Vai trò của dinh dưỡng trong phát triển chiều cao
Chiều cao tối đa mà con có thể đạt được là bao nhiêu do nhiều yếu tố chi phối như di truyền, dinh dưỡng, hoạt động thể chất, thời gian nghỉ ngơi, môi trường sống… Rất nhiều người trong chúng ta lầm tưởng rằng di truyền là yếu tố chính quyết định quá trình phát triển chiều cao của con. Nhưng thực tế không phải vậy. Dinh dưỡng mới là yếu tố tác động nhiều nhất đến chiều cao của trẻ, khoảng 32%. Di truyền chỉ ảnh hưởng khoảng 23%.
Dinh dưỡng là yếu tố tác động lớn nhất đến chiều cao của trẻ
Quá trình chăm sóc dinh dưỡng tăng chiều cao cho trẻ phải được chú ý ngay từ khi con trong bụng mẹ và duy trì xuyên suốt hành trình phát triển. Trong đó, có 3 thời điểm dinh dưỡng khoa học sẽ giúp con phát triển chiều cao nhanh chóng là 9 tháng bào thai, 3 năm đầu đời và thời kỳ dậy thì. Thông qua ăn uống, cơ thể con sẽ nhận được đủ các nguyên liệu cần thiết để xương tăng trưởng, giúp chiều cao phát triển tốt.
Những dưỡng chất thiết yếu cần phải bổ sung đủ trong quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ gồm có canxi, protein, vitamin D, kẽm, phốt pho, magie, vitamin K, vitamin nhóm B… Trong đó quan trọng nhất chính là canxi vì đây được xem là thành phần chính trong cấu tạo xương của trẻ. Thiếu hụt canxi có thể khiến xương nhỏ, yếu, tăng trưởng kém, thậm chí hệ xương bị biến dạng do không thể phát triển theo cấu tạo tự nhiên.
Tác động của biếng ăn đến sự sức khỏe và phát triển chiều cao của trẻ
Trẻ biếng ăn là tình trạng trẻ không ăn hoặc chỉ ăn rất ít so với nhu cầu dưỡng chất của độ tuổi hiện tại. Một số trẻ thậm chí còn có tâm lý sợ ăn, cứ đến giờ ăn là khóc, hất thức ăn. Con biếng ăn là nỗi ám ảnh của hầu hết các bậc phụ huynh gặp tình trạng này. Việc trẻ biếng ăn trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sự phát triển chiều cao cân nặng cũng như trí tuệ của trẻ.
- Trẻ thiếu hụt dinh dưỡng: Các bữa ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cơ thể trẻ phát triển và hoạt động. Nếu trẻ biếng ăn, trẻ sẽ không nạp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao, bao gồm canxi, vitamin D, protein,... Lâu dài sẽ khiến xương phát triển chậm, sức khỏe suy giảm, cơ thể yếu ớt không có sức lực do không đủ năng lượng để cơ thể hoạt động.
- Rối loạn hấp thu: Tình trạng biếng ăn còn có thể dẫn đến rối loạn hấp thu dưỡng chất, khiến cơ thể trẻ không thể tận dụng tối đa lượng thức ăn nạp vào. Một số dưỡng chất như kẽm giúp hấp thu sắt, vitamin D và vitamin K giúp hấp thu canxi… Nếu thiếu hụt những thành phần có vai trò hỗ trợ cơ thể hấp thụ dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng rối loạn hấp thu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ biếng ăn khó đạt được chiều cao chuẩn theo tuổi do thiếu hụt dinh dưỡng
- Suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng là hệ quả nghiêm trọng mà trẻ biếng ăn gặp phải. Biếng ăn kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, cân nặng và chiều cao thấp hơn chuẩn, cơ thể gầy gò ốm yếu không có sức sống. Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn do sức đề kháng yếu.
Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng khi trẻ biếng ăn. Trẻ có nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa, hô hấp, tiêu chảy… do virus có thể dễ dàng tấn công trẻ. 45% trẻ biếng ăn có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp. 29% trẻ biếng ăn có số ngày bệnh trong năm nhiều hơn so với các trẻ bình thường.
Chậm phát triển trí tuệ: Dinh dưỡng hằng ngày cũng ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Trẻ bị biếng ăn có nguy cơ cao bị thiếu hụt protein, sắt, taurin, omega 3-6… đều là những chất tác động đến sự phát triển của não bộ. Các nguyên cứu lâm sàng chỉ ra rằng trẻ biếng ăn có thể thua kém hơn hẳn về điểm trí tuệ so với những trẻ ăn uống khoa học hằng ngày.
Một số nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn
Tình trạng trẻ bị biếng ăn có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
- Do tâm lý: Một số phụ huynh thấy con ăn uống ít hơn các trẻ cùng tuổi nên thường ép trẻ ăn, dọa nạt khi cho con ăn dẫn đến trẻ sợ hãi, lo lắng, căng thẳng, mỗi khi thấy thức ăn, hình thành tâm lý sợ ăn, biếng ăn.
- Do bệnh lý: Nếu trẻ mắc phải các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, hoặc do tác dụng phụ của thuốc khiến trẻ bị đau, khó chịu trong và sau bữa ăn. Nên trẻ không hợp tác khi đến bữa ăn, hoặc chỉ ăn rất ít trong mỗi bữa.
- Do chế độ ăn uống không hợp lý: Nhiều cha mẹ cho con ăn uống không có giờ giấc cố định, cho trẻ ăn vặt quá nhiều, ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc thiếu các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết trong thời gian dài cũng khiến trẻ ăn uống không hiệu quả, biếng ăn.
