sự khác biệt về nhân chủng học và các yếu tố khách quan khác khiến cho tỉ lệ chiều cao và cân nặng chuẩn ở khu vực này không giống với các khu vực khác. Vì lẽ đó, bảng tiêu chuẩn phân loại BMI ở người Châu Á - Thái Bình Dương sau đây đã ra đời.
Tình trạng sức khỏe |
BMI |
Béo phì độ 3 |
Trên 35 |
Béo phì độ 2 |
30 - 34,99 |
Béo phì độ 1 |
25 - 29,99 |
Thừa cân nhẹ |
23 - 24,99 |
Bình thường, cân đối |
18,5 - 22,99 |
Thiếu cân |
Dưới 18,5 |
Tại Việt Nam, nam nữ trưởng thành nên đối chiếu BMI theo bảng tiêu chuẩn Châu Á - Thái Bình Dương. Kết hợp BMI cùng tỉ lệ cơ, tỉ lệ mỡ cơ thể và một số chỉ số quan trọng khác sẽ giúp bạn hiểu rõ tình trạng thể chất hiện tại, từ đó có được hướng cải thiện phù hợp nhất.
Mức BMI phù hợp cho người trưởng thành ở Việt Nam là từ 18,5 đến 22,99.
Mức BMI chuẩn cho trẻ em và thanh thiếu niên 0 - 19 tuổi
Từ 0 - 19 tuổi là giai đoạn cơ thể thay đổi rõ rệt nhất, đặc biệt là chiều cao. Để trẻ phát triển khỏe mạnh, việc áp dụng bảng BMI tiêu chuẩn của người trưởng thành sẽ không hợp lý. Thay vào đó, bảng chiều cao và BMI chuẩn cho nam nữ từng độ tuổi từ WHO nên được sử dụng.
Tuổi |
BMI chuẩn của nữ |
Chiều cao chuẩn của nữ |
BMI chuẩn của nam |
Chiều cao chuẩn của nam |
0 tuổi |
13,3 |
49,1cm |
13,4 |
49,9cm |
1 tuổi |
16,4 |
74cm |
16,8 |
75,7cm |
2 tuổi |
15,4 |
86,4cm |
15,7 |
87,8cm |
3 tuổi |
15,4 |
95,1cm |
15,6 |
96,1cm |
4 tuổi |
15,3 |
102,7cm |
15,3 |
103,3cm |
5 tuổi |
15,3 |
109,4cm |
15,2 |
110cm |
6 tuổi |
15,3 |
115,1cm |
15,3 |
116cm |
7 tuổi |
15,4 |
120,8cm |
15,5 |
121,7cm |
8 tuổi |
15,7 |
126,6cm |
15,7 |
127,3cm |
9 tuổi |
16,1 |
132,5cm |
16 |
132,6cm |
10 tuổi |
16,6 |
138,6cm |
16,4 |
137,8cm |
11 tuổi |
17,2 |
145cm |
16,9 |
143,1cm |
12 tuổi |
18 |
151,2cm |
17,5 |
149,1cm |
13 tuổi |
18,8 |
156,4cm |
18,2 |
156cm |
14 tuổi |
19,6 |
159,8cm |
19 |
163,2cm |
15 tuổi |
20,2 |
161,7cm |
19,8 |
169cm |
16 tuổi |
20.7 |
162,5cm |
20,5 |
172,9cm |
17 tuổi |
21 |
162,9cm |
21,1 |
175,2cm |
18 tuổi |
21,3 |
163,1cm |
21,7 |
176,1cm |
19 tuổi |
21,4 |
163,2cm |
22,2 |
176,5cm |
BMI chuẩn ở trẻ em sẽ có sự thay đổi theo độ tuổi để đảm bảo trẻ có điều kiện phát triển thuận lợi nhất.
Bạn có biết: Chiều cao trung bình người Việt Nam năm 2024 là bao nhiêu so với thế giới?
