Tại sao đeo tạ chân lại giúp tăng chiều cao?
Thực tế cho thấy, những bài tập có tác dụng phát triển chiều cao đều có tác động kéo giãn tứ chi và các nhóm cơ cốt lõi giúp tăng mật độ xương giúp cao lớn nhanh chóng.
Đối với phương pháp đeo tạ chân từ lâu đã không còn mới mẻ với những ai muốn tăng cường sức khỏe thể lực cũng như sự dẻo dai bền bỉ của đôi chân. Tác động chính của phương pháp này là các động tác căng cơ, kéo giãn tối đa thân người để hỗ trợ tăng chiều cao cho cơ thể.
Vì thế, đeo tạ chân đúng cách và kết hợp nhịp nhàng cùng các bài tập đu xà, treo người… sẽ kích thích phát triển chiều cao tối đa. Vì cơ thể lúc này đang ở trạng thái treo, trọng lực ở 2 chân sẽ phần nào kích thích quá trình kéo dãn nhịp nhàng và hiệu quả từ đó giúp tăng chiều cao đáng kể.
Tác động tích cực của phương pháp đeo tạ chân đối với chiều cao
Đeo tạ chân tăng chiều cao phù hợp với đối tượng nào?
Đeo tạ chân là một phương pháp tập luyện không khó, tuy nhiên cần trang bị một thể lực tốt thì mới có thể ứng dụng bài tập hiệu quả. Các bạn không thể chỉ đeo tạ chân và di chuyển là có thể cao lên, cần kết hợp với một số động tác tương ứng để phương pháp phát huy hết công năng.
Cần thể lực tốt và khung xương cứng cáp chắc khỏe để có thể kết hợp giữa việc đeo tạ ở chân và tập các bài thể dục như đu xà, treo xà… nhằm tăng cường việc kéo giãn cơ chân và tứ chi. Đeo tạ chân tăng chiều cao phù hợp với các bạn trẻ từ 15 tuổi trở lên và trước 20-22 ( độ tuổi trưởng thành) để kích thích tăng chiều cao hiệu quả.
Đeo tạ chân tăng chiều cao không phù hợp cho những ai?
Các chuyên gia khuyến cáo những đối tượng sau đây không nên đeo tạ chân tập luyện vì tác động tiêu cực khi khung xương chưa chịu được trọng lực lớn. Ngoài ra, vô tình bạn sẽ khiến xương bị tổn thương và ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng chiều cao
- Trẻ dưới 15 tuổi: Thực tế cho thấy trẻ em ở độ tuổi dưới 15 được đánh giá là phát triển còn chậm và chưa hoàn thiện về thể chất. Lúc này khung xương vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên còn non yếu chưa thích hợp để tập luyện đeo tạ chân.
- Người đang chấn thương ở vùng chân hoặc chân yếu bẩm sinh/ do tai nạn/ do phẫu thuật: Cơ bản chân là bộ phận cần dùng lực nhiều nhất trong phương pháp này nhưng đã bị tổn thương thì không nên khiến tình trạng xấu hơn.
- Người quá tuổi tăng chiều cao tự nhiên: Đeo tạ chân được áp dụng như một phương pháp kích thích sự phát triển của xương. Tuy nhiên nếu bạn tập luyện ở độ tuổi xương đã ngừng phát triển (20-22 trở lên) thì chỉ có tác dụng cải thiện thể chất. Vì thế nên tập luyện đeo tạ chân trong độ tuổi đã nêu trên nhé.
- Người bị bệnh liên quan đến xương khớp, hô hấp: Một số căn bệnh về xương khớp không nên tập luyện: thoái hóa khớp, còi xương, loãng xương,các bệnh lý về cột sống…
Đeo tạ chân bao lâu thì có thể tăng chiều cao?
Đối với phương pháp tập luyện nào cũng cần có thời gian để cơ xương khớp thích nghi với các tác động đều đặn và thường xuyên từ đó thay đổi mật độ xương và giúp xương dài ra phát triển chiều cao.
Khi bạn áp dụng phương pháp đeo tạ chân đúng cách duy trì luyện tập thường xuyên, kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng khoa học và thói quen sinh hoạt lành mạnh thì sau 2-3 tháng bạn sẽ thấy chiều cao thay đổi rõ rệt.
Từ 2 tháng sẽ bắt đầu thấy sự dài ra của xương khi tập luyện đeo tạ chân
Đeo tạ chân tăng chiều cao thêm được bao nhiêu cm?