Thức ăn không hợp khẩu vị khiến trẻ lười ăn
- Thức ăn không phù hợp với khẩu vị: Khẩu vị mỗi đứa trẻ là khác nhau. Có trẻ thích ăn nhạt, có trẻ thích ăn mặn. Món ăn yêu thích của con cũng không giống nhau. Nếu cha mẹ thường xuyên bắt trẻ ăn những món trẻ không thích, nấu nướng thức ăn không hợp khẩu vị cũng khiến trẻ không có hứng thú với việc ăn uống, chán ăn.
- Di truyền: Biếng ăn cũng có xu hướng di truyền. Nếu cha mẹ có tình trạng biếng ăn khi còn nhỏ thì khả năng cao con cái cũng sẽ lặp lại thực trạng này. Những gia đình có người thân bị các bệnh mãn tính như viêm đại tràng, viêm khớp… trẻ em trong nhà cũng có nguy cơ biếng ăn cao hơn.
Giải pháp giúp trẻ biếng ăn ăn ngon miệng và phát triển chiều cao tốt
Con biếng ăn là việc không ai muốn, nếu gặp tình trạng con biếng ăn, cha mẹ nên khẩn trương thực hiện những giải pháp phù hợp để cải thiện vấn đề ăn uống và giúp con phát triển chiều cao tốt hơn như sau:
- Tạo môi trường ăn uống thoải mái: Thay vì quát nạt, đánh đập con để con ăn uống nhiều hơn, cha mẹ nên tạo môi trường ăn uống vui vẻ, thoải mái để con ăn uống ngon miệng. Có thể sắp xếp bữa ăn của con trùng với giờ ăn của gia đình, cho con ăn cùng gia đình để trẻ hứng thú hơn với việc ăn uống, ăn được nhiều hơn.
- Cho trẻ ăn đúng giờ, đủ bữa: Rèn luyện lịch trình ăn uống khoa học cho con rất quan trọng để giúp con cải thiện tình trạng biếng ăn. Ăn đúng giờ, đúng và đủ bữa cũng giúp cơ thể quen với việc tiếp nhận, tiêu hóa thức ăn. Do đó, đến giờ ăn cơ thể có thể xuất hiện cảm giác đói, cha mẹ cho con ăn lúc này con có thể ăn uống được nhiều và ngon miệng hơn.
- Cho con ăn đa dạng các loại thực phẩm: Không nên chỉ cho con ăn những thực phẩm mà cha mẹ cho rằng giàu dinh dưỡng. Mỗi thực phẩm sẽ bổ sung cho trẻ những thành phần dinh dưỡng khác nhau, có những lợi ích nhất định. Việc cho con ăn đa dạng thực phẩm sẽ đảm bảo cơ thể nhận được đa dạng dưỡng chất, đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Đặc biệt, thường xuyên thay đổi thực phẩm còn giúp tăng khẩu vị, kích thích trẻ ăn ngon miệng, hứng thú với việc ăn uống hơn.
Chế biến thức ăn phù hợp với sở thích giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn
- Chế biến thức ăn phù hợp với sở thích và độ tuổi của trẻ: Mỗi đứa trẻ sẽ có khẩu vị khác nhau. Khẩu vị cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Để giúp con ăn nhiều và ăn ngon miệng hơn, cha mẹ có thể ưu tiên chế biến thức ăn phù hợp với sở thích, độ tuổi của con để con dễ ăn hơn, cải thiện khẩu vị ăn uống.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho chiều cao: Trong thực đơn ăn uống hằng ngày, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sự tăng trưởng chiều cao của trẻ như sữa tươi, sữa chua, phô mai, cá hồi, cá thu, tôm, cua, rau xanh, các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt…
- Khuyến khích trẻ vận động: Tùy vào độ tuổi và năng khiếu thể thao của trẻ mà cha mẹ lựa chọn cho con một bộ môn vận động phù hợp. Nên khuyến khích con chơi thể thao từ 30 – 60 phút/ngày tùy độ tuổi để kích thích hệ xương phát triển, tăng mật độ xương. Quá trình vận động cũng đốt cháy năng lượng, khiến trẻ đói và ăn uống ngon miệng hơn.
- Theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ định kỳ: Định kỳ khoảng 3-6 tháng/lần, cha mẹ nên đo chiều cao và cân nặng cho con tại nhà hoặc trung tâm dinh dưỡng. Thông qua theo dõi chỉ số phát triển, cha mẹ sẽ nắm được tình trạng phát triển thể chất của con và kịp thời can thiệp nếu con có dấu hiệu tăng trưởng thấp hơn chuẩn.
Đưa trẻ đến trung tâm dinh dưỡng để thăm khám nếu trẻ bị biếng ăn kéo dài
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu trẻ biếng ăn kéo dài: Biếng ăn kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó nếu con biếng ăn trong thời gian dài và có dấu hiệu phát triển thể chất kém, cha mẹ nên đưa con đi thăm khám sức khỏe, tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp chăm sóc phù hợp.
Con biếng ăn là thực trạng phổ biến ở trẻ nhưng không thể chủ quan. Nếu con bạn có dấu hiệu biếng ăn nên có phương pháp chăm sóc phù hợp nhằm cải thiện tình trạng ăn uống cho con, giúp con bổ sung dinh dưỡng khoa học hơn, tạo điều kiện để chiều cao phát triển hết tiềm năng.