Gợi ý phương pháp đạt chỉ số BMI chuẩn
Để có được BMI chuẩn, bạn sẽ cần điều chỉnh cân nặng và chiều cao. Chiều cao nên được ưu tiên chăm sóc vì thường chỉ số này sẽ không tăng lên khi cơ thể bước sang tuổi 20.
Gợi ý cải thiện chiều cao
Theo nghiên cứu, gen di truyền là yếu tố chỉ chiếm 23% tác động đến chiều cao. Trong khi đó, dinh dưỡng, chế độ luyện tập và các yếu tố như môi trường, giấc ngủ… chiếm 77% ảnh hưởng. Vì vậy, xây dựng thực đơn giàu dưỡng chất, luyện tập thể dục thể thao hợp lý và có đời sống sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp tăng chiều cao hiệu quả.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng
Để hệ xương phát triển tốt, bạn nên được cung cấp Canxi, Vitamin D3, Vitamin K2 cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác. Thêm vào thực đơn các loại thực phẩm như cá hồi, tôm, trứng, rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc, sữa, phô mai… sẽ hỗ trợ bổ sung những dưỡng chất này.

TPBVSK từ NuBest hỗ trợ phát triển hệ xương chắc khỏe
Hiện nay, trên thị trường cũng có những thực phẩm bổ sung hỗ trợ cung cấp dinh dưỡng phát triển chiều cao. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm chính hãng uy tín trên thị trường, được đánh giá cao bởi người tiêu dùng. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ NuBest nổi tiếng tại Hoa Kỳ với hơn 12,000 đánh giá tích cực từ khách hàng ở 118 quốc gia (bao gồm Việt Nam) sẽ là lựa chọn mà bạn có thể tin tưởng.
Chơi các môn thể thao tăng chiều cao
Những môn thể thao hỗ trợ kéo giãn cột sống và vận động toàn thân như bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội rất tốt cho hệ xương. Trong khi chơi thể thao, tuyến yên cũng sẽ được kích thích để sản sinh ra nội tiết tố tăng trưởng, từ đó thúc đẩy cải thiện chiều cao hiệu quả.
Đảm bảo giấc ngủ khoa học
Khi được ngủ đủ giấc và ngủ trước 22h đêm, cơ thể sẽ ở trạng thái tốt nhất để nội tiết tố tăng trưởng sản sinh với hàm lượng cao nhất trong ngày và kích thích xương phát triển. Giấc ngủ đầy đủ cũng giúp cơ bắp thư giãn, não bộ nghỉ ngơi, cơ thể phục hồi, thể chất khỏe mạnh mỗi ngày.
Để có chiều cao đạt chuẩn, từ độ tuổi 0 - 19, bạn nên tập trung bổ sung dưỡng chất, luyện tập thể thao, ngủ đủ giấc, đảm bảo môi trường sống lành mạnh.
Gợi ý cải thiện cân nặng
Cân nặng là yếu tố có thể thay đổi mà không bị giới hạn ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, tuổi càng cao thì quá trình tăng/giảm cân sẽ càng khó khăn. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm cũng sẽ tăng lên. Vì vậy, việc điều chỉnh cân nặng về mức chuẩn nên được thực hiện càng sớm càng tốt.

Luyện tập, điều chỉnh khẩu phần ăn giúp điều chỉnh cân nặng
Cân bằng chế độ dinh dưỡng
Để có một cân nặng khỏe mạnh, bạn nên hạn chế ăn quá nhiều các món chiên rán dầu mỡ, bánh ngọt, nước có gas… Thực đơn hàng ngày nên có sự cân bằng giữa chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tùy vào tình trạng cân nặng hiện tại, bạn có thể điều chỉnh tỉ lệ giữa các nhóm chất này.