Phương pháp này được áp dụng cho những người có thể lực tốt để có thể tập luyện hiệu quả. Tuy nhiên đối với những bạn ở độ tuổi này (sau 15 tuổi) thì quá trình tăng trưởng của xương bắt đầu chững lại (nam giới thì tốt hơn nữ). Vì thế quá trình tập luyện đòi hỏi sự kết hợp cùng nhiều yếu tố khác: dinh dưỡng, giấc ngủ, lối sống…để có thể tăng trưởng chiều cao tối đa. Tùy vào thể trạng và cách chăm sóc sức khỏe mà khung xương của từng người có mức độ tăng trưởng khác nhau. Ở nữ có thể tăng 3 – 5cm, nam giới có thể tăng 6 – 8cm sau khi đeo tạ chân tăng chiều cao.
Đeo tạ chân tăng chiều cao đúng cách như thế nào?
Phương pháp dùng lực chính từ đôi chân và yêu cầu thể lực tốt và sự dẻo dai vì thế cần tập luyện đúng cách để đạt hiệu quả và tránh chấn thương.
Các nguyên tắc cần lưu ý khi đeo tạ chân tập luyện:
- Nên có nhịp nghỉ thường xuyên trong quá trình tập: Thông thường cơ thể cũng cần nghỉ ngơi để trả cơ thể về trạng thái thả lỏng cơ bắp và tứ chi khi tập luyện lâu. Đối với phương pháp đeo tạ chân khi tập luyện cơ thể sẽ tiêu hao nhiều năng lượng hơn đặc biệt là 2 chân vì thế cần có những khoảng nghỉ liên tục tránh tổn thương cơ và các mô quanh quanh.
- Chọn khối lượng tạ phù hợp với khả năng “khuân vác” của đôi chân: Đây được xem là lưu ý quan trọng. Đối với người mới tập nên chọn 1kg -1,5kg trong suốt 10 ngày đầu giúp chi dưới quen với áp lực tạ.
- Tránh đeo tạ chân thường xuyên dễ khiến cổ chân và mắt cá bị chèn ép gây tổn thương. Chỉ nên tập từ 30-45 phút mỗi ngày duy trì đều đặn mỗi tuần sẽ đạt hiệu quả luyện tập an toàn và hiệu quả.
- Không nên tập luyện với cường độ dày đặc. Nên tập từ 3-4 lần/tuần để sức khỏe có thời gian để hồi phục.
Khởi động trước khi đeo tạ chân:
- Làm nóng cơ thể kỹ lưỡng: Bài tập càng nặng, sử dụng nhiều năng lượng càng phải khởi động lâu và kỹ. Kích thích làm nóng các nhóm cơ cốt lõi và hệ tuần hoàn các khớp để tránh các chấn thương không đáng có xảy ra trong quá trình tập.
- Tập trung khởi động chân: Dành cho đôi chân bài khởi động riêng từ 5-10 phút nhé. Động tác đá chân đơn giản. Bạn đứng thẳng 1 chân trụ 1 chân đá về trước 10-20 cái sau đó đổi bên.
Đeo tạ chân tăng chiều cao kết hợp với các bài tập?
Bài tập ngồi nâng chân với tạ
Đây là động tác rất dễ thực hiện bạn có thể tập luyện ngay tại nhà.
- Bạn ngồi trên ghế sao cho chân vuông góc với sàn, hai chân đã đeo sẵn tạ.
- Nâng 1 chân lên duỗi thẳng về phía trước. Lúc này bạn sẽ cảm thấy cổ chân bị trọng lực của tạ kéo xuống nhưng hãy cố gắng giữ lại trong 10s
- Trở về tư thế ban đầu và tiếp tục với bên chân còn lại.
Đối với động tác này bạn cần tập 5-7 phút mỗi bên chân sẽ giúp bạn cao lên đáng kể.
Bài tập ngồi thả lỏng cùng với tạ chân
Động tác này cũng tương tự như động tác ngồi ở trên nhưng đơn giản hơn rất nhiều
- Bạn cần một chiếc ghế cao sao cho khi ngồi chân không chạm sàn
- Ngồi thoải mái trên ghế và thả lỏng 2 chân xuống dưới
- Tác động của trọng lượng 2 bên tạ sẽ tác động kéo dài xương chân.
- Bạn cần ngồi ở tư thế này từ 20-30 phút để phát huy hiệu quả tối đa.
Bài tập ngồi đeo tạ chân giúp kéo dãn xương chân hiệu quả
Bài tập nâng tạ chân phía sau
Động tác nằm nâng tạ chân kích thích tăng chiều cao hiệu quả, bài tập được hầu hết các bạn yêu thích và tập luyện.
- Bạn chuẩn bị ở tư thế con mèo, 2 tay chống sàn, 2 gối rộng bằng hông.
