Bệnh lý nào ảnh hưởng đến phát triển xương và sụn?

Created at 14/05/2024 | Written by NuBest Vietnam

Tình trạng sức khoẻ và sự phát triển chiều cao của trẻ có mối liên hệ mật thiết. Nếu trẻ có miễn dịch yếu hay bị bệnh bẩm sinh có thể không đạt được chiều cao lý tưởng. Vậy những bệnh lý nào ảnh hưởng đến phát triển xương và sụn, tác động xấu đến chiều cao. Làm thế nào để giúp con đạt được chiều cao chuẩn theo tuổi? Giải đáp những băn khoăn này trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé. 

Các bệnh lý ảnh hưởng đến phát triển xương và sụn

Quá trình phát triển xương và sụn có thể bị ảnh hưởng nếu trẻ mắc phải một trong các bệnh lý dưới đây:

Rối loạn di truyền:

Nhiều loại rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển xương và sụn, chiều cao của trẻ. Nổi bật là những loại rối loạn sau đây:

- Loạn sản xương sụn: Đột biến gen FGFR3 khiến cơ thể không sản xuất ra protein phục vụ cho sự phát triển sụn và xương, sụn không thể chuyển hoá thành xương. Xương của trẻ bị đột biến loạn sản xương sụn rất yếu, dễ gãy và biến dạng.

Đột biến gen FGFR3 gây ra bệnh loạn sản xương sụn
Đột biến gen FGFR3 gây ra bệnh loạn sản xương sụn

- Chứng lùn tuyến yên: Rối loạn di truyền này do sự rối loạn chuyển hóa tế bào trong gen gây ra suy tuyến yên. Tuyến yên sản xuất ra quá ít hormone tăng trưởng khiến xương không thể phát triển được. Thiếu hụt hormone tăng trưởng, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và chiều cao.

- Rối loạn nhiễm sắc thể: Số lượng nhiễm sắc thể (NST) hay sự phân cặp NST không đúng trình tự khiến sự phát triển của cơ thể bị ảnh hưởng. Xương của trẻ có thể bị dị dạng, cấu trúc không bình thường khiến vóc dáng của trẻ khác biệt với bạn bè cùng tuổi.

Rối loạn dinh dưỡng:

Thiếu hụt dinh dưỡng hay bổ sung dinh dưỡng bất hợp lý cũng gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của xương và sụn.

- Còi xương: Trẻ bị còi xương thường do thiếu vitamin D và canxi. Nếu canxi là thành phần chính trong cấu trúc xương, duy trì mật độ xương chắc khỏe thì vitamin D có chức năng hỗ trợ xương hấp thụ canxi tốt. Khi không được bổ sung đủ canxi và vitamin D thì xương lúc này mềm, yếu và dễ gãy, đặc biệt ở trẻ em.

Thiếu hụt dinh dưỡng khiến trẻ còi xương, chậm lớn
Thiếu hụt dinh dưỡng khiến trẻ còi xương, chậm lớn

- Loãng xương: Bệnh loãng xương thường gặp ở người lớn tuổi do ảnh hưởng của lão hoá tự nhiên. Người bị bệnh này thường có mật độ xương giảm, khiến xương giòn và dễ gãy. Người trẻ ăn uống thiếu chất, ít vận động cũng có nguy cơ bị loãng xương.

Bệnh lý sụn khớp:

Một vài căn bệnh sụn khớp cũng ảnh hưởng đến sự phát triển sụn và xương:

- Viêm xương khớp: Bệnh xuất hiện khi các mô trong khớp bị phá vỡ, thường gặp ở người lớn tuổi. Khớp bị viêm và thoái hóa sụn khớp, dẫn đến đau nhức, cứng khớp và hạn chế vận động. Các khớp ở bàn tay, đầu gối, cổ, thắt lưng… là những vùng dễ bị viêm xương khớp. Bệnh khiến người bệnh đau khi vận động. Nếu nghỉ ngơi lại gặp tình trạng cứng khớp. Sụn và xương phát triển bất thường là yếu tố nguy cơ khiến người trẻ bị viêm xương khớp.