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục là cách hữu hiệu để cải thiện sức khỏe và làm săn chắc cơ bắp. Người thiếu cân luyện tập thể dục đều đặn sẽ tăng cân hiệu quả nhờ trao đổi chất được cải thiện. Trong khi đó, người thừa cân sẽ được đốt cháy calo, giảm mỡ thừa. Theo khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng, trẻ em và thanh thiếu niên nên hoạt động thể lực cường độ vừa ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Giảm căng thẳng
Căng thẳng khiến cơ thể mệt mỏi và làm ảnh hưởng hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Căng thẳng kéo dài có thể khiến bạn tăng cân hoặc sụt cân đột ngột, rất có hại cho sức khỏe. Để hạn chế điều này, bạn nên tham gia các hoạt động giải trí, thư giãn, sinh hoạt ngoài trời.
Cân nặng bị ảnh hưởng bởi dinh dưỡng, luyện tập thể thao và cả tình trạng tinh thần. Bạn cần xây dựng chế độ sinh hoạt và có thực đơn hàng ngày hợp lý để điều chỉnh số cân về mức cân đối.
Trên đây là những thông tin giải đáp chi tiết chỉ số BMI là gì, cách tính BMI chuẩn cho nam, nữ, trẻ em và những điều bạn cần biết về chỉ số khối cơ thể. NuBest cũng chia sẻ cách để bạn có được chiều cao và cân nặng chuẩn theo BMI. Với những kiến thức này, chúc bạn sẽ sớm đạt được vóc dáng mình mong muốn trong tương lai gần.
BMI có thực sự là thước đo sức khỏe toàn diện?
BMI (chỉ số khối cơ thể) là một công cụ phổ biến dùng để phân loại tình trạng cân nặng, nhưng nó không phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe tổng thể. Chỉ dựa vào chiều cao và cân nặng, BMI bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng như tỷ lệ mỡ cơ thể, vòng eo, mật độ cơ bắp và phân bố chất béo. Các nhà phê bình BMI (BMI critics) chỉ ra rằng một vận động viên thể hình có BMI cao có thể bị xếp vào nhóm “thừa cân” hoặc “béo phì” dù sức khỏe tim mạch và trao đổi chất của họ hoàn toàn bình thường. Dữ liệu thực nghiệm cho thấy vòng eo và tỷ lệ mỡ nội tạng là các chỉ số dự đoán nguy cơ bệnh tim mạch và tiểu đường chính xác hơn BMI.
Giới hạn của BMI càng rõ ràng hơn khi xét đến nhu cầu cá nhân hóa trong y học hiện đại. Các công cụ phân tích cơ thể tiên tiến như DEXA (hấp thụ tia X năng lượng kép), máy đo trở kháng điện sinh học (BIA), hoặc đơn giản hơn là đo vòng eo – cung cấp dữ liệu chi tiết hơn về thành phần cơ thể. Những chỉ số thay thế này giúp đánh giá sức khỏe toàn diện hơn, đặc biệt trong bối cảnh gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Do đó, thay vì chỉ dựa vào một con số như BMI, việc kết hợp nhiều công cụ đo sức khỏe và dữ liệu lâm sàng là cần thiết để đưa ra các quyết định y khoa chính xác và phù hợp hơn cho từng cá nhân.
FAQs
Chỉ số BMI cho người Việt là bao nhiêu?
Theo nghiên cứu, chỉ số BMI phù hợp cho người Việt Nam là từ 18,5 - 22,99. Mức 23 - 24,99 là thừa cân nhẹ. BMI vượt ngoài 25 báo hiệu cơ thể bắt đầu béo phì.
Ăn gì để có chiều cao cân nặng chuẩn?
Theo khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng, thực đơn hàng ngày nên có đầy đủ chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ưu tiên các loại thực phẩm tươi sống, hạn chế món dầu mỡ và thực phẩm đông lạnh sẽ giúp bổ sung dưỡng chất hiệu quả cho cơ thể.
Những môn thể thao nào cải thiện chiều cao cân nặng?
Các môn thể thao có cường độ vận động cao, yêu cầu cơ thể vận động toàn diện như bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, đạp xe hỗ trợ phát triển chiều cao tốt.