Dấu hiệu và độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ở nam
Tùy vào giới tính mà độ tuổi ngừng tăng chiều cao và các dấu hiệu nhận biết sẽ có sự khác biệt. Đối với nam giới, quãng thời gian để trẻ cao lên dài hơn nữ giới và sẽ dần kết thúc khi cơ thể phát triển hoàn thiện.
Những dấu hiệu và độ tuổi nam giới ngừng phát triển chiều cao
Nam bao nhiêu tuổi hết cao?
Nam giới đạt vóc dáng tối đa và ngừng cao thêm ở khoảng 18 - 20 tuổi. Chỉ một số ít trường hợp dậy thì muộn, người ngoài 20 vẫn sẽ cao thêm trong 1 - 2 năm với mức tăng không đáng kể.
Thời điểm kết thúc phát triển chiều cao cũng có thể diễn ra ở độ tuổi 16 - 18. Nguyên nhân dẫn đến điều này phần lớn là do trẻ kết thúc giai đoạn dậy thì sớm, các đầu sụn cốt hóa dần dẫn đến xương không dài thêm nữa.
6 dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam
Để dự đoán trước thời điểm trẻ ngừng cao lên, ba mẹ có thể dựa trên các dấu hiệu sau đây:
- Mức tăng chiều cao của trẻ hàng năm giảm dần, trẻ không cao lên trong 6 tháng gần nhất.
- Lông và râu phát triển như người trưởng thành.
- Bộ phận sinh dục phát triển hoàn thiện.
- Kích thước bàn chân không còn tăng lên.
- Tuổi xương đo được cho kết quả trên 18 tuổi.
- Hình chụp x-quang cho thấy sụn ở đầu xương đã dần cốt hóa.
Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ở nam trung bình khoảng 18 - 20 tuổi. Các dấu hiệu có thể dễ dàng nhận thấy gồm: kích thước chân ngừng tăng lên, trẻ mọc râu và lông, bộ phận sinh dục hoàn thiện, sụn đầu xương cốt hóa.
3 giai đoạn phát triển chiều cao của nam và nữ
Trước khi đến độ tuổi không còn gia tăng chiều cao, cơ thể của nam lẫn nữ giới đều trải qua 3 giai đoạn vàng cải thiện vóc dáng. Các giai đoạn này trải dài trong những năm đầu đời và là một phần của quá trình phát triển tự nhiên.
Trong quá trình phát triển tự nhiên có 3 giai đoạn chiều cao cải thiện mạnh mẽ
Giai đoạn bào thai
Khi còn trong bụng mẹ, trẻ sẽ dần hình thành hệ xương. Bổ sung dinh dưỡng phù hợp giúp trẻ có xương chắc khỏe ngay từ lúc chưa ra đời, tạo tiền đề để trẻ cao lớn nhanh trong những giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 1000 ngày đầu tiên
Diễn ra trong ba năm đầu đời của trẻ. Lúc này, cơ thể trẻ có sự thay đổi rõ rệt về chiều cao lẫn cân nặng theo từng năm. Với chế độ chăm sóc tốt, trẻ sẽ cao thêm 25cm khi 1 tuổi và tiếp tục tăng trung bình 10cm/năm trong hai năm tiếp theo.
Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì
Chiều cao của trẻ tiếp tục tăng khoảng 5 - 7cm mỗi năm. Trong giai đoạn này, mật độ xương ngày một cải thiện để trẻ có hệ xương cứng chắc.
Dậy thì bắt đầu ở tuổi 10 - 14 với nam và 9 - 13 với nữ. Giai đoạn dậy thì kéo dài từ 2 - 5 năm. Tốc độ tăng trưởng ở dậy thì rất mạnh mẽ đồng thời các cơ quan trong cơ thể cũng phát triển để trẻ trưởng thành hoàn toàn. Sau khi kết thúc giai đoạn dậy thì, chiều cao của trẻ tăng chậm trong vài năm tiếp theo và đa phần dừng hẳn ở tuổi 20.
Từ 0 - 19 tuổi là khoảng thời gian duy nhất để tăng chiều cao tự nhiên, trong đó 3 giai đoạn vàng trên là thời điểm quan trọng trẻ cần được quan tâm nhất để cải thiện vóc dáng tối ưu.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao
Theo các nghiên cứu khoa học, chiều cao của trẻ sẽ bị tác động bởi các yếu tố sau.
- Gen di truyền: 23%.
- Dinh dưỡng: 32%.
- Rèn luyện thể chất: 20%.
- Yếu tố khác (môi trường, giấc ngủ): 25%.
Những yếu tố chính tác động đến sự phát triển chiều cao
Có thể thấy, gen di truyền không quyết định phần lớn chiều cao của trẻ. Yếu tố này chỉ chiếm 23%. Trong khi đó, những yếu tố có thể tác động lên đến 77%, bao gồm dinh dưỡng, luyện tập thể chất, môi trường, giấc ngủ. Như vậy, dù chiều cao của bản thân thế nào thì ba mẹ vẫn có thể giúp con cao hơn thông qua các phương pháp phù hợp.
Những yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều cao (theo thứ tự giảm dần) bao gồm: dinh dưỡng, gen di truyền, rèn luyện thể chất, yếu tố khác (môi trường, giấc ngủ). Trong đó, trừ gen di truyền thì mọi yếu tố còn lại đều có thể tác động dễ dàng.
