Độ tuổi 24 - 27 có thể cải thiện chiều cao bằng cách nào?
Chiều cao lý tưởng là lợi thế giúp bạn thành công trong công việc cũng như cuộc sống. Để sở hữu chiều cao chuẩn khi trưởng thành, bạn cần có bí quyết chăm sóc khoa học ngay từ khi còn đang dậy thì. Bởi sau khi trải qua hết quá trình tăng trưởng, chiều cao sẽ cố định và không thể cải thiện thêm bằng phương pháp tự nhiên nào.
Chiều cao ngừng phát triển ở tuổi bao nhiêu?
Một người bình thường sẽ phát triển chiều cao liên tục trong khoảng 18 - 20 năm đầu đời. Nữ giới thường trải qua dậy thì trong khoảng 10 - 16 tuổi, nam giới dậy thì từ 11 - 18 tuổi. Sau khi kết thúc dậy thì, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm hẳn lại trong khoảng 2 năm, sau đó ngừng hẳn. Thông thường, bạn sẽ không thể cao thêm sau 20 tuổi, một số trường hợp có thể kéo dài thêm tới năm 22 tuổi (đặc biệt ở nam do dậy thì muộn). Để kiểm tra khả năng phát triển chiều cao, bạn có thể dựa vào phim chụp X-Quang, nếu phần sụn tăng trưởng còn mở/hoạt động, bạn vẫn có thể cao lên. Trường hợp sụn tăng trưởng đóng lại đồng nghĩa với kết thúc quá trình tăng chiều cao.
Tham khảo chi tiết về độ tuổi ngừng phát triển chiều cao tại: Độ Tuổi Ngừng Phát Triển Chiều Cao Ở Nam & Nữ [2021]
Từ 24 - 27 tuổi còn cách nào để giúp bạn cao hơn không?
Như đã nói về độ tuổi ngừng cao, 24 - 27 tuổi không còn nằm trong giai đoạn phát triển chiều cao. Do vậy, nếu bạn không có chiều cao lý tưởng, bạn có thể áp dụng một số cách sau để giúp mình cao hơn trong mắt người nhìn.
Phẫu thuật kéo dài xương
Loại phẫu thuật kéo dài xương chân thường được áp dụng cho các bệnh nhân có dị tật như chân vòng kiềng, chân thấp chân cao… Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người chọn thực hiện loại phẫu thuật này nhằm mục đích cải thiện chiều cao thông qua phương thức kéo dài chân.
Phẫu thuật tăng chiều cao được khuyên áp dụng cho những người trong độ tuổi 20 - 30 bởi xương lúc này đã hoàn thiện quá trình phát triển. Quá 30 tuổi là thời điểm xương bắt đầu có dấu hiệu lão hóa, phẫu thuật có khả năng gây ra biến chứng nặng nề và hiệu quả kéo dài xương không còn tối ưu.
Kéo dài xương có thể được chỉ định cho đối tượng này nhằm cải thiện chiều cao
Để thực hiện phẫu thuật kéo dài chân, bác sĩ sẽ tiến hành cắt xương rồi cố định bằng đinh, xương sau đó kéo dài dần dần và không ảnh hưởng đến màng xương. Kỹ thuật hiện đại cho phép bác sĩ cắm đinh cố định trong ống tủy và đầu xương, thời gian phục hồi rút ngắn lại và bạn có thể tháo đinh khi đã đạt chiều cao như ý.
Phẫu thuật có thể diễn ra ở cẳng chân và đùi, mỗi vị trí có khả năng kéo dài tối đa 8cm, tổng chiều cao có thể cải thiện là 16cm. Tùy vào thể trạng và khả năng chịu đựng của người bệnh mà bác sĩ sẽ thực hiện phù hợp. Tuy nhiên, vì đây là một loại phẫu thuật tốn nhiều thời gian phục hồi, ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan quan trọng nên bạn cần suy nghĩ kỹ.
