13 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn?
Ở độ tuổi 13, chiều cao chuẩn của trẻ theo WHO lần lượt là:
- Nam 13 tuổi: Từ 156 - 162,6cm. Trẻ 133,8 - 139,6cm bị xem là thấp còi.
- Nữ 13 tuổi: Từ 156,4 - 159,6cm. Bé gái từ 135,6 - 138,7cm bị xem là thấp còi.
Chiều cao là một trong những tiêu chí đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu chiều cao quá hạn chế, khả năng lớn là trẻ đang gặp vấn đề về dinh dưỡng hoặc đang mắc bệnh lý nào đó liên quan đến hệ xương. Ba mẹ cần thực hiện các phương pháp cải thiện chiều cao hợp lý để trẻ thuận lợi có được vóc dáng cao ráo trong tương lai.
Dựa vào số liệu của WHO, nam 13 tuổi có chiều cao chuẩn 156 - 162,6cm, nữ 13 tuổi có chiều cao chuẩn 156,4 - 159,6cm.
Chiều cao tăng trưởng thế nào ở tuổi 13
Có 3 giai đoạn vàng để tăng chiều cao nhanh chóng là giai đoạn mang thai, 3 năm đầu đời, thời kỳ dậy thì. 13 tuổi ở nam và nữ đều đang trong tuổi dậy thì - giai đoạn mà chiều cao và cân nặng của con sẽ có những bước nhảy vọt đáng kinh ngạc.
Trong vài năm tuổi dậy thì, có 1-2 năm bất kỳ, chiều cao của con có thể tăng thêm 8-12cm/năm nếu được chăm sóc tốt. Do đó, với những trẻ 13 tuổi đang thấp hơn chuẩn, nên tận dụng thời kỳ dậy thì, áp dụng các cách tăng chiều cao khoa học để bứt phá chiều cao. Hết tuổi dậy thì, chiều cao tăng trưởng rất chậm và đến khoảng tuổi 18 - 20 sẽ ngừng phát triển. Bỏ lỡ thời kỳ dậy thì, hầu như không còn cơ hội tốt nào để tăng chiều cao nhanh chóng.
Cách tăng chiều cao ở tuổi 13 nhanh chóng
Gen di truyền, dinh dưỡng, luyện tập sức khỏe, môi trường, giấc ngủ… là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của chiều cao. Dựa vào điều này, ba mẹ nên cải thiện vóc dáng cho trẻ thông qua 7 cách tăng chiều cao sau đây.

Những phương pháp hiệu quả giúp tăng chiều cao cho trẻ 13 tuổi
Vận động thể chất
Khi vận động, cơ thể trẻ được kích thích để sản sinh nội tiết tố tăng trưởng (GH). Nội tiết tố này có tác dụng hỗ trợ phát triển hệ xương, thúc đẩy gia tăng chiều cao. Đồng thời, các hoạt động thể dục thể thao cũng làm tăng trao đổi chất, đốt cháy calo, nâng cao hoạt động của cơ bắp. Với những ưu điểm này, trẻ 13 tuổi nên được vận động thường xuyên để thể chất phát triển tối ưu. Trung bình, trẻ nên tập thể dục thể thao từ 3 - 5 lần/tuần, mỗi lần 30 - 60 phút.
Xem thêm: Các bài tập tăng chiều cao ở tuổi dậy thì
Sinh hoạt ngoài trời
Để thêm khỏe mạnh, trẻ cần thường xuyên sinh hoạt ngoài trời và tiếp xúc với ánh nắng. Tia UV-B trong ánh nắng buổi sáng và buổi chiều sẽ giúp trẻ tổng hợp Vitamin D, vi chất có tác dụng hỗ trợ cơ thể hấp thụ Canxi. Sinh hoạt ngoài trời đồng thời là cơ hội để trẻ giải tỏa căng thẳng, vận động trong môi trường thoáng khí cũng như học thêm các kiến thức xã hội.