- Hoạt tử xương sụn vô khuẩn: Đây là một dạng tổn thương sụn khớp do thiếu máu nuôi dưỡng, thường gặp ở thanh thiếu niên. Các tế bào xương và tuỷ xương bị hoại tử do thiếu máu và dinh dưỡng. Bệnh xảy ra ở những người bị chấn thương, gãy xương, người trẻ nghiện rượu hoặc lạm dụng corticoid, tắc mạch tự phát…

Bệnh lý khác:

Một số bệnh lý khác cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển xương và sụn:

- Ung thư xương: Bệnh xảy ra khi xương xuất hiện một khối u bất thường. Khối u này hình thành tư tế bào tạo xương, tế bào tạo sụn và tế bào liên kết của mô xương. Bệnh có khả năng di truyền, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng của xương.

Khối u bất thường khiến xương bị tổn thương
Khối u bất thường khiến xương bị tổn thương

- Rối loạn nội tiết tố: Hệ nội tiết bị rối loạn khiến quá trình sản xuất các hormone điều khiến sự phát triển của sụn và xương bị ảnh hưởng. Ví dụ như bệnh tuyến giáp, có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa xương và mật độ xương. Rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng đến sụn và xương có thể do di truyền hay hệ quả sau một tai nạn, chấn thương.

Biểu hiện của các bệnh lý ảnh hưởng đến phát triển xương và sụn

Mỗi bệnh lý sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Nhưng nhìn chung người mắc phải các bệnh ảnh hưởng đến phát triển xương và sụn thường có những đặc điểm sau đây:

- Trẻ em chậm phát triển chiều cao: Bất thường trong quá trình phát triển xương và sụn khiến chiều cao tăng trưởng kém, vóc dáng của trẻ thấp hơn so với chuẩn độ tuổi và không đạt được chiều cao chuẩn khi trưởng thành.

- Xương yếu, dễ gãy: Mật độ xương kém do quá trình tích luỹ khoáng chất tại xương, tạo xương không thể diễn ra bình thường. Xương rất yếu, dễ gãy. Chỉ một va chạm hay tác động nhỏ cũng có thể làm hệ xương bị tổn thương nghiêm trọng.

- Đau nhức xương khớp: Trẻ bị các bệnh xương và sụn thường bị đau nhức xương khớp do hệ xương phát triển bất thường, có khối u hay mật độ xương quá thấp. Các cơn đau dai dẳng kéo dài, nhất là về đêm và thời tiết chuyển lạnh gây khó khăn trong sinh hoạt.

Bệnh lý về xương khiến trẻ đau nhức
Bệnh lý về xương khiến trẻ đau nhức

- Khớp bị cứng, vận động khó khăn: Sụn và xương phát triển bất thường do thiếu chất hoặc mô xương bị tổn thương khiến khớp bị cứng, gây khó khăn trong vận động, làm việc. Dù đã nghỉ ngơi không vận động thì vẫn xảy ra tình trạng đau nhức.

- Biến dạng xương: Xương có thể bị biến dạng, thường gặp nhất là xương cột sống và xương đầu gối khiến hình dạng xương bất thường. Điều này vừa khiến vóc dáng cơ thể mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.

Phòng ngừa các bệnh lý ảnh hưởng đến phát triển xương và sụn

Phòng ngừa và khắc phục các bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển sụn và xương có ý nghĩa quan trọng đối với sức khoẻ và sự phát triển chiều cao của trẻ nhỏ. Do đó, các bạn có thể tham khảo một số phương pháp chăm sóc sức khỏe xương khớp hiệu quả sau:

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống hằng ngày cần có sự đa dạng về thực phẩm cũng như giá trị dinh dưỡng nếu muốn có hệ xương khớp chắc khỏe đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh sụn và xương. Đặc biệt chú ý bổ sung đủ nhu cầu canxi, vitamin D, kẽm, magie, phốt pho, protein… vì đây là các dưỡng chất ảnh hưởng đến quá trình tạo xương và mật độ xương.  Các bạn nên cho con ăn 4-5 bữa/ngày hoặc thậm chí là 6 bữa để đảm bảo dinh dưỡng cho hệ xương. Tuy nhiên, cần hạn chế các món nhiều dầu mỡ, tinh bột, không lạm dụng gia vị như đường và muối vì nó có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.

