Lợi ích của việc theo dõi chiều dài cân nặng thai nhi?
Mang thai đối với người phụ nữ là một hành trình dài với nhiều điều mới mẻ. Dù có thể đã từng sinh con trước đây, nhưng mỗi lần mang thai, chị em lại có những trải nghiệm khác nhau. Trên hành trình ấy, không thể bỏ qua việc theo dõi chiều cao cân nặng thai nhi tại những cột mốc quan trọng. Việc làm này mang đến nhiều lợi ích đối với cả mẹ và bé:
- Đối với mẹ: Chiều dài và cân nặng thai nhi phát triển đạt chuẩn cho thấy chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của mẹ tương đối tốt. Ngược lại, thai nhi phát triển thấp hơn mức chuẩn cảnh báo các vấn đề về dinh dưỡng, sinh hoạt, sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, thông qua việc theo dõi chiều cao cân nặng thai nhi, mẹ bầu cũng nắm được tình hình sức khỏe và chế độ chăm sóc trong thai kỳ đã hợp lý hay chưa. Từ đó kịp thời có sự điều chỉnh để cả mẹ và em bé đều khỏe mạnh.
Thăm khám trong thai kỳ giúp mẹ bầu nắm được chiều cao, cân nặng thai nhi
- Đối với thai nhi: Cân nặng và chiều cao thai nhi đạt chuẩn trong suốt thai kỳ, em bé khi chào đời sẽ đạt chuẩn về cân nặng, kích thước. Đây là tiền đề quan trọng để trẻ đạt chuẩn vóc dáng khi trưởng thành vì bào thai là một trong những giai đoạn vàng trong tăng trưởng thể chất.
Chính việc theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn thai nhi sẽ giúp mẹ bầu biết được sự phát triển của con như thế nào. Thói quen ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hằng ngày đã giúp thai nhi tăng trưởng đạt chuẩn hay chưa. Qua đó, giúp mẹ có sự cân nhắc khắc phục các thói quen xấu nhằm giúp em bé trong bụng phát triển tốt.
Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng thai nhi?
Sự phát triển chiều cao cân nặng thai nhi sẽ chịu sự tác động của một số yếu tố điển hình dưới đây:
- Thể chất của cha mẹ: Khi cha mẹ có vóc dáng cao lớn, thai nhi cũng sẽ được thừa hưởng gen từ cha mẹ. Tuy nhiên, di truyền không quyết định chiều cao của con như lầm tưởng của nhiều phụ huynh. Yếu tố này chỉ tác động khoảng 23% vóc dáng của con cái.
- Bệnh lý của mẹ: Khi mẹ bầu có thể trạng yếu, nhiều bệnh tật, thai nhi có nguy cơ nhẹ cân, thiếu chiều cao. Đặc biệt, thai phụ bị tiền sản giật thai kỳ, tăng huyết áp cũng sẽ ảnh hưởng đến việc vận chuyển máu, dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang thai nhi.
Thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, thai nhi có thể bị rối loạn tăng trưởng, thai to hơn so với kích thước chuẩn gây nguy hiểm cho mẹ trong quá trình vượt cạn.
- Dây rốn và bánh nhau: Bất thường từ dây rốn và bánh nhau ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Thai nhi dễ bị thiếu chất nếu dây rốn và bánh nhau hoạt động không hiệu quả, từ đó còi cọc, kém phát triển.
- Số lượng thai nhi: Nếu mẹ mang đa thai thì các bé có xu hướng thấp và nhẹ cân hơn so với mẹ mang thai đơn.
- Dinh dưỡng trong thai kỳ: Thai nhi được nuôi sống bằng dinh dưỡng từ người mẹ. Khi mẹ bầu có chế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh, thai nhi được cung cấp đa dạng dưỡng chất sẽ phát triển khỏe mạnh, đạt chuẩn chiều cao, cân nặng. Ngược lại, khi mẹ kén ăn, ăn uống thiếu chất, thai nhi khó phát triển tối ưu.
Chế độ ăn uống của mẹ trong thai kỳ ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
- Tinh thần, cảm xúc của mẹ bầu: Căng thẳng trong quá trình mang thai cũng khiến quá trình vận chuyển dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang thai nhi bị ảnh hưởng, thai khó phát triển tối đa dẫn đến không đạt chuẩn chiều cao, cân nặng theo tuần tuổi.