Loại phẫu thuật tăng chiều cao không chỉ tác động đến xương mà ngay cả cơ, gân, thần kinh, mạch máu, dây chằng… đều chịu ảnh hưởng. Cùng với một số loại thuốc được tiêm vào trong suốt quá trình như thuốc giảm đau, kháng sinh, chống nhiễm trùng, giảm phù nề… người bệnh có thể đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm:
-
Trật khớp, biến dạng khớp chủ yếu do người bệnh không tuân thủ quy định sau phẫu thuật khiến xương khớp bị kéo căng.
-
Nhiễm trùng vị trí cắm đinh.
-
Vận động mạnh hoặc quá sớm khiến xương bị tổn thương, dẫn đến gãy xương khó phục hồi.
-
Dị ứng thuốc hoặc cơ thể phản ứng tiêu cực với thuốc gây tổn thương ở nhiều cơ quan.
-
Lệch trục xương do vận động sai cách trong thời gian phục hồi, thường là ở xương đùi, xương cẳng chân…
-
Trường hợp kéo dài chân quá khả năng cho phép của cơ thể khiến dây chằng, mạch máu và các dây thần kinh khó phục hồi, dẫn tới tê liệt.
Thời gian phục hồi lâu, chi phí không nhỏ, có nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm… khiến phẫu thuật kéo dài chân không còn là phương pháp tối ưu. Do đó, hãy tham khảo thật kỹ ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có sự lựa chọn chính xác.
Duy trì đúng tư thế
Tư thế chuẩn tạo nên tầm vóc lý tưởng. Trên thực tế, một người đứng thẳng lưng sẽ tạo ấn tượng cao hơn trong mắt người nhìn. Mặt khác, các tư thế sai khi đứng, ngồi hay nằm có khả năng gây cong vẹo cột sống khiến bạn thấp hơn bình thường. Dù không thể tăng thêm chiều cao thì hãy giữ gìn đúng mức chiều cao hiện tại nhé.
Duy trì tư thế chuẩn để đảm bảo sức khỏe xương khớp
Ưu tiên trang phục sọc dọc
Họa tiết sọc dọc luôn là ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn trang phục dành cho các anh chàng, cô nàng “nấm lùn”. Những chiếc áo, quần hay váy sọc dọc giúp người đối diện nhìn bạn theo chiều dọc nhiều hơn, tạo cảm giác dài người hơn. Tuy nhiên, bạn cần có sự phối hợp hài hòa, tránh diện cả cây sọc sẽ gây phản cảm mà còn không đạt được mong muốn “ăn gian” chiều cao.
Chọn trang phục đơn sắc
Những trang phục có họa tiết rườm rà, phức tạp không dành cho người có chiều cao khiêm tốn. Bạn nên lựa chọn loại trang phục đơn sắc, họa tiết nhỏ, không quá nhiều, kết hợp màu sắc hợp lý. Ví dụ, thay vì chọn một chiếc váy có nhiều hoa to, bạn có thể mặc chiếc váy một màu, hoặc váy có chi tiết hoa nhỏ.
Mặc quần/váy cạp cao
Dạng cạp cao ở cả quần và váy có tác dụng phân chia tỷ lệ cơ thể hài hòa. Những người diện loại trang phục này tạo được cảm giác đôi chân dài hơn, phong cách năng động và trẻ trung hơn. Quần và váy cạp cao dành cho nữ giới, bạn có thể phối với áo croptop hoặc các loại áo có thể đóng thùng.
Mặc áo cổ chữ V
Loại áo cổ chữ V có thể áp dụng cho cả nam và nữ nhằm “ăn gian” chiều cao. Cổ chữ V hỗ trợ bạn tạo nên phần thân trên thon gọn hơn. Như vậy, chiều cao có thể cải thiện hơn trong mắt người nhìn. Chiều dài phần khoét cổ chỉ nên dừng ở mức vừa phải để phù hợp với hoàn cảnh. Các bạn nữ có thể sử dụng loại váy cổ chữ V cũng mang lại
Giày cao gót/giày tăng chiều cao
Đối với các bạn nữ có chiều cao thấp bé, giày cao gót là “vị cứu tinh” lý tưởng giúp bạn cải thiện được một mức chiều cao tốt. Tùy vào khả năng đi lại và chiều cao muốn đạt được mà bạn có thể chọn đôi giày cao gót có chiều cao vừa phải. Giày cao gót có thể kết hợp trong nhiều trang phục, bạn cũng lưu ý không nên mang nhiều vì ảnh hưởng xấu đến cột sống.