Cách tăng chiều cao hiệu quả đối với nam
Dựa trên các yếu tố tác động chiều cao và thể chất của nam giới, NuBest Vietnam đưa ra 5 gợi ý hỗ trợ cải thiện chiều cao sau. Thực hiện các phương pháp này đều đặn với sự điều chỉnh phù hợp theo từng độ tuổi sẽ giúp trẻ cao lớn khỏe mạnh an toàn.
Thực đơn giàu dinh dưỡng
Theo khuyến nghị từ chuyên gia, thực đơn hàng ngày của trẻ cần có đa dạng dưỡng chất thuộc 4 nhóm chất chính là:
- Tinh bột.
- Đạm.
- Chất béo.
- Vitamin và khoáng chất.
Trẻ nên hạn chế ăn các món chiên rán hay thức ăn nhiều đường. Dầu mỡ khiến trẻ dễ bị béo phì, thừa cân. Trong khi đó, đồ ngọt làm ức chế quá trình phát triển của hệ xương.
Ngoài ra, trẻ nên được bổ sung thêm chất xơ để cải thiện tiêu hóa. Mỗi ngày, trẻ cần uống đủ nước để các hoạt động trong cơ thể diễn ra suôn sẻ. Lượng nước cần uống sẽ bằng 0,03l nhân với cân nặng của trẻ.
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng nhất trong phát triển chiều cao và thể chất
Tập thể dục thể thao
Với nam giới, các môn thể thao vận động toàn thân cường độ cao như bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, bơi lội… có thể hỗ trợ cải thiện chiều cao rất hiệu quả. Khi đến tuổi dậy thì, các bạn trẻ có thể tập thêm những bài rèn luyện thể hình như đu xà đơn, gập bụng, hít đất… để cơ bắp phát triển khỏe mạnh, kéo giãn xương khớp.
Thời gian luyện tập hợp lý nên từ 30 - 60 phút/ngày. Có thể ưu tiên hoạt động ngoài trời vào sáng sớm hoặc buổi chiều để tổng hợp thêm Vitamin D cần thiết cho xương.
Tránh tiếp xúc các chất độc hại
Thuốc lá, rượu, bia, cà phê, trà… có chứa những chất kích thích và thành phần không tốt với trẻ ở độ tuổi phát triển. Ba mẹ nên tránh cho con sử dụng trực tiếp lẫn gián tiếp các loại sản phẩm này.
Nước ngọt có gas là thức uống mà trẻ yêu thích. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã kết luận rằng các loại nước ngọt có gas dẫn đến loãng xương và béo phì. Thức uống này cần được hạn chế tối đa để hệ xương của trẻ không bị tác động.
Uống sữa tăng chiều cao
Để bổ sung thêm dinh dưỡng, ba mẹ có thể cho con sử dụng sữa tăng chiều cao NuBest Tall 6 trong 1. Sản phẩm được chứng nhận bởi FDA Hoa Kỳ này chứa hơn 30 dưỡng chất có lợi cho cơ thể của trẻ, hỗ trợ phát triển xương và gia tăng chiều cao. Ngoài ra, những thành phần có trong sữa cũng hỗ trợ trẻ có tiêu hóa khỏe, miễn dịch tốt, nâng cao đề kháng, cải thiện trí não và bổ sung năng lượng dồi dào. Chỉ một ly sữa mỗi ngày, con có đủ dinh dưỡng cần thiết cho cả ngày dài. Để được tư vấn thêm về sản phẩm, ba mẹ liên hệ với NuBest Vietnam ngay nhé.
Sữa tăng chiều cao NuBest Tall 6 trong 1 dành cho độ tuổi 3 - 18
Nghỉ ngơi đầy đủ và đúng giờ
Các nghiên cứu cho thấy cơ thể sản sinh nội tiết tố tăng trưởng nhiều nhất trong giấc ngủ buổi tối. Loại nội tiết tố này có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của hệ xương, thúc đẩy xương dài ra và tăng độ chắc khỏe. Để tránh lãng phí nguồn “tài nguyên” này, trẻ nên đi ngủ trước 22h đêm mỗi ngày và ngủ đủ thời gian cần thiết.
Chỉnh sửa tư thế
Trong độ tuổi phát triển, những thói quen hình thể xấu có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương. Ba mẹ cần hướng dẫn trẻ cách đứng, ngồi, nằm đúng. Lưu ý giữ cho cổ và lưng trẻ luôn thẳng, trọng tâm cơ thể cân bằng, xương chậu không bị lệch.
Đối với nam giới, để phát triển chiều cao hiệu quả cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, thời gian luyện tập thể chất và nghỉ ngơi cân bằng, tư thế cơ thể chuẩn và quan trọng là tránh xa các chất độc hại không tốt cho cơ thể.
Trên đây là 6 dấu hiệu và độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ở nam, kèm theo đó là thông tin về cách để cải thiện vóc dáng hiệu quả dành cho nam giới. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ ngay với NuBest Vietnam nhé.
FAQs
Nam cao bao nhiêu là chuẩn?
Theo WHO, nam giới nên có chiều cao chuẩn từ 176,5cm ở độ tuổi trưởng thành.
Con trai bao nhiêu tuổi hết dậy thì?
Nam giới bắt đầu dậy thì từ 10 - 14 tuổi. Quá trình dậy thì kéo dài từ 2 - 5 năm tùy từng cá nhân. Như vậy, thời gian kết thúc dậy thì sẽ khoảng 16 - 18 tuổi.
Nam 20 tuổi còn cao được không?
Phần lớn nam giới trên 20 tuổi sẽ không còn cao được nữa. Tuy nhiên, với một số trường hợp dậy thì muộn thì chiều cao sẽ tiếp tục tăng trong 1 - 2 năm nhưng với mức cải thiện không đáng kể.