9 Nguyên nhân trẻ chậm tăng trưởng chiều cao cha mẹ nên biết

Created at 07/12/2024 | Written by Hoàng Nguyễn | Reviewed by NuBest Vietnam

Chậm phát triển chiều cao không những hạn chế chiều cao khi trưởng thành mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, khiến trẻ không có nhiều lợi thế trong cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng trưởng chiều cao. Ba mẹ cần xác định rõ nguyên nhân để có thể kịp thời điều trị, giúp con sở hữu chiều cao ấn tượng khi trưởng thành. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm tăng trưởng chiều cao

Chậm tăng trưởng chiều cao là tình trạng trẻ không đạt được chiều cao như mong đợi so với bạn bè cùng trang lứa cũng như khi so sánh với các chỉ số tăng trưởng chuẩn. Việc nhận biết trẻ đang chậm tăng trưởng chiều cao sẽ giúp ba mẹ có thể can thiệp kịp thời, đảm bảo trẻ phát triển toàn diện về thể chất. 

Khi chậm tăng trưởng chiều cao, trẻ thường có những dấu hiệu sau:

- Trẻ thấp bé hơn so với các bạn cùng trang lứa: Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất. Trẻ luôn thấp bé hơn các bạn trong lớp và thấp hơn chiều cao chuẩn với độ tuổi của trẻ.

- Tốc độ tăng trưởng chiều chậm: Chiều cao của trẻ tăng dưới 5cm/năm trong nhiều năm liên tiếp. 

- Dáng vẻ non nớt: Trẻ chậm phát triển chiều cao sẽ có khuôn mặt trẻ hơn so với tuổi, cơ bắp không phát triển đầy đủ. 

- Chậm dậy thì: Trẻ dậy thì muộn hơn so với các bạn cùng tuổi.

- Biếng ăn: Trẻ thường xuyên biếng ăn, không đủ chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển.

- Các vấn đề sức khỏe khác: Trẻ có thể mắc các bệnh lý như suy giáp, thiếu nội tiết tố tăng trưởng, bệnh celiac, hoặc các hội chứng di truyền.

Những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng trưởng chiều cao

Nguyên nhân trẻ chậm tăng trưởng chiều cao đến từ nhiều yếu tố khác nhau, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng trưởng chiều cao.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng trưởng chiều cao.

Thiếu nội tiết tăng trưởng

Nội tiết tố tăng trưởng do tuyến yên tiết ra, đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển của xương, cơ và các mô khác ở trẻ. Do đó, thiếu hụt nội tiết tố tăng trưởng trong bất kỳ độ tuổi nào cũng sẽ khiến trẻ chậm phát triển chiều cao. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt nội tiết tố tăng trưởng ở trẻ. Những chấn thương ở vùng đầu, u não, viêm màng não, viêm não... có thể gây tổn thương tuyến yên, dẫn đến giảm tiết nội tiết tố tăng trưởng.

Suy tuyến giáp

Suy tuyến giáp là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng trưởng chiều cao. Suy tuyến giáp hoặc thiếu hụt tuyến giáp khiến trẻ biếng ăn, dẫn đến việc thiếu hụt dinh dưỡng khiến trẻ chậm phát triển chiều cao, thấp còi và dậy thì muộn. 

Trẻ suy tuyến giáp chủ yếu do di truyền, cơ thể mẹ thiếu iot trong giai đoạn thai kỳ hoặc trẻ bị tác dụng phụ của thuốc, bệnh tự miễn, bệnh lý tuyến giáp hoặc suy tuyến yên… Hiện nay, cứ khoảng 2000-3000 trẻ chậm tăng trưởng chiều cao sẽ có 1 trường hợp là do suy tuyến giáp.

Di truyền

Di truyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ, chiếm khoảng 23%. Điều này đồng nghĩa với việc ba mẹ cao lớn thì con cái sẽ sở hữu ưu điểm này. Tuy nhiên, trên thực tế ba mẹ sở hữu chiều cao hạn chế vẫn có thể cải thiện chiều cao cho con của mình nếu trẻ được chăm sóc tốt về dinh dưỡng.

Di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.
Di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.

Trẻ chậm phát triển ngay từ trong bụng mẹ

Trong giai đoạn mang thai, mẹ không bổ sung đủ dinh dưỡng, ngủ không đủ giấc hoặc chăm sóc thai nhi thiếu khoa học sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng bào thai. 

Trẻ suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ sẽ có cân nặng thấp hơn mức trung bình. Hiện nay, có đến 10% trẻ sơ sinh có cân nặng thấp dẫn đến việc chậm phát triển chiều cao.

Trẻ sinh non

Trẻ sinh non thường có sức đề kháng yếu, nhẹ cân hơn so với những bé sinh đủ tháng và chiều cao thường không đạt chuẩn đến lúc 2 tuổi. Nếu sau độ tuổi này, trẻ vẫn chưa đạt chiều cao trung bình, ba mẹ nên đưa bé đi khám, tầm soát để tìm hiểu nguyên nhân và kịp thời cải thiện chiều cao cho trẻ. 

