Vai Trò Của Protein Đối Với Tăng Chiều Cao

NuBest Vietnam
16/10/2020

Có 3 chất dinh dưỡng đa lượng không thể nào thiếu trong bữa ăn, bao gồm: Protein, chất béo và carbohydrate. 3 chất dinh dưỡng đa lượng này có vai trò cung cấp calo hoặc năng lượng cho cơ thể.

Trong bài viết này, Nubest Việt Nam sẽ mang tới cái nhìn tổng quát về vai trò của protein với tăng chiều cao và sức khỏe của bạn. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Protein là gì

Protein là những chuỗi axit amin dài tạo nên nền tảng của mọi sự sống. Chúng giống như những cỗ máy tạo ra mọi sinh vật, cho dù là vi rút, vi khuẩn, bướm, sứa, thực vật hay chức năng của con người.

Ở con người, protein chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Các phân tử protein cần thiết cho hoạt động của mọi tế bào. Cơ thể thường tổng hợp protein từ một số loại thực phẩm có trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Cơ thể con người bao gồm khoảng 100 nghìn tỷ tế bào. Mỗi tế bào chứa hàng nghìn loại protein khác nhau. Các protein giống như những cỗ máy nhỏ bên trong tế bào.

Protein được tạo thành từ các khối được gọi là axit amin. Axit amin là các hợp chất hữu cơ do Cacbon, Hydro, Oxy, Nitơ và Lưu huỳnh tạo thành.

Có khoảng 20 loại axit amin khác nhau trong cơ thể. Trong đó, 11 loại axit amin mà cơ thể có thể tạo ra được gọi là axit amin không thiết yếu và 9 loại axit amin cơ thể không thể tự tạo ra được gọi là axit amin thiết yếu.

chuỗi axit amin

Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), axit amin là thành phần cấu tạo của protein và protein là thành phần xây dựng nên khối lượng cơ bắp.

Cơ thể bạn sử dụng các axit amin để tổng hợp protein cho xương hoặc mô cơ và các hợp chất quan trọng khác trong cơ thể như creatine, hormone peptide và một số chất dẫn truyền thần kinh.

Giá trị dinh dưỡng của protein

Giá trị dinh dưỡng của protein được đo bằng số lượng axit amin thiết yếu có trong nó. Các loại thực phẩm khác nhau chứa lượng axit amin thiết yếu khác nhau.

Nguồn thức ăn từ động vật chứa protein có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, nếu bạn theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay, hãy ăn nhiều loại thực phẩm thực vật khác nhau để cơ thể được cung cấp đủ các loại axit amin thiết yếu, đảm bảo lượng protein cần thiết mỗi ngày.

Phân loại Protein và nguồn cung cấp

Trên thực tế, protein được chia làm 3 loại khác nhau, bao gồm: Protein hoàn chỉnh, protein không đầy đủ và protein bổ sung. Nguồn cung cấp của 3 loại protein được phân chia rõ trong bảng dưới đây:

  • Protein hoàn chỉnh: Protein hoàn chỉnh là tên gọi cho nhóm thực phẩm có chứa tất cả các axit amin thiết yếu. Chúng chủ yếu xuất hiện trong nguồn thức ăn từ động vật, chẳng hạn như các loại thịt, sữa và trứng.
  • Protein không đầy đủ: Protein không đầy đủ thiếu ít nhất một axit amin thiết yếu tạo nên sự thiếu cân bằng trong các protein. Các loại thực phẩm thực vật như đậu Hà Lan và ngũ cốc hầu hết chứa protein không hoàn chỉnh.
  • Protein bổ sung: Những thực phẩm này đề cập đến hai hoặc nhiều thực phẩm có chứa protein không hoàn chỉnh mà mọi người có thể kết hợp để cung cấp protein hoàn chỉnh. Ví dụ như gạo và đậu hoặc bánh mì với bơ đậu phộng.

Chức năng của protein trong cơ thể

Protein đóng vai trò quan trọng trong mọi quá trình sinh học với nhiều chức năng khác nhau. Các chức năng chính của protein trong cơ thể là xây dựng, củng cố và sửa chữa hoặc thay thế mọi tế bào, chẳng hạn như mô.