Bảng chiều cao cân nặng thai nhi 2023 chuẩn Quốc tế
Cân nặng và chiều cao thai nhi là những thông số cơ bản mẹ bầu nên nắm trong quá trình thăm khám sức khỏe. Dựa vào bảng chiều cao cân nặng thai nhi do WHO (Tổ chức Y tế Thế Giới công bố), các bác sĩ sản khoa sẽ cho biết thai nhi đã phát triển đạt chuẩn hay chưa. Từ đó có sự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt nhằm giúp thai nhi tăng trưởng tốt. Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng thai nhi 2023 chuẩn quốc tế mới nhất vừa được công bố:
Tuổi thai (tuần)
|
Chiều dài (cm)
|
Cân nặng (gam)
|
Tuần thứ 8
|
1,6
|
Khoảng 1- 10
|
Tuần thứ 9
|
2,3
|
Khoảng 1- 10
|
Tuần thứ 10
|
3,1
|
Khoảng 1- 10
|
Tuần thứ 11
|
4,1
|
Khoảng 50 - 70
|
Tuần thứ 12
|
5,4
|
Khoảng 50 - 70
|
Tuần thứ 13
|
7,4
|
Khoảng 50 - 70
|
Tuần thứ 14
|
8,7
|
Khoảng 50 - 70
|
Tuần thứ 15
|
10,1
|
70
|
Tuần thứ 16
|
11,6
|
100
|
Tuần thứ 17
|
13,0
|
140
|
Tuần thứ 18
|
14,2
|
190
|
Tuần thứ 19
|
15,3
|
240
|
Tuần thứ 20
|
16,4
|
300
|
Tuần thứ 21
|
25,6
|
360
|
Tuần thứ 22
|
27,8
|
430
|
Tuần thứ 23
|
28,9
|
501
|
Tuần thứ 24
|
30,0
|
600
|
Tuần thứ 25
|
34,6
|
660
|
Tuần thứ 26
|
35,6
|
760
|
Tuần thứ 27
|
36,6
|
875
|
Tuần thứ 28
|
37,6
|
1005
|
Tuần thứ 29
|
38,6
|
1153
|
Tuần thứ 30
|
39,9
|
1319
|
Tuần thứ 31
|
41,1
|
1502
|
Tuần thứ 32
|
42,4
|
1702
|
Tuần thứ 33
|
43,7
|
1918
|
Tuần thứ 34
|
45,0
|
2146
|
Tuần thứ 35
|
46,2
|
2383
|
Tuần thứ 36
|
47,4
|
2622
|
Tuần thứ 37
|
48,6
|
2859
|
Tuần thứ 38
|
49,8
|
3083
|
Tuần thứ 39
|
50,7
|
3288
|
Tuần thứ 40
|
51,2
|
3462
|
Bảng chiều cao cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi
Bảng cân nặng thai nhi bệnh viện Từ Dũ 2023 tham khảo
Từ Dũ là một trong những bệnh viện phụ sản lớn nhất khu vực phía Nam. Những thông tin về sản khoa do bệnh viện này cung cấp được nhiều thai phụ quan tâm, đánh giá cao. Từ Dũ cũng đã công bố bảng chiều dài cân nặng thai nhi được bệnh viện tổng hợp dựa trên các tài liệu chuyên ngành. Cha mẹ có thể tham khảo, có căn cứ để đánh giá sự phát triển của thai nhi.