- Hít sâu nâng 1 chân lên sao cho đùi song song với sàn và cẳng chân hướng lên vuông góc với sàn.
- Giữ nguyên tư thế từ 5-10 nhịp đếm.
- Trở về tư thế ban đầu và đổi bên.
Động tác này cần tập từ 10 phút và hít thở đều trong quá trình tập.
Bài tập nằm nâng tạ chân
- Nằm ngửa thả lỏng trên thảm, 2 tay chống ra sau nâng thân trên lên khỏi sàn
- Hít thở đều siết cơ bụng nâng 1 chân lên, nếu là người mới thì nâng theo khả năng còn nếu bạn đã tập luyện lâu hãy nâng lên cao hết mức có thể.
- Giữ nguyên tư thế trong 5-10 giây và đổi bên.
- Thực hiện động tác 10 phút.
Bài tập hít xà đơn với tạ kéo giãn chân
Các bài tập với xà thông thường sẽ kết hợp cùng tạ chân để vừa tăng thể lực thân trên tốt cho cột sống và còn kéo giãn xương chân ở thân dưới. Bài tập tác động kép này giúp người tập tăng chiều cao nhanh chóng.
=> Đu xà tự do: Bạn chỉ cần đu trên xà và thả lỏng cơ thể từ 3-5 phút. Động tác này kích thích kéo giãn toàn bộ khung xương, giúp các sụn khớp hoạt động để chuẩn bị cho bài tập tiếp theo.
=> Hít xà đeo tạ chân: Sau khi thả lỏng kéo giãn tự do cơ thể. Thực hiện tổ hợp các động tác hít xà lên xuống nhờ vào lực chính của cánh tay và bả vai. Thực hiện đều đặn từ 10-15 cái sau đó nghỉ thả lỏng 5 phút và tiếp tục.
Bài tập đá chân lên cao
Bạn đứng thẳng ở tư thế thoải mái gáy lưng và mông thẳng hàng. Đá chân lên cao song song với mặt sàn giữ 5 giây, sau đó hạ xuống và thực hiện tương tự với bên còn lại.
Bài tập đi bộ nhanh với tạ chân
Đi bộ nhanh là môn thể thao tốt cho khớp gối cơ đùi cổ chân của người tập, giúp tăng cường sức khỏe của đôi chân và cải thiện chiều cao đáng kể. Đi bộ nhanh kết hợp đeo tạ chân 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe xương chân chắc khỏe dẻo dai giúp tăng chiều cao đáng kể.
Đi bộ nhanh cùng tạ chân giúp tăng cường sức khỏe đôi chân
Đeo tạ chân tăng chiều cao cần lưu ý những gì?
Một số lưu ý khi tập luyện đeo tạ chân giúp bạn tăng chiều cao hiệu quả.
- Cần chọn trọng lượng tạ 2 bên chân đồng đều để dùng lực 2 chân như nhau tránh lệch cơ chân.
- Trang phục co giãn thấp hút mồ hôi tốt sẽ giúp bạn thoải mái trong suốt quá trình tập luyện.
- Khởi động kỹ đặc biệt là 2 chân để tránh chấn thương và tập luyện tối đa năng suất.
- Cung cấp nước trước khi tập và trong quá trình tập là cần thiết nhưng cũng đừng uống quá nhiều nước khiến thường xuyên đi vệ sinh ảnh hưởng đến tiến độ tập luyện.
- Cần ăn nhẹ để cung cấp 1 ít năng lượng cho buổi tập có hiệu quả. Tránh ăn quá no gây chướng bụng khó tiêu gây cản trở quá trình tập.
- Không tập luyện khi cơ thể đang khó chịu hoặc bị ốm. Thể chất không sẵn sàng cho các bài tập nặng, nếu tiếp tục sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Ngủ đủ giấc và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để bài tập đạt hiệu quả cao tăng trưởng chiều cao thuận lợi.
- Kết hợp đồng thời một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thực đơn tốt cho sự phát triển của hệ xương khớp bao gồm các nhóm chất: béo, chất đạm, chất bột đường, vitamin - khoáng chất. Canxi là chất thiết yếu giúp xương chắc khỏe có nhiều trong: sữa, rau xanh đậm, hải sản, các loại hạt…
Nếu bạn muốn tham khảo bài tập tăng thể lực mà vẫn giúp tăng chiều cao thì phương pháp đeo tạ chân sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe thể chất, giúp cơ thể dẻo dai bền bỉ và cải thiện mật độ xương tối đa. Câu hỏi “Đeo tạ chân có tăng chiều cao được hay không? đã được giải đáp trong bài viết này.
FAQs