Duy trì và phát triển các mô

Cơ thể cần được cung cấp đủ hàm lượng protein để duy trì và phát triển các mô. Trong những trường hợp bình thường, cơ thể thường phá vỡ cùng một lượng protein mà nó sử dụng để xây dựng và sửa chữa các mô. Trong những trường hợp khác, nó phân hủy nhiều protein hơn mức có thể tạo ra, do đó làm tăng nhu cầu của cơ thể.

Cung cấp cấu trúc hình thành khung liên kết

Một số protein có dạng sợi và cung cấp cho các tế bào và mô độ cứng. Những protein này bao gồm keratin, collagen và elastin, giúp hình thành khung liên kết của các cấu trúc nhất định trong cơ thể.

Keratin

Collagen

Elastin

Một loại protein cấu trúc được tìm thấy trong da, tóc và móng tay.

Loại protein dồi dào nhất trong cơ thể và là cấu trúc của xương, gân, dây chằng và da.

Elastin có tính đàn hồi cao, cho phép nhiều mô trong cơ thể trở lại hình dạng ban đầu sau khi kéo căng hoặc co lại, chẳng hạn như tử cung, phổi và động mạch.

 

Một loại protein có dạng sợi cung cấp cho các bộ phận của cơ thể cấu trúc, sức mạnh và độ đàn hồi.

Vận chuyển và lưu trữ chất dinh dưỡng

Protein vận chuyển các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể để nuôi các tế bào. Các chất dinh dưỡng bao gồm vitamin hoặc khoáng chất, đường huyết, cholesterol và oxy. Khi thực hiện chức năng vận chuyển, protein chỉ liên kết với các chất cụ thể.

Ngoài ra, protein còn có vai trò lưu trữ. Ferritin là một loại protein dự trữ có chức năng dự trữ sắt. Một loại protein dự trữ khác là casein. Đây cũng chính là loại protein có trong sữa giúp trẻ sơ sinh phát triển.

Cung cấp năng lượng

Protein còn có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể. Mỗi gam protein chứa 4 calo, tương đương với hàm lượng mà carbs cung cấp.

Carb và chất béo cung cấp nguồn năng lượng lớn và được chuyển hóa hiệu quả hơn so với protein. Tuy nhiên, các nhà dinh dưỡng vẫn khuyến khích bạn nên sử dụng protein để cung cấp năng lượng cho cơ thể vì chất dinh dưỡng này đáp ứng được nhiều chức năng của cơ thể.

Trên thực tế, protein cung cấp cho cơ thể rất ít nhu cầu năng lượng trong những trường hợp bình thường. Tuy nhiên, ở trạng thái nhịn ăn (18–48 giờ không ăn), cơ thể sẽ phá vỡ cơ xương để các axit amin có thể cung cấp năng lượng.

Tăng cường sức khỏe miễn dịch

Protein giúp hình thành các globulin miễn dịch hoặc kháng thể để chống lại nhiễm trùng. Kháng thể hay globulin miễn dịch là các protein trong máu giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân có hại như vi khuẩn và virus.

Khi cơ thể tạo ra kháng thể chống lại một loại vi khuẩn hoặc virus cụ thể, các tế bào cũng sẽ hình thành khả năng tự phản xạ khi gặp chúng. Điều này cho phép các kháng thể phản ứng nhanh chóng khi phát hiện tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trong lần tiếp theo.

protein giúp tăng cường hệ miễn dịch

Protein hình thành các kháng thể để bảo vệ cơ thể bạn khỏi vi khuẩn và vi rút gây bệnh.

Vì sao protein giúp bạn tăng chiều cao

Cùng với carbs và chất béo, protein là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết cho sức khỏe tối ưu. Chất dinh dưỡng này hỗ trợ sự phát triển và sửa chữa mô, thúc đẩy sự phát triển cơ nạc và giữ cho hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh. Ở giai đoạn phát triển, cơ thể cần protein trong chế độ ăn uống để phát triển xương và cơ.

Nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn giàu protein có tác động tích cực đến sự phát triển chiều cao. Theo Tạp chí Khoa học Dinh dưỡng, protein làm tăng mức độ hormone tăng trưởng, giúp trẻ cao hơn.