Tuần tuổi
|
Chiều dài
|
Cân nặng
|
Tuần tuổi
|
Chiều dài
|
Cân nặng
|
Tuần thứ 1
|
Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành
|
Tuần thứ 21
|
25,6 cm
|
360 gam
|
Tuần thứ 2
|
Tuần thứ 22
|
27,8 cm
|
430 gam
|
Tuần thứ 3
|
Tuần thứ 23
|
28,9 cm
|
501 gam
|
Tuần thứ 4
|
Tuần thứ 24
|
30 cm
|
600 gam
|
Tuần thứ 5
|
Hệ thần kinh hoàn thành
|
Tuần thứ 25
|
34,6 cm
|
660 gam
|
Tuần thứ 6
|
Tuần thứ 26
|
35,6 cm
|
760 gam
|
Tuần thứ 7
|
Phôi thai hoàn thiện
|
Tuần thứ 27
|
36,6 cm
|
875 gam
|
Tuần thứ 8
|
1,6 cm
|
1 gam
|
Tuần thứ 28
|
37,6 cm
|
1005 gam
|
Tuần thứ 9
|
2,3 cm
|
2 gam
|
Tuần thứ 29
|
38,6 cm
|
1153 gam
|
Tuần thứ 10
|
3,1 cm
|
4 gam
|
Tuần thứ 30
|
39,9 cm
|
1319 gam
|
Tuần thứ 11
|
3,1 cm
|
7 gam
|
Tuần thứ 31
|
41,1 cm
|
1502 gam
|
Tuần thứ 12
|
5,4 cm
|
14 gam
|
Tuần thứ 32
|
42,4 cm
|
1702 gam
|
Tuần thứ 13
|
7,4 cm
|
23 gam
|
Tuần thứ 33
|
43,7 cm
|
1918 gam
|
Tuần thứ 14
|
8,7 cm
|
43 gam
|
Tuần thứ 34
|
45 cm
|
2146 gam
|
Tuần thứ 15
|
10,1 cm
|
70 gam
|
Tuần thứ 35
|
46,2 cm
|
2383 gam
|
Tuần thứ 16
|
11,6 cm
|
100 gam
|
Tuần thứ 36
|
47,4 cm
|
2622 gam
|
Tuần thứ 17
|
13 cm
|
140 gam
|
Tuần thứ 37
|
48,6 cm
|
2859 gam
|
Tuần thứ 18
|
14,2 cm
|
190 gam
|
Tuần thứ 38
|
49,8 cm
|
3083 gam
|
Tuần thứ 19
|
15,3 cm
|
240 gam
|
Tuần thứ 39
|
50,7 cm
|
3288 gam
|
Tuần thứ 20
|
16,4 cm
|
300 gam
|
Tuần thứ 40
|
51,2 cm
|
3462 gam
|
20 tuần, chiều dài của thai nhi được tình từ đỉnh đầu tới mông
|
Từ tuần thứ 21 trở đi, chiều dài thai nhi được tình từ đầu tới chân thai nhi
|
Bảng chiều dài cân nặng chuẩn thai nhi bệnh viện Từ Dũ
Sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi
Tam cá nguyệt đầu tiên (0 – 13 tuần)
Tuần 4 – 5
Đây được gọi là thời kỳ phôi thai, tinh trùng và trứng kết hợp với nhau tạo ra phôi nang. Phôi nang cấy vào niêm mạc tử cung. Đồng thời, hình thành nhau thai nhằm cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.
Trong những tuần đầu tiên này, thai nhi bắt đầu hình thành tế bào máu, tế bào thận, tế bào thần kinh. Các bộ phận của thai nhi dần dần phát triển: Não, tủy sống, hệ tiêu hóa… Thời điểm này, thai nhi rất dễ bị tổn thương, dẫn đến dị tật bẩm sinh hoặc sẩy thai nếu mẹ bầu sử dụng chất kích thích, mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Tuần 6 – 7
Trong tuần này, cánh tay và chồi chân của em bé bắt đầu phát triển. Não đã được chia thành 5 khu vực khác nhau, nhìn thấy dây thần kinh hộp sọ. Mắt và tai cũng đang hình thành. Các mô sẽ phát triển tạo thành cột sống và xương của em bé. Tuần này cũng đánh dấu sự xuất hiện của tim thai.
Tuần 8
Các cơ quan xuất hiện và phát triển nhanh chóng. Tay và chân dài ra, thông qua siêu âm có thể nhìn thấy hình dáng tay và chân giống như những mái chèo nhỏ. Phổi của bé bắt đầu hình thành.
Những cơ quan đầu tiên xuất hiện vào khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ
Tuần 9
Núm vú, nang lông của thai nhi hình thành trong tuần này. Cánh tay và khuỷu tay của em bé phát triển. Thông qua siêu âm, có thể nhìn thấy ngón chân của em bé.
Tuần 10
Khuôn mặt của em bé bắt đầu hiện hữu rõ rệt và có nét riêng. Mí mắt có thể bắt đầu khép lại, hình thành tai ngoài. Ruột bắt đầu chuyển động xoay. Tuần 10 cũng đánh dấu em bé không còn là phôi thai nữa mà đã trở thành một bào thai.
