Thế nào là chân vòng kiềng?
Chân vòng kiềng là tên gọi của tình trạng chân bị cong ra ngoài. Khi hai chân khép sát, phần mắt cá và đầu gối không thể chạm vào nhau. Chân vòng kiềng còn có những tên gọi khác như chân khuỳnh, gối vẹo trong hay chân chữ O. Tại Việt Nam, tình trạng chân vòng kiềng khá phổ biến.
Người có chân vòng kiềng thường không được đánh giá cao về ngoại hình. Trong trường hợp nặng, chân vòng kiềng ảnh hưởng đến khả năng vận động và khiến các khớp chân dễ bị chấn thương.
Chân vòng kiềng có khớp gối hướng ra ngoài, xương chân cong
Chân vòng kiềng là tình trạng chân bị cong, đầu gối và mắt cá trong không chạm vào nhau khi khép sát hai chân.
Nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng
Tình trạng chân vòng kiềng có thể xuất hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là 3 lý do chính.
Bẩm sinh
Hầu hết trẻ đều có chân vòng kiềng trong những tháng đầu tiên sau sinh. Đây là kết quả từ tư thế của trẻ khi còn ở trong bào thaitử cung cộng thêm việc các cơ xương chưa phát triển đầy đủ. Chân vòng kiềng bẩm sinh sẽ tiếp tục duy trì cho đến khi trẻ 2 tuổi và đa phần cải thiện dần theo thời gian.
Ảnh hưởng của các loại bệnh lý
Sau 2 - 3 năm đầu đời, nếu tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ vẫn chuyển biến theo hướng xấu, có khả năng trẻ đang gặp một trong các vấn đề sức khỏe sau:
- Chứng loạn sản xương, loạn sản sụn. - Chấn thương, tổn thương xương. - Còi xương do thiếu hụt Vitamin D, Canxi, Phốt pho. - Bệnh Blount - bệnh vẹo trong xương chày. - Bệnh Paget khiến xương khó phục hồi.
Bạn có biết: Các bệnh lý ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Các nguyên nhân khác
Một vài lý do khác dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng có thể kể đến như:
- Ngộ độc chì, ngộ độc flo. - Điều trị sai cách khi gãy xương. - Suy dinh dưỡng.
Chân vòng kiềng có thể xuất hiện do bẩm sinh, ảnh hưởng từ các loại bệnh về xương hoặc nhiều nguyên nhân khác.
Chân vòng kiềng có cao được không?
Theo các chuyên gia, chân vòng kiềng có ảnh hưởng đến chiều cao không còn phụ thuộc vào nguyên nhân. Đối với tình trạng chân vòng kiềng cho bẩm sinh, chiều cao của trẻ gần như không bị tác động nếu được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt lành mạnh và rèn luyện thể chất đều đặn.
Chân vòng kiềng vẫn cao được nếu có cách chăm sóc can thiệp phù hợp
Tuy nhiên, đối với trẻ bị chân vòng kiềng do các loại bệnh lý, quá trình phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Với trẻ suy dinh dưỡng hay còi xương, việc thiếu các vi chất quan trọng không chỉ khiến trẻ khó cao lớn hơn mà thể chất của trẻ cũng bị hạn chế. Ba mẹ nên phát hiện tình trạng bệnh của trẻ sớm nhất có thể để có hướng cải thiện kịp thời.
Trẻ có chân vòng kiềng do bẩm sinh vẫn có thể cao lớn khỏe mạnh khi được chăm sóc tốt. Trong khi đó, chân vòng kiềng do các bệnh lý sẽ ảnh hưởng đến vóc dáng của trẻ và cần có sự can thiệp của bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao
Tác hại của chân vòng kiềng
Sau 3 tuổi, tình trạng chân vòng kiềng sẽ được cải thiện dần nếu trẻ được chăm sóc hợp lý. Tuy nhiên, nếu chân vòng kiềng tiếp tục phát triển xấu, bệnh lý này sẽ gây ra một số tác hại sau đối với cơ thể.
- Tăng áp lực lên các khớp: Hình dạng cong của chân khiến các khớp ở hông, đầu gối, cổ chân chịu áp lực lớn hơn. Điều này làm thân dưới dễ bị mỏi mệt và khó cử động hiệu quả.