Đồng thời, các axit amin trong protein hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng ăn nhiều protein có thể làm tăng chiều cao và cân nặng ở trẻ em bị suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên, việc cân bằng chế độ ăn uống là rất quan trọng nếu muốn tăng chiều cao. Bởi lẽ, chỉ riêng chất đạm không có khả năng giúp chiều cao tăng lên nhanh chóng.

Chẳng hạn, một cậu bé muốn tăng chiều cao nhưng lại say sưa với kẹo và đồ ăn nhanh, cậu bé ấy có thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Điều này ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển chiều cao, mặc dù vẫn duy trì lượng protein cao.

thức ăn giàu protein

Chế độ ăn giàu protein kích thích hormone tăng trưởng, tác động tích cực đến quá trình tăng chiều cao.

Hàm lượng protein cần bổ sung mỗi ngày

Protein là một vi chất quan trọng và có sự luân chuyển liên tục. Việc thiếu hoặc thừa protein dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cơ thể.

Nhu cầu protein có sự khác nhau đối với từng cơ thể. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kì, hàm lượng protein phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm: trọng lượng cơ thể, khối lượng cơ, giới tính, tuổi tác và mức độ hoạt động thể chất.

HÀM LƯỢNG PROTEIN KHUYẾN NGHỊ THEO ĐỘ TUỔI VÀ GIỚI TÍNH

(EAR: Hàm lượng trung bình; RDI: Hàm lượng khuyến nghị)

Nam

 

Nữ

Độ tuổi

EAR

RDI

Độ tuổi

EAR

RDI

4 - 8

16g

20g

4 - 8

16g

20g

9 - 13

31g

40g

9 - 13

24g

35g

14 - 18

49g

65g

14 - 18

35g

45g

19 - 70

52g

64g

 

19 - 70

37g

46g

Trên 70

65g

81g

 

Trên 70

46g

57g

(Nguồn: National Health and Medical Research Council.)

Thiếu protein ảnh hưởng đến chiều cao như thế nào

Thiếu protein trong chế độ ăn là một vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt là khi nó ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của thế hệ tương lai. Thiếu protein có thể dẫn đến các vấn đề về suy dinh dưỡng hoặc các căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Mất khối lượng cơ

Khi chế độ ăn thiếu protein, cơ thể có xu hướng lấy protein từ cơ xương để bảo tồn các mô và chức năng cơ thể quan trọng hơn. Kết quả là, thiếu protein dẫn đến cơ bắp bị hao mòn theo thời gian.

Một nghiên cứu ở nam giới và phụ nữ cao tuổi cho thấy, tình trạng mất cơ diễn ra phần lớn ở những người hấp thụ ít protein. Đồng thời, một số nghiên cứu khác đã chứng minh, lượng protein tăng lên có thể làm chậm quá trình thoái hóa cơ do tuổi già.

mất khối cơ do thiếu protein

Mất khối lượng cơ là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc nạp không đủ protein.

Tăng trưởng thấp còi ở trẻ em

Protein không chỉ giúp duy trì khối lượng cơ và xương mà còn cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Do đó, sự thiếu hụt protein rất có hại cho trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.

Trên thực tế, thấp còi là dấu hiệu phổ biến nhất của suy dinh dưỡng ở trẻ em. Năm 2013, ước tính có khoảng 161 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Một số nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa hàm lượng protein và sự tăng trưởng. Cụ thể, khi hàm lượng protein thấp hơn mức khuyến nghị có thể làm suy giảm tốc độ tăng trưởng của trẻ em.

Nguy cơ gãy xương cao

Protein giúp duy trì sức mạnh và mật độ của xương. Không hấp thụ đủ protein có thể làm suy yếu xương và tăng nguy cơ gãy xương.

Một nghiên cứu ở phụ nữ sau mãn kinh cho thấy ăn nhiều protein giảm nguy cơ gãy xương hông. Một nghiên cứu khác gần đây ở phụ nữ sau mãn kinh bị gãy xương hông cho thấy uống 20 gam chất bổ sung protein mỗi ngày trong nửa năm làm chậm quá trình mất xương 2,3%.

thiếu protein dễ gẫy xương

Thiếu protein khiến mật độ khoáng xương thấp hơn và tăng nguy cơ gãy xương.