Hoạt động ngoài trời hỗ trợ tổng hợp Vitamin D giúp tăng chiều cao
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chiều cao, dinh dưỡng là điều tối quan trọng cần được quan tâm. Trong thực đơn hàng ngày, trẻ 13 tuổi nên bổ sung:
- Tinh bột: Gạo, bắp, ngũ cốc, bánh mì, khoai tây, …
- Đạm: các loại đậu, súp lơ, sữa, thịt gà, thịt bò, thịt heo, hải sản…
- Chất béo: mỡ động vật, các loại cá béo, trứng, các loại hạt, bơ sữa, phô mai…
- Vitamin và khoáng chất: Sữa, nội tạng động vật, các loại hạt, rau lá xanh, ngũ cốc, trái cây…
Tỉ lệ giữa 4 nhóm chất trên phải cân bằng, phù hợp với thể trạng của trẻ. Khẩu phần mỗi bữa ăn nên ở mức vừa phải và có thời gian cố định để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Gợi ý: Nên ăn gì trước khi ngủ để tăng chiều cao?
Bổ sung dưỡng chất cho xương
Hệ xương chắc khỏe, phát triển tốt là yêu cầu bắt buộc để cải thiện chiều cao ở trẻ. Do đó, trẻ cần được hấp thụ những dưỡng chất tốt cho xương như:
- Canxi: Thịt gà, trứng, sữa, các loại rau xanh, ngũ cốc…
- Vitamin D3: Gan bò, cá hồi, lòng đỏ trứng, bơ, phô mai…
- Vitamin K2: Thịt cá, thịt bò, gan ngỗng…
- Phốt pho: Thịt lợn, gà, cá, nội tạng động vật, sữa, các loại hạt…
Hạn chế ăn ngọt, ăn mặn, đồ chiên rán
Trong thực đơn hàng ngày cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng xấu đến chiều cao của trẻ. Theo các nghiên cứu sức khỏe, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn đồ chiên rán vì dễ gây tăng cân, béo phì. Các món ăn nhiều đường cũng cần cắt giảm bởi cơ thể sẽ sản sinh nội tiết tố ức chế xương khi nạp quá nhiều đường. Thức ăn cho trẻ cũng không nên quá mặn hay đậm đà để tránh tình trạng thận vô tình đào thải Canxi chưa được hấp thụ ra khỏi cơ thể.
Duy trì giấc ngủ lành mạnh
Theo khuyến nghị của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia ở Hoa Kỳ, nam nữ 13 tuổi cần được ngủ từ 9 - 11 tiếng mỗi ngày để phát triển khỏe mạnh. Vào buổi tối, trẻ nên ngủ trước 22 giờ đêm. Điều này sẽ tận dụng tối ưu lượng nội tiết tố tăng trưởng được sản sinh nhiều nhất trong lúc ngủ. Vào buổi trưa, trẻ nên có giấc ngủ ngắn để nạp lại năng lượng đồng thời cải thiện trí não.

Ngủ đủ giấc cải thiện chiều cao hiệu quả
Tránh tiếp xúc thuốc lá
Khói thuốc lá rất nguy hiểm với sức khỏe của trẻ. Trẻ hít phải khói thuốc sẽ dễ bị các bệnh như ho, khó thở, viêm phổi. Tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài làm các tế bào xương bị tàn phá, từ đó khiến hệ xương yếu đi và khó phát triển dài thêm. Theo các nghiên cứu, trẻ em tiếp xúc với khói thuốc sẽ có chiều cao hạn chế hơn rất nhiều so với bạn cùng trang lứa. Do đó, ba mẹ cần hạn chế tối đa việc để trẻ tiếp xúc khói thuốc.