Tập thể dục thường xuyên

Để có hệ xương dẻo dai, linh hoạt, các bạn cần hướng dẫn con cái tập luyện thể dục thể thao đúng cách hằng ngày. Thời gian vận động nên đạt từ 30 - 60 phút tuỳ vào độ tuổi và thể trạng của con. Cha mẹ có thể tạo điều kiện cho trẻ tập luyện các môn thể thao thiên về bật nhảy hoặc kéo dãn sẽ kích thích hệ xương hiệu quả hơn như bơi, nhảy dây, yoga, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông…Trước khi vận động nên dạy trẻ khởi động thật kỹ để làm nóng cơ thể, giám sát trẻ trong quá trình vận động (nếu trẻ còn nhỏ) và bổ sung nước trước, trong và sau khi vận động để bù nước.

Tập thể dục rất có lợi cho sự phát triển chiều cao của trẻ
Tập thể dục rất có lợi cho sự phát triển chiều cao của trẻ

Tránh chấn thương

Trong học tập, vận động, sinh hoạt hằng ngày nên có ý thức bảo vệ cơ thể, tránh bị té ngã, tai nạn dẫn đến chấn thương. Nếu xảy ra chấn thương xương khớp, không nên tự điều trị tại nhà mà cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách. Nhiều trường hợp xương bị hoại tử dẫn đến tháo khớp, cắt chi do điều trị sai cách.

Khám sức khỏe định kỳ

Định kỳ từ 3-6 tháng, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám sức khỏe, kiểm tra chiều cao cân nặng, thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định. Việc thăm khám giúp cha mẹ biết được con đã phát triển đạt chuẩn hay chưa, có nguy cơ sức khỏe nào hay không, triển khai điều trị kịp thời nhằm giảm rủi ro biến chứng. Để kiểm tra tình trạng xương sụn, cha mẹ có thể cho con chụp X-quang xương và thực hiện xét nghiệm máu. Từ kết quả, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ phù hợp để đảm bảo chiều cao tăng trưởng tốt và kiểm soát tình trạng bệnh nếu có.

Một số bệnh lý ảnh hưởng đến phát triển xương và sụn có thể khiến trẻ thấp lùn. Nếu con bạn có chiều cao hiện tại thấp hơn chuẩn kèm theo nhiều dấu hiệu sức khỏe bất thường, các bạn nên cho đến cơ sở y tế thăm khám sức khoẻ để xác định con có đang bị bệnh lý nào khiến chiều cao chậm phát triển. Phát hiện và điều trị sớm sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và sự phát triển chiều cao của trẻ.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không dùng để tự chẩn đoán hay điều trị bệnh. Nếu gặp các vấn đề sức khỏe, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có chuyên môn cao.
Tin tức liên quan
Cam kết chính hãng
cam ket
NuBest Vietnam (Công ty TNHH NuBest) tự hào là đại diện nhập khẩu chính thức các sản phẩm của NuBest Inc Hoa Kỳ - đơn vị sở hữu và phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên Toàn Cầu có trụ sở tại Mỹ. Với mục tiêu mang đến người tiêu dùng Việt những sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng, an toàn với chi phí hợp lý, NuBest Vietnam đã tích cực chọn lọc những sản phẩm thiên nhiên, từ nguồn nguyên liệu sạch mang đến cho người tiêu dùng. Tất cả sản phẩm của NuBest Inc đều được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất Quốc tế cGMP, chứng nhận Organic bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Đặc biệt tất cả sản phẩm được phân phối tại Việt Nam đều được FDA Hoa Kỳ (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cấp phép lưu hành tự do tại Mỹ và đã được Bộ Y tế tại Việt Nam cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.