Thừa protein gây nên những triệu chứng gì

Bổ sung quá nhiều protein có thể gây nên hiện tượng loãng xương. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chứng minh điều ngược lại, bổ sung nhiều protein trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm giảm thiểu tình trạng loãng xương đáng kể.

Mất Canxi

Một đánh giá năm 2013 về các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa mức tiêu thụ protein cao và sức khỏe xương kém. Bởi lẽ, các protein làm tăng lượng axit trong cơ thể dẫn đến việc Canxi bị rửa trôi khỏi xương để trung hòa axit.

Tuy nhiên, có không ít các nghiên cứu dài hạn đã nêu ra điều ngược lại. Theo đó, protein là dưỡng chất không thể thiếu và mang lại những lợi ích không ngờ đối với sức khỏe của xương. Những người ăn nhiều protein có khả năng duy trì khối lượng xương tốt hơn khi họ già đi và nguy cơ loãng xương, gãy xương được giảm thiểu đáng kể.

Bệnh tim

Một nghiên cứu khác vào năm 2018 cũng chỉ ra rằng tiêu thụ thịt đỏ trong thời gian dài có thể làm tăng trimethylamine N-oxide (TMAO), một chất hóa học tạo ra từ đường ruột có liên quan đến bệnh tim. Kết quả cũng cho thấy rằng việc giảm hoặc loại bỏ thịt đỏ trong khẩu phần đã đảo ngược các tác động.

Mất nước

Một nghiên cứu nhỏ năm 2002 liên quan đến các vận động viên cho thấy rằng, khi lượng protein tăng lên, mức độ hydrat hóa sẽ giảm. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2006 kết luận tiêu thụ nhiều protein hơn có tác động tối thiểu đến quá trình hydrat hóa.

Cách bổ sung protein trong khẩu phần ăn hàng ngày

Protein là chất dinh dưỡng đa lượng, rất cần thiết trong việc xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp trong cơ thể. Chế độ ăn giàu protein làm tăng mức độ sản sinh hormone tăng trưởng. Nhờ đó, chiều cao có sự thay đổi nhanh chóng.

Hàm lượng protein được bổ sung vào cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như giới tính, độ tuổi, trọng lượng cơ thể, khối lượng cơ bắp và mức độ hoạt động thể chất. Cần chú ý bổ sung đủ hàm lượng protein khuyến nghị trong ngày. Việc thừa hoặc thiếu protein dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cơ thể.

Thực phẩm giàu Protein có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa và các loại thực vật (rau, các loại đậu và hạt). Bạn có thể kết hợp hoặc thay đổi luân phiên các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Protein đóng vai trò quan trọng nhưng không đủ khả năng giúp bạn tăng chiều cao. Vì vậy, bạn cần cân bằng được chế độ ăn, đủ protein, đường bột, vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là Canxi.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không dùng để tự chẩn đoán hay điều trị bệnh. Nếu gặp các vấn đề sức khỏe, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có chuyên môn cao.
avatar

Bài viết của

NuBest Vietnam

NuBest Vietnam là đơn vị nhập khẩu chính hãng các dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) từ NuBest Hoa Kỳ - Thương hiệu phân phối TPBVSK uy tín trên toàn thế giới.

Tin tức liên quan
Cam kết chính hãng
cam ket
NuBest Vietnam (Công ty TNHH NuBest) tự hào là đại diện nhập khẩu chính thức các sản phẩm của NuBest Inc Hoa Kỳ - đơn vị sở hữu và phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên Toàn Cầu có trụ sở tại Mỹ. Với mục tiêu mang đến người tiêu dùng Việt những sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng, an toàn với chi phí hợp lý, NuBest Vietnam đã tích cực chọn lọc những sản phẩm thiên nhiên, từ nguồn nguyên liệu sạch mang đến cho người tiêu dùng. Tất cả sản phẩm của NuBest Inc đều được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất Quốc tế cGMP, chứng nhận Organic bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Đặc biệt tất cả sản phẩm được phân phối tại Việt Nam đều được FDA Hoa Kỳ (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cấp phép lưu hành tự do tại Mỹ và đã được Bộ Y tế tại Việt Nam cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.