Điều chỉnh tư thế chính xác
Việc điều chỉnh tư thế chính xác trong cả sinh hoạt và nghỉ ngơi có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ 13 tuổi. Tư thế đúng sẽ tham gia bảo vệ cột sống của trẻ luôn thẳng, không bị ngửa ra sau hay gập về trước. Cột sống thẳng giúp trẻ cao và có dáng người đẹp hơn. Những trẻ có tư thế sai thường thấp hơn mức tiềm năng 2-4cm, gặp vấn đề cong vẹo cột sống do khòm lưng, ngồi nghiêng người.
Khi đứng, ngồi học bài, hướng dẫn con giữ lưng thẳng sao cho đầu, cổ, lưng nằm trên 1 đường thẳng. Khi nằm ngủ, hạn chế cong người lại.
Để tăng chiều cao, trẻ 13 tuổi cần bổ sung dinh dưỡng, luyện tập thể chất, hoạt động ngoài trời, tập thói quen sinh hoạt lành mạnh và tránh xa các chất gây hại cho sức khỏe.
5 thói quen xấu ảnh hưởng chiều cao trẻ 13 tuổi
Ngoài thực hiện các phương pháp cải thiện chiều cao, ba mẹ cũng cần chú ý điều chỉnh những thói quen xấu gây hại đến sức khỏe ở trẻ. Sau đây là 5 thói quen thường gặp nhất ở trẻ 13 tuổi cần được thay đổi càng sớm càng tốt.

Những thói quen xấu có thể hạn chế quá trình cải thiện chiều cao
Thức khuya
Thức khuya khiến trẻ ngủ không đủ giấc, thể chất mệt mỏi, trí não thiếu tỉnh táo. Ngủ trễ cũng ảnh hưởng đến những hoạt động phục hồi và đào thải chất của cơ thể, từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Bởi thế, trẻ cần được tập thói quen đi ngủ sớm.
Xem thêm: Thường xuyên thức khuya có bị lùn không?
Gù lưng
Theo thống kê, tỉ lệ trẻ cấp 2 bị gù lưng, cong vẹo lưng là rất cao. Bệnh lý này đến từ tư thế sinh hoạt thiếu lành mạnh của trẻ. Ba mẹ cần nhắc nhở và điều chỉnh cho trẻ. Lưu ý trẻ giữ thẳng lưng, cân bằng xương chậu trong mọi tư thế.
Gập cổ khi sử dụng điện thoại
Gập cổ trong thời gian dài dẫn đến bệnh cổ rùa và cũng hạn chế lượng oxy được đưa lên não. Ba mẹ nên chỉnh lại vóc dáng sử dụng điện thoại của trẻ, giữ cổ và lưng luôn thẳng còn điện thoại được đặt ở khoảng cách an toàn với mắt.
Lười vận động
Trong bối cảnh công nghệ hiện đại ngày nay, trẻ có xu hướng ít ra ngoài và ít vận động. Thói quen này khiến trẻ dễ tăng cân, đề kháng kém, thể chất yếu ớt. Mỗi ngày, trẻ 13 tuổi nên tập thể dục từ khoảng 30 phút. Trẻ cũng nên được chơi các môn thể thao ngoài trời để kích thích cơ thể phát triển.
Kén ăn
Kén ăn là thói quen xấu khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, thiếu chất. Ba mẹ nên tập cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm mỗi ngày. Thay đổi phương pháp chế biến là một cách hữu hiệu để trẻ vui vẻ ăn ngon những món mà mình không thích.
Trẻ 13 tuổi thường có những thói quen xấu như gù lưng, kén ăn, thức khuya, lười vận động, tư thế xấu. Ba mẹ nên quan tâm nhắc nhở và giúp trẻ thay đổi những thói quen này.
Trên đây là 8 cách tăng chiều cao cho trẻ 13 tuổi cùng với đó là 5 thói quen xấu cần thay đổi để trẻ phát triển khỏe mạnh. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, ba mẹ có thể liên hệ với NuBest Vietnam. Chúc ba mẹ thành công trong hành trình cùng con lớn cao mỗi ngày.
Gợi ý: Trẻ dậy thì nên gì trước khi đi ngủ để tăng chiều cao?
FAQs