Các bạn nam có chiều cao chưa đạt chuẩn cũng đừng quá lo lắng vì bạn có thể sử dụng giày tăng chiều cao để cải thiện vóc dáng hiện tại. Loại giày này có phần đế cao 3 - 7cm. Tùy vào mức cải thiện mong muốn mà bạn chọn cho mình một đôi phù hợp.
Giày cao gót là “vị cứu tinh” của các cô nàng có chiều cao khiêm tốn
Phụ kiện
Một số phụ kiện đi kèm cũng phát huy tác dụng hỗ trợ cải thiện chiều cao. Đối với túi xách, bạn nên chọn loại nhỏ vừa vì kích thước túi tỷ lệ thuận với thân hình, bạn càng cao lớn chiếc túi đi kèm cũng sẽ lớn hơn. Trường hợp này, những chiếc túi quá khổ sẽ chỉ khiến bạn trông nhỏ bé hơn mà thôi.
Nếu biết cách sử dụng hợp lý, thắt lưng cũng là giải pháp “ăn gian” chiều cao cực kỳ hiệu quả. Một chiếc quần cạp cao với chiếc thắt lưng bản nhỏ, một chiếc váy suông được thắt eo nhẹ nhàng bằng thắt lưng mềm… cũng giúp vòng eo của bạn thon gọn hơn.
Đối với nam giới thường xuyên sử dụng cà vạt, bạn không nên sử dụng cà vạt dạng nơ vì sự bổ sung này càng khiến bạn thấp bé hơn. Hãy ưu tiên lựa chọn loại cà vạt có chi tiết sọc chéo, cà vạt bản nhỏ, tối màu…
Lưu ý khi muốn tăng chiều cao ở độ tuổi 24-27
Không đợi đến khi quá tuổi phát triển chiều cao mới tìm cách cải thiện, các bạn trẻ cần có sự đầu tư sức khỏe ngay từ sớm. Một số phương pháp chăm sóc bạn cần thực hiện ngay trong giai đoạn dậy thì để có cơ hội sở hữu chiều cao lý tưởng khi trưởng thành:
- Thực đơn tăng chiều cao: Dinh dưỡng cần được bổ sung đầy đủ, cân bằng, tập trung các dưỡng chất có lợi cho chiều cao như canxi, collagen, vitamin D, vitamin K, magie, phốt pho, kali, kẽm… Những chất này đều có trong thực phẩm, bạn có thể tìm hiểu hàm lượng dưỡng chất để có cách sắp xếp thực đơn hợp lý.
- Thường xuyên vận động: Thói quen tập luyện thể dục, thể thao không những thúc đẩy tốc độ tăng trưởng mà còn giúp bạn rèn luyện thân thể để nâng cao sức khỏe. Bạn có thể lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp với tình hình hiện tại như chơi thể thao, tập gym, yoga, các bài tập kéo giãn cơ xương khớp…
- Ngủ đủ giấc: Cơ thể cần được nghỉ ngơi đủ 8 - 10 tiếng/ngày để tiến hành quá trình phát triển thuận lợi. Bạn nên tập đi ngủ sớm trước 22 giờ, tránh các yếu tố cản trở giấc ngủ. Tham khảo chi tiết tại: Tầm quan trọng của giấc ngủ với phát triển chiều cao của trẻ
- Tiếp xúc ánh nắng mặt trời: Thông qua cơ chế bức xạ tia cực tím, cơ thể sẽ tổng hợp dưới da một lượng vitamin D (đặc biệt là vitamin D3). Đây là loại vitamin quan trọng giúp tăng cường hấp thụ canxi, giúp xương có đủ điều kiện phát triển.
Bạn tự hỏi 24 tuổi còn tăng chiều cao được không, hay điều này có thể khả thi ở tuổi 27 hay không, câu trả lời là không. Bạn có thể áp dụng các mẹo cải thiện chiều cao mà chúng tôi vừa chia sẻ và quan trọng nhất vẫn là có kế hoạch chăm sóc sức khỏe ngay từ sớm nhé.