Suy dinh dưỡng

Dinh dưỡng quyết định đến 32% chiều cao của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn bào thai, 1000 ngày đầu đời, giai đoạn dậy thì và tiền dậy thì. Vì thế khi bị suy dinh dưỡng, cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển, nhất là các vi chất hình thành và phát triển xương như Canxi, Phốt pho, Vitamin D3, Vitamin K2, Magie,... dẫn đến tình trạng trẻ chậm tăng trưởng chiều cao.

Suy dinh dưỡng khiến cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất để tăng trưởng chiều cao.
Suy dinh dưỡng khiến cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất để tăng trưởng chiều cao.​​​​​​​

Các bệnh do bất thường nhiễm sắc thể gây ra

Một số bệnh lý do sự phải triển bất thường nhiễm sắc thể làm trẻ chậm tăng trưởng chiều cao như:

- Hội chứng Down (Ba nhiễm sắc thể 21): Trẻ mắc bệnh này thường chậm phát triển trí tuệ, dáng người thấp bé, đầu nhỏ.

- Hội chứng Turner (Chỉ có 1 nhiễm sắc thể X): Trẻ mắc hội chứng này sẽ chậm phát triển chiều cao và dậy thì muộn. Từ đó dẫn đến việc trẻ thấp hơn bạn bè cùng độ tuổi lên đến 45cm. 

- Hội chứng Noonan: Mắc hội chứng này trẻ sẽ bị dị tật xương, hình dáng đầu bất thường, tầm vóc thấp bé. Khi còn nhỏ, chiều cao của trẻ có thể phát triển bình thường nhưng càng lớn thì phát triển càng chậm.

Do thiếu máu

Thiếu máu là một trong những nguyên nhân trẻ chậm tăng trưởng chiều cao. Khi cơ thể thiếu máu trong thời gian dài, nội tiết tố tăng trưởng sẽ tiết ra ít hơn khiến trẻ chậm tăng chiều cao. Một số bệnh lý như tán huyết, thiếu sắt kéo dài, hồng cầu lưỡi liềm khiến cơ thể thiếu máu.

Các bệnh lý mạn tính

Các bệnh lý như bệnh Celiac, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, thấp khớp cùng các bệnh lý mạn tính khác ở tim, hệ tiêu hóa, thận, phổi,… có thể ảnh hưởng đến chức năng và sự phát triển của các cơ quan. Lâu dần sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như rối loạn hấp thu, rối loạn chuyển hóa, rối loạn trao đổi chất, rối loạn nhịp tim,... ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao và sự phát triển tổng thể của trẻ. 

Thiếu nội tiết tố tăng trưởng, suy tuyến giáp, trẻ sinh non và chậm phát triển từ trong bụng mẹ, di truyền, suy dinh dưỡng, thiếu máu, các bệnh do bất thường nhiễm sắc thể hoặc bệnh mãn tính là những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng trưởng chiều cao.

Tác hại của việc chậm tăng trưởng chiều cao

Chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn tác động đến nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Trẻ chậm phát triển chiều cao thường gặp phải các vấn đề sau:

- Suy dinh dưỡng: Thiếu hụt các vi chất thiết yếu như Canxi, Phốt pho, Vitamin D dẫn đến còi xương, xương yếu hoặc biến dạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc xương và vóc dáng của trẻ.

- Giảm khả năng miễn dịch: Cơ thể suy yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, làm giảm sức đề kháng của trẻ.

- Hạn chế về vận động: Chiều cao khiêm tốn gây khó khăn trong các hoạt động thể chất, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về thể lực.

- Tự ti, mặc cảm: Cảm giác thấp bé hơn các bạn cùng trang lứa dễ dẫn đến tâm lý tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách và phát triển mối quan hệ trong xã hội của trẻ. 

Chậm tăng trưởng chiều cao sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
​​​​​​​Chậm tăng trưởng chiều cao sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.​​​​​​​

Phương pháp cải thiện chiều cao hiệu quả cho trẻ chậm phát triển

Trẻ chậm tăng trưởng chiều cao nên được khám bệnh, chẩn đoán và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, ba mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách để góp phần cải thiện chiều cao của trẻ. Một số phương pháp tăng chiều cao cho trẻ chậm phát triển mà ba mẹ nên biết:

Chế độ dinh dưỡng khoa học, giàu Canxi và Vitamin D3

Để cải thiện chiều cao cho trẻ, một chế độ dinh dưỡng khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất là điều kiện cần. Trong đó, Canxi và Vitamin D3 là hai dưỡng chất cần được bổ sung đầy đủ lượng cần thiết.

Canxi là dưỡng chất chính, đóng vai trò then chốt trong quá trình hình thành và phát triển xương, giúp xương chắc khỏe. Thực tế, có đến 99% khối lượng Canxi của cơ thể tồn tại trong xương. Do đó, để trẻ tăng trưởng chiều cao, ba mẹ hãy bổ sung đầy đủ lượng Canxi cần thiết cho trẻ. 

Tuy nhiên, nếu không có Vitamin D3, chỉ 10% lượng Canxi nạp vào được xương hấp thu. Vì thế, trẻ cần được bổ sung đủ Vitamin D3 để tăng khả năng hấp thụ Canxi. Một số thực phẩm giàu dưỡng chất có lợi cho sự phát triển chiều cao của trẻ là: các loại đậu, cà rốt, trái cây, thịt gà, thịt bò, rau lá xanh, cá hồi, cá trích, ngũ cốc,... 

Bên cạnh đó, ba mẹ có thể cho trẻ sử dụng sữa bổ sung Canxi, Vitamin D và các dưỡng chất khác. Một số loại sữa được đánh giá cao về chất lượng, công dụng tăng chiều cao hiện nay là: Sữa tăng chiều cao NuBest Tall 6 trong 1, Sữa bột NuBest Tall hương Chocolate, Sữa bột NuBest Tall hương Vanilla

Sữa tăng chiều cao bổ sung dưỡng chất giúp trẻ phát triển chiều cao.
Sữa tăng chiều cao bổ sung dưỡng chất giúp trẻ phát triển chiều cao.​​​​​​​

Các dòng sữa thương hiệu NuBest đều có thành phần Canxi chiết xuất từ tảo biển đỏ, khả năng hấp thu cao gấp 3-4 lần Canxi thường kết hợp cùng Vitamin D3, Vitamin K2… Trong đó, sữa tăng chiều cao NuBest Tall 6 trong 1 còn bổ sung thêm Collagen thủy phân và Phốt pho được bổ sung gấp đôi, giúp xương chắc khỏe và phát triển nhanh hơn.

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

Một giấc ngủ sâu, chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng chiều cao của trẻ. Ba mẹ nên tạo thói quen ngủ trước 22h cho con và đảm bảo môi trường ngủ yên tĩnh, thoáng mát để tăng chất lượng giấc ngủ. 

Bên cạnh đó, vận động thường xuyên giúp kéo giãn cơ xương, tăng cường tuần hoàn máu và thúc đẩy cơ thể tiết ra nội tiết tăng trưởng. Các môn thể thao như bóng rổ, bơi lội, chạy bộ, nhảy dây là những môn cải thiện chiều cao hiệu quả cho trẻ.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học như ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên giúp trẻ cải thiện chiều cao hiệu quả. 

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng trưởng chiều cao. Việc xác định chính xác nguyên nhân là bước đầu tiên để có phương pháp điều trị hiệu quả. Ba mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp. Với sự chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ sớm hồi phục, phát triển khỏe mạnh và đạt được chiều cao lý tưởng khi trưởng thành.

FAQs

Khi nào trẻ ngừng phát triển chiều cao?

Trẻ có tăng chiều cao được hay không phụ thuộc vào sụn tăng trưởng ở hai đầu xương dài. Thông thường, khi 18 tuổi, sụn tăng trưởng sẽ dần cốt hóa nên chiều cao sẽ tăng rất chậm. Đến năm 20 tuổi, sụn tăng trưởng cốt hóa hoàn toàn, chiều cao sẽ ngừng tăng lên.

Trẻ nên khám sức khỏe bao lâu một lần?

Để có thể theo dõi tình hình phát triển và sức khỏe tổng thể của trẻ, ba mẹ nên để trẻ khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. 

Chiều cao trung bình của người Việt Nam là bao nhiêu?

Hiện nay, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam là 168,1cm, nữ giới là 156,2cm.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không dùng để tự chẩn đoán hay điều trị bệnh. Nếu gặp các vấn đề sức khỏe, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có chuyên môn cao.
Sản phẩm liên quan
Tin tức liên quan
Cam kết chính hãng
cam ket
NuBest Vietnam (Công ty TNHH NuBest) tự hào là đại diện nhập khẩu chính thức các sản phẩm của NuBest Inc Hoa Kỳ - đơn vị sở hữu và phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên Toàn Cầu có trụ sở tại Mỹ. Với mục tiêu mang đến người tiêu dùng Việt những sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng, an toàn với chi phí hợp lý, NuBest Vietnam đã tích cực chọn lọc những sản phẩm thiên nhiên, từ nguồn nguyên liệu sạch mang đến cho người tiêu dùng. Tất cả sản phẩm của NuBest Inc đều được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất Quốc tế cGMP, chứng nhận Organic bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Đặc biệt tất cả sản phẩm được phân phối tại Việt Nam đều được FDA Hoa Kỳ (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cấp phép lưu hành tự do tại Mỹ và đã được Bộ Y tế tại Việt Nam cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.