Tuần 11 – 13
Mí mắt của em bé khép lại và chỉ mở ra khi bước sang tuần 28. Khuôn mặt được định hình rõ ràng, tay chân dài hơn. Trên mỗi ngón tay và ngón chân đã xuất hiện móng tay. Trong giai đoạn này, cơ quan sinh dục của bé cũng xuất hiện. Thông qua siêu âm, cha mẹ đã có thể biết được giới tính của con. Đầu của thai nhi lúc này chiếm đến một nửa kích thích của em bé. Lúc này, em bé cũng đã biết cử động bàn tay, nắm tay. Chồi răng cũng hình thành trong thời điểm này.
Tam cá nguyệt thứ hai (14 – 27 tuần)
Tuần 14 – 18
Em bé của mẹ gần như trong suốt, tóc bắt đầu phát triển. Xương phát triển cứng hơn. Bé biết cử động cơ mặt trong giai đoạn này và biết mút tay. Gan và tuyến tụy bắt đầu sản xuất dịch tiết.
Tuần 19 – 21
Tuần này trở đi, em bé đã có thể nghe được những âm thanh từ cơ thể mẹ và bên ngoài môi trường. Thai nhi tích cực vận động hơn tạo ra sự rung nhẹ ở bụng mẹ, thường được gọi là thai máy.
Tuần 22
Cơ thể em bé được bao phủ bởi một lớp lông tơ. Trên mặt, lông mày và lông mi xuất hiện. Cơ bắp của trẻ cũng tăng nhanh về kích thước giúp bé năng động hơn. Mẹ bầu có thể cảm nhận em bé đang di chuyển trong bụng, móng tay đã dài đến hết ngón tay. Sử dụng ống nghe đã có thể nghe thấy nhịp tim của bé.
Tuần 23 – 25
Tủy xương của bé bắt đầu sản xuất các tế bào máu. Đường hô hấp dưới của phổi phát triển. Cơ thể bé cũng tiến hành dự trữ chất béo.
Tuần 26
Mắt bé phát triển đầy đủ các bộ phận. Khi có tiếng ồn lớn, bé có thể bị giật mình. Dấu vân tay và vân chân đang được hình thành nhanh chóng. Phổi của bé hình thành túi khí. Tuy nhiên, phổi của bé vẫn chưa thể hoạt động bên ngoài tử cung.
Tam cá nguyệt thứ ba (28 – 40 tuần)
Tuần 27 – 30
Trong những tuần này, não và hệ thống thần kinh của bé phát triển nhanh chóng. Bé đã có thể đóng và mở mí mắt. Cơ quan hô hấp tạo ra chất hoạt động bề mặt giúp túi khí lấp đầy không khí.
Tuần 31 – 34
Em bé tăng trưởng nhanh về kích thước, hấp thụ nhiều chất béo hơn. Thai nhi đã có nhịp thở nhưng phổi vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Xương đã phát triển gần như hoàn chỉnh nhưng vẫn còn rất mềm, yếu. Cơ thể của em bé bắt đầu dự trữ các khoáng chất thiết yếu như sắt, canxi, phốt pho.
Thai nhi tăng trưởng cân nặng nhanh trong những tháng cuối thai kỳ
Tuần 35 – 37
Lúc này cân nặng của em bé khoảng 2.5kg và vẫn tiếp tục phát triển. Bề mặt da em bé mịn màng, có màu hồng. Em bé cũng đã có tư thế ngủ đặc trưng. Mạch máu nhỏ đã hình thành. Cơ bắp và xương phát triển gần như hoàn thiện.
Tuần 38 – 40
Em bé đã sẵn sàng để chào đời. Lớp lông tơ bên ngoài đã biến mất, chỉ còn ở cánh tay và vai trên. Núm vú đã xuất hiện. Tóc của em bé dày và thô. Thai nhi dịch chuyển vào vùng xương chậu của mẹ để có thể thuận lợi chào đời.
Cách tính cân nặng của con yêu theo từng tuần tuổi
Cách tính cân nặng thai nhi dựa vào chu vi vòng bụng
Cách tính này vô cùng đơn giản, mẹ bầu có thể đo chu vi bụng và chiều cao tử cung để tính cân nặng thai nhi.