- Làm biến dạng chân và hạn chế chiều cao: Chân vòng kiềng khiến chiều cao cơ thể thấp hơn mức có thể đạt được. Tình trạng này cũng khiến chân cử động không tự nhiên, làm cấu trúc xương bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Các vấn đề về khớp: Áp lực từ cơ thể lên các khớp ở chân vòng kiềng khiến tình trạng viêm khớp, lỏng khớp gối, chấn thương chân diễn ra thường xuyên hơn.
- Ảnh hưởng đến ngoại hình: Chân vòng kiềng khiến cơ thể thiếu cân đối. Việc lựa chọn trang phục cũng bị ảnh hưởng do cấu trúc xương chân khác với bình thường.
Chân vòng kiềng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngoại hình lẫn khả năng vận động. Các khớp ở chân chịu áp lực lớn nên dễ bị viêm, đau nhức, chấn thương.
Cách cải thiện chân vòng kiềng
Tùy vào mức độ và độ tuổi của trẻ, những biện pháp sau sẽ được áp dụng để trẻ có đôi chân khỏe mạnh hơn.
Các biện pháp điều trị chân vòng kiềng hiệu quả
Đeo nẹp định hình xương
Với trẻ trên 8 tuổi có chân vòng kiềng vì các loại bệnh lý, phương pháp này có thể được áp dụng. Nẹp định hình xương giảm áp lực lên xương đồng thời điều chỉnh sự phát triển của xương. Khi được sử dụng đều đặn trong thời gian dài, chân của trẻ sẽ được điều chỉnh thẳng trở lại.
Giảm cân
Trọng lượng cơ thể sẽ tạo sức ép lên xương chân và các khớp. Với trẻ bị béo phì hay thừa cân, áp lực lớn có thể làm tình trạng chân vòng kiềng chuyển biến xấu hơn. Do đó, cân nặng của trẻ nên được hạn chế ở mức cân đối. Lưu ý không để trẻ quá ốm vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Tập thể dục
Luyện tập thể dục thể thao đem đến 5 lợi ích lớn đối với hình thể của trẻ:
- Kích thích sản sinh nội tiết tố tăng trưởng hỗ trợ tăng chiều cao. - Cải thiện thể chất, tăng cường sức khỏe cơ bắp, giảm áp lực từ trọng lượng lên hệ xương và các khớp. - Điều chỉnh tư thế, hỗ trợ hệ xương phát triển lành mạnh. - Giảm cân nặng, hạn chế áp lực lên xương chân. - Tăng cường trao đổi chất, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Với chế độ luyện tập hợp lý, trẻ sẽ có thể chất khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Tình trạng chân vòng kiềng cũng sẽ chuyển biến theo hướng tốt hơn. Bên cạnh đó, tập thể dục, chơi thể thao là một cách hữu hiệu giúp trẻ nhanh chóng gia tăng chiều cao.
Luyện tập thể chất là cách hữu hiệu để cải thiện chân vòng kiềng
Gợi ý: Tổng hợp 11 môn thể thao tăng chiều cao hiệu quả nhanh chóng
Phẫu thuật
Với những trường hợp dị tật nặng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, việc can thiệp bằng phẫu thuật sẽ được cân nhắc áp dụng. Có hai phương pháp phẫu thuật được sử dụng phổ biến hiện nay:
- Cắt xương: Bác sĩ thực hiện cắt xương để điều chỉnh các khớp sau đó cố định lại xương ở vị trí mới. - Cấy ghép thiết bị kim loại: Phẫu thuật đặt tấm kim loại chuyên dụng vào chân để điều chỉnh sự phát triển của xương. Sau khoảng 12 tháng, tấm kim loại sẽ được lấy ra ngoài.
Tập thể dục, giảm cân, sử dụng công cụ chỉnh hình hoặc phẫu thuật là những cách phổ biến để điều trị chân vòng kiềng. Tùy vào tình trạng chân và độ tuổi, phương pháp phù hợp sẽ được áp dụng.
Gợi ý cải thiện chiều cao hiệu quả cho trẻ chân vòng kiềng
Đối với trẻ còn trong độ tuổi phát triển chiều cao và có tình trạng chân vòng kiềng không quá nghiêm trọng, bạn có thể hỗ trợ trẻ nâng cao vóc dáng và sức khỏe xương khớp thông qua những cách sau.
Cân bằng dinh dưỡng hàng ngày
Theo các nghiên cứu, dinh dưỡng có ảnh hưởng nhất đến chiều cao của trẻ, đồng thời là yếu tố không thể thiếu để thể chất trẻ phát triển toàn diện. Trong giai đoạn 0 - 19 tuổi, trẻ cần được ăn đủ bữa mỗi ngày, bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm động vật và thực vật. Lưu ý hạn chế cho trẻ ăn đồ đông lạnh chế biến sẵn, thức ăn chiên rán hay nước ngọt có gas vì các loại thực phẩm này không tốt cho trẻ.
Bổ sung dưỡng chất tốt cho xương khớp
Canxi, Vitamin D3, Vitamin K2, Phốt pho, Collagen thủy phân hỗ trợ phát triển hệ xương và khiến các khớp dẻo dai hơn. Với trẻ có chân vòng kiềng, bổ sung những dưỡng chất này kết hợp các biện pháp cải thiện phù hợp sẽ giúp trẻ có đôi chân dài khỏe mạnh, vóc dáng cao lớn cứng cáp.
Sản phẩm bổ sung dưỡng chất cải thiện chiều cao cho trẻ 3 - 18 tuổi
Để bổ sung các dưỡng chất trên, ba mẹ có thể cho trẻ uống sữa tăng chiều cao NuBest Tall 6 trong 1. Với công thức độc quyền dành riêng cho trẻ em Việt nam, sản phẩm cung cấp cho trẻ hàm lượng dưỡng chất tối ưu để phát triển xương khớp. Mỗi khẩu phần sữa còn chứa hơn 30+ dưỡng chất khác cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, nâng cao đề kháng, tăng cường trí não và thị lực đồng thời bổ sung nguồn năng lượng dồi dào.
Sinh hoạt lành mạnh
Để cao khỏe mỗi ngày, trẻ nên tránh xa các chất gây hại như thuốc lá, bia, rượu… Không gian sống của trẻ cần sạch sẽ, thoáng khí, ít bụi bẩn vi khuẩn. Hàng tuần, trẻ nên được vận động từ 3 - 5 lần, mỗi lần 30 - 60 phút để cải thiện tình trạng thể chất. Trẻ cũng cần được ngủ sớm trước 22h và ngủ đủ giấc để cơ thể có điều kiện phát triển tốt nhất.
Để trẻ chân vòng kiềng vẫn có thể cao khỏe bình thường, ba mẹ nên bổ sung dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ sinh hoạt lành mạnh và thường xuyên vận động thể chất.
Chân vòng kiềng có cao được không - câu trả là là được. Tình trạng trẻ có chân vòng kiềng đôi khi nằm ngoài mong muốn nhưng vẫn xử lý được nếu có sự can thiệp kịp thời, chế độ luyện tập đều đặn, lịch sinh hoạt khoa học và dinh dưỡng phù hợp. Qua những nội dung trên, hy vọng bạn đã biết cách để chăm sóc trẻ tốt hơn.
FAQs
Chân vòng kiềng thì phải làm sao?
Tùy vào mức độ và độ tuổi, chân vòng kiềng có thể được điều trị bằng cách luyện tập thể chất, sử dụng nẹp cố định hoặc phẫu thuật.
Trẻ bị chân vòng kiềng do đâu?
Nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng có thể là do bẩm sinh, còi xương, suy dinh dưỡng, chất thương, bệnh Blount, bệnh Paget, chứng loạn sản xương. Tùy nguyên nhân mà sẽ có cách điều trị phù hợp.
Chân thế nào là thẳng?
Đôi chân thẳng khi khép vào thì phần bắp chân, mắt cá, khớp ngón cái của hai chân sẽ chạm vào nhau. Ngoài ra, hai đầu gối và cẳng chân sẽ song song với nhau.