Trong đó:
- Chiều cao tử cung: Độ dài từ âm đạo đến đáy tử cung
- Chu vi bụng: Điểm phình to nhất trên bụng bầu, thường là vị trí rốn
Sau khi có số liệu, mẹ có thể áp dụng theo công thức dưới đây:
Cân nặng thai nhi (g) = [(chu vi bụng (cm) + chiều cao tử cung (cm)) x100]/4
Cách tính cân nặng thai nhi chuẩn qua siêu âm
Trong quá trình siêu âm, có rất nhiều cách để tính cân nặng của thai nhi. Một số thông số, ký hiệu trong siêu âm thai mẹ cần chú ý:
+ BPD: Đường kính lưỡng đỉnh
+ AC: Chu vi của bụng
+ TAD: Đường kính ngang bụng
+ FL: Chiều dài xương đùi
+ HC: Chu vi vòng đầu
Từ các chỉ số này, mẹ bầu có thể áp dụng một trong các công thức sau để tính cân nặng thai nhi sau đây:
Cách tính chiều dài thai nhi đúng chuẩn
Tùy vào tuần tuổi thai nhi mà cách tính chiều dài thai nhi sẽ khác nhau.
- Thai nhi từ 8-19 tuần tuổi: Trong thời gian này, chiều dài thai nhi được tính từ đầu đến mông, được gọi là chiều dài đầu mông. Ở nửa đầu thai kỳ, thai nhi ở trong tư thế uốn cong nên rất khó để xác định chiều dài cũng như cân nặng của thai nhi.
- Thai nhi từ 20-32 tuần tuổi: Lúc này, chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Từ tuần 20 trở đi, thai nhi tăng trưởng nhanh cả về chiều dài và cân nặng.
- Thai từ 32 tuần trở lên: Cân nặng của thai nhi phát triển từng ngày, các hệ cơ quan trong giai đoạn hoàn thiện để sẵn sàng chào đời.
Lưu ý khi đo cân nặng, chiều dài thai nhi theo tuần
Trong quá trình đo cân nặng, chiều dài thai nhi theo tuần, mẹ bầu nên chú ý một số yếu tố quan trọng sau đây:
- Dù áp dụng cách đo cân nặng, chiều dài như thế nào thì kết quả vẫn có thể không chính xác 100%.
- Các con số về chiều cao, cân nặng của thai nhi đo được chỉ mang tính chất tham khảo. Mẹ bầu nên tiến hành siêu âm thai nhi và nhờ sự trợ giúp của bác sĩ để nắm được các chỉ số tăng trưởng của thai nhi cụ thể nhất.
- Thai nhi thiếu cân, thừa cân quá nhiều đều có thể là dấu hiệu của những bất ổn sức khỏe của người mẹ. Ngoài quan tâm đến em bé trong bụng, mẹ cũng nên chú ý kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân để có phương án chăm sóc sức khỏe phù hợp.
- Áp lực về cân nặng, chiều dài của thai nhi có thể khiến mẹ mệt mỏi, căng thẳng. Hãy nhớ rằng, tinh thần thoải mái, vui vẻ cũng là một cách hữu ích để giúp em bé phát triển đạt chuẩn.
Mẹ bầu cần làm thế nào để thai nhi phát triển đạt chuẩn?
Để con yêu phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ, mẹ bầu cần làm tốt các việc sau đây:
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất. Nhiều người cho rằng, mang thai phải ăn gấp đôi, gấp ba lần bình thường thì em bé mới khỏe. Tuy nhiên, điều này khiến mẹ bầu bị ám ảnh chuyện ăn uống, gây tăng cân nhanh, em bé nặng hơn chuẩn khiến việc sinh nở khó khăn.
- Kiểm soát tốt cân nặng trong quá trình mang thai vô cùng quan trọng. Trong thai kỳ, mẹ bầu tăng từ 10-12kg với thai đơn, tăng từ 16-20kg nếu mang đa thai. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu tăng khoảng 1,5-2kg là đạt chuẩn. Tam cá nguyệt thứ 2, nên tăng từ đến 4-5 kg. Tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ bầu cần tăng khoảng 5-6kg.
- Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Căng thẳng, lao lực quá mức cũng là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của thai nhi.
- Thăm khám thai định kỳ nhằm kiểm tra sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho mẹ những kiến thức hữu ích để mẹ và bé cùng khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
Thai nhi phát triển lớn hơn, nhỏ hơn so với tuổi thai có ảnh hưởng gì không?
Thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai
Nếu chiều dài thai nhi lớn hơn so với tuổi thai khoảng 3cm trở lên thì em bé đang phát triển lớn hơn so với tuổi thai. Bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra chi tiết nhằm xác định nguyên nhân. Việc em bé phát triển quá lớn có thể gây ra những hệ lụy sau đây:
Ảnh hưởng đến mẹ bầu:
- Gây khó ngủ cho mẹ bầu, đặc biệt ở những tháng cuối
- Gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ, sinh con. Một số mẹ bầu có thai quá lớn làm tổn thương đường sinh dục của mẹ, thậm chí có thể làm vỡ tử cung khi sinh em bé.
Thai nhi nhỏ hơn so với tuần tuổi có thể do thiếu hụt dinh dưỡng
Ảnh hưởng đến thai nhi:
- Thai nhi bị thừa cân có thể đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Tiểu đường, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy tim, giảm thân nhiệt…
Thai nhi phát triển kém so với tuổi thai
Việc thai nhi tăng trưởng kém hơn so với tuổi khoảng 3cm chiều dài, cha mẹ cần cảnh giác với những nguy cơ sau đây:
Mẹ bầu:
Thai nhi quá nhỏ là dấu hiệu cảnh báo mẹ đang ăn uống thiếu chất hoặc mắc phải các bệnh lý làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé.
Thai nhi:
Trẻ sẽ bị thiếu cân khi sinh ra nếu thai nhi nhỏ hơn so với tuổi mà mẹ không điều chỉnh chế độ ăn uống. Em bé sau khi chào đời cũng dễ bị viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết, thậm chí giảm các chỉ số thông minh, vận động…
Mẹ bầu nên làm gì khi con thừa cân hoặc nhẹ cân so với tiêu chuẩn?
Khi cân nặng thai nhi nhẹ hơn so với chuẩn
Nếu thai nhi nhẹ hơn chuẩn, mẹ nên tiến hành điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Điều này giúp cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, tăng trưởng cân nặng tốt.
Nếu mẹ tăng cân đạt chuẩn nhưng em bé bị thiếu cân, có thể do mẹ chưa ăn uống đúng cách, ăn vào mẹ nhưng không vào con. Mẹ nên ăn nhiều thực phẩm tập trung vào sự phát triển của con như: các loại rau củ nhiều màu sắc, sữa tươi không đường, sữa chua không đường, ngũ cốc, trứng gà, trái cây…
Khi cân nặng thai nhi lớn hơn so với chuẩn
Thai nhi quá lớn so với chuẩn cân nặng theo tuần, mẹ cần có sự kiểm soát chế độ ăn uống hằng ngày để hạn chế sự tăng trưởng cân nặng của thai nhi. Một số thực phẩm có lợi mẹ bầu trong trường hợp này nên ăn bao gồm: trái cây tươi, rau củ. Vì đây là các thực phẩm có calo thấp. Hạn chế ăn tinh bột và đường do nhóm chất này sẽ khiến cân nặng của bé tăng nhanh hơn.
Lưu ý chia nhỏ các bữa ăn để kích thích hệ tiêu hóa hấp thụ dinh dưỡng tối đa, ngăn ngừa việc hấp thụ các chất dư thừa làm thai nhi tăng cân nhanh. Tham gia các bộ môn vận động cũng giúp mẹ kiểm soát cân nặng cho em bé trong bụng và tăng cường sức khỏe cho bản thân.
Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và thông minh?
Để thai nhi tăng trưởng tốt cả về thể chất và trí tuệ, mẹ bầu nên lưu ý trong chế độ ăn uống như sau:
- Tăng cường bổ sung đạm trong khẩu phần ăn uống hằng ngày. Đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa…
- Chia nhỏ bữa ăn. Thay vì ăn nhiều trong 1 bữa, mẹ bầu có thể ăn nhiều bữa trong 1 ngày.
Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn để thai nhi phát triển tốt
- Bổ sung các loại đậu như đậu nành, đậu đỏ, đậu xanh… vào khẩu phần ăn uống.
- Uống đủ 2-2.5 lít nước mỗi ngày
- Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng sắt cao như: Thịt lợn, thịt bò, rau dền. Vào những tháng cuối, cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, vừng…
- Rau xanh là nguồn cung cấp vi khoáng và chất xơ quan trọng, rất tốt cho mẹ bầu và em bé. Thực đơn ăn uống hằng ngày phải có ít nhất 3-5 loại rau xanh.
Thời kỳ bào thai là một trong những giai đoạn vàng trong tăng trưởng thể chất. Em bé đạt chuẩn trong suốt thai kỳ sẽ chào đời với chiều cao và cân nặng lý tưởng. Đây là tiền đề quan trọng để em bé sở hữu vóc dáng nổi bật khi trưởng